.Kỹ thuật phân tích

Một phần của tài liệu Tiểu luận bằng chứng kiểm toán và các vấn đề liên quan (Trang 30 - 32)

- Khái niệm: Là sự đánh giá các thơng tin tài chính của đơn vị thơng qua việc

nghiên cứu mối quan hệ giữa các thơng tin tài chính với nhau và với các thơng tin phi tài chính.

Thu thập bằng chứng từ quy trình phân tích chia làm 3 loại : - Kiểm tra tính hợp lý: thường bao gồm những so sánh cơ bản như:

+So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán: Là cơ sở để đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động.Theo đó KTV có thể thấy được sai sót trong BCTC hoặc những biến động lớn về SXKD cần xem xét thẩm định. Ví dụ: sự chênh lệch quá lớn giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giữa giá trị thực tế với kế hoạch,….

+So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình qn ngành: Thơng thường, trong phạm vi nhất định các chỉ tiêu của đơn vị được kiểm tốn có sự tương đồng với các chỉ tiêu về mức lợi nhuận, hệ số quay vòng vốn, HTK. Nguốn gốc từ bên ngồi của số liệu ngành làm cho nó trở thành một thước đo tin cậy hơn là so sánh đơn thuần với số dự toán hoặc các tiêu chuẩn do đơn vị kiểm toán đặt ra.

Tuy nhiên, chỉ tiêu ngành thường là các chỉ tiêu trung bình và dựa trên một phạm vi rộng , chứa đựng những yếu tố không đồng đều giữa các đơn vị, Do đó, so sánh với các chỉ tiêu của ngành khơng thể kết luận hồn tồn được, cần phải phân tích và giải thích cẩn thận các yếu tố thuộc về quy mô, cách thức tổ chức quản lý, phương pháp hạch toán khác nhau giữa các đơn vị trong ngành.

+Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thơng tin tài chính và thơng tin phi tài

chính.Trên cơ sở kỹ thuật phân tích, KTV phát hiện những vấn đề khơng hợp lý, khơng bình thường hoặc những vấn đề , những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất.

+So sánh số liệu của đơn vị được kiểm tốn với ước tính của KTV.

- Phân tích xu hướng:

+ Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản hay nghiệp vụ. Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng bằng cách so sánh thơng tin tài chính kỳ này so với kỳ trước hay so sánh thơng tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm làm phát hiện những biến động bất thường để tập trung kiểm tra, xem xét.

- Phân tích tỷ suất:

+ Là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc loại hình nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một cơng ty nào đó với cơng tu khác trong cùng một tập đồn hay cùng một ngành. Thơng thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó. Trong loại hình phân tích nêu trên, KTV kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ liệu hoạt động, các dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này. Do đó mức độ chính xác hay đáng tin của bằng chứng kiểm tốn thu được khi kiểm tra tính hợp lý được xem là cao nhất. Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấp thơng tin có giá trị. Phân tích xu hướng được xem là cung cấp thơng tin có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này dùng nhiều các số liệu của quá khứ. Tuy nhiên, nếu có cả sự phân tích lùi thì các bằng chứng kiểm tốn tập hợp được trở nên có ý nghĩa hơn.

Khi sử dụng kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán KTV cần giải quyết 4 vấn đề sau:

-Thứ nhất là chọn loại hình phân tích phù hợp.

-Thứ hai là đưa ra mơ hình dự đốn những số liệu tài chính hay những xu hướng hoặc tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động.

-Thứ tư là sử dụng các đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu được.

Ưu điểm:

-Tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian.

-Chi phí của kiểm tốn thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế tốn, giúp KTV đánh giá được tổng thể mà khơng bị sao vào các nghiệp vụ cụ thể.

-Thủ tục phân tích do đó được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm tốn tài chính và được xem là rất hữu ích.

Nhược điểm:

Nhược điểm của kỹ thuật này là chỉ áp dụng được các thơng tin có thể so sánh được , tức là các chỉ tiêu khoản mục có cùng nội dung và phương pháp tính. Ngồi ra khơng thể xác định được chính xác ảnh hưởng của các tác động do hoạt động khác hoặc môi trường của đơn vị vượt ra khỏi thời điểm so sánh.

Do đó, khi áp dụng kỹ thuật này KTV cần lưu ý một số điểm sau:

- Một là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được so sánh: Việc phân tích sẽ khơng có ý nghĩa

nếu các chỉ tiêu khơng có mối liên hệ với nhau. Ngoài ra, kỹ thuật này chỉ áp dụng với các chỉ tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp tính.

- Hai là: Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, KTV không thể sử dụng kỹ

thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng kiểm tốn thích hợp.

-Ba là: Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng trong phân tích và nên kết hợp nhiều kỹ thuật khác.

- Bốn là: Đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm nếu KTV thiểu hiểu biết về những

mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Tiểu luận bằng chứng kiểm toán và các vấn đề liên quan (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)