Chương 1 Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức
2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát
2.4.3. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh
doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật hay EU thường phải chú trọng đến chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh của sản phẩm. Trong đó, CHLB Đức cũng là mợt thị trường khó tính trong EU nên vấn đề này rất được xem trọng.
Hàng nông, lâm, thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường lớn như CHLB Đức bắt buộc phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu ni trồng, chế biến đến vận chủn và có đầy đủ các trang thiết bị kiểm dịch theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành nếu không xử lý tận gốc vấn đề quy hoạch vùng sản xuất, quy trình thu hoạch, chế biến các nơng hải sản, rau quả x́t khẩu thì các doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị trường nơng,
lâm, thủy sản thế giới. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến x́t khẩu nhưng vẫn cịn mợt sớ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản coi nhẹ khâu kiểm dịch về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy đã tự làm mất uy tín của chính mình và của sản phẩm Việt nói chung. Hơn nữa, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang CHLB Đức còn phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh… do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là nâng cao khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp, tránh trường hợp hàng hóa bị vị phạm tiêu chuẩn và có thể ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp và quốc gia, dẫn tới các lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Ngoài ra, quan hệ đầu tư với các đới tác CHLB Đức cịn mở ra và thúc đẩy cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) không chỉ hy vọng vào sự chuyển giao công nghệ trực tiếp từ các đới tác mà cịn là gián tiếp. Lý do là vì, khi các doanh nghiệp, tập đoàn đến từ CHLB Đức đầu tư sản xuất kinh doanh chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước bạn.