Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển đồng tháp PGD sa đéc (Trang 56 - 58)

I .Doanh nghiệp nhà nước

3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng

3.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngồi là việc khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu hồi ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ này là:

3.2.2.1 Đối với khách hàng là cá nhân.

Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:

 Thu nhập không ổn định

 Bị sa thải, thất nghiệp

 Hỏa hoạn, lũ lụt

 Hồn cảnh gia đình khó khăn

 Sử dụng vốn sai mục đích

 Thiếu năng lực pháp lý

3.2.1.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau :

 Người lãnh đạo đơn vị vay vốn khơng có trình độ chun mơn, thiếu năng lực

quản lí.

 Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.

 Sử dụng vốn vay sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

 Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ.

 Chính sách Nhà Nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

 Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.

 Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp.

 Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, động đất, cơng nhân đình cơng…

3.2.2 Ngun nhân từ phía ngân hàng.

Bản thân ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm:

 Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các

 Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an tồn (vì chấp

và cầm cố, cho vay khống…ví dụ: cho khách hàng vay quá 15% vốn tự của ngân hàng), thiếu tài sản thế chấp

 Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực.

 Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng.

3.2.3 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan.

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được.Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Ở Thai Lan, thực tế vào năm 1997 khi khủng hoảng xảy ra làm cho các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, từ đó dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh.

Ở thời kì lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kì này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kì này người vay tiền càng có lợi nên họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển đồng tháp PGD sa đéc (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)