Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 41 - 43)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 201 2 2013 2014 TH T H % tăng trưởng so với 2010 T H % tăng trưởng so với 2011 T H % tăng trưởng so với 2012 T H % tăng trưởng so với 2013 Tổng tài sản 59.807 82.818 38% 102.576 24% 121.264 18% 163.241 34,6% Nguồn vốn huy động 48.719 71.059 46% 91.372 29% 104.642 14,5% 147.117 40,1%

Dư nợ cho vay 25.324 29.184 15% 36.903 26% 52.474 42% 78.379 49,4%

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,20% 1,82% 52% 2,72% 49% 2.81% 3% 2,54% 0.0

Lợi nhuận trước thuế

663 1.064 60% 853 -20% 1.354 59% 1.608 18,7%

Vốn điều lệ 4.000 5.050 26% 5.770 14,3% 5.770 0.0 6.347 10%

Vốn chủ sở hữu 5.204 5.996 15% 6.737 12% 7.727 15% 8.980 16,2%

Tỷ suất lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu bình qn (ROE)

22,65% 16.36% -28% 11% -33% 14% 28% 15% 0.9%

Nhìn chung, trong năm năm qua, VPbank đã có được sự phát triển mạnh mẽ về các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Cụ thể:

 Về chỉ tiêu tổng tài sản: Bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của VPBank không

ngừng gia tăng qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng cũng tăng lên tương ứng. Nếu như năm 2010 tổng tài sản là 59.807 tỷ VNĐ thì đến năm 2014 tổng tài sản là 163.241 tỷ VNĐ (tăng gần gấp 3 lần); tốc độ tăng bình quân hàng năm là từ 18%/năm đến 38%/năm. Điều này thể hiện được sự mở rộng quy mô và phát triển khơng ngừng của VPBank.

 Về tình hình huy động vốn: Mặc dù trong giai đoạn 2012-2013 VPbank gặp khá nhiều khó khăn trong huy động vốn, nhưng nhờ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng cũng như các tiện ích vượt trội cho khách hàng, tổng nguồn vốn huy động của VPBank vẫn giữ ổn định và tăng trưởng tốt qua các năm. Cụ thể, đến cuối năm 2014 tổng huy động vốn VPBank đạt 147.117 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ 2013.

 Về hoạt động cho vay: Có thể thấy tình hình cho vay của VPBank cũng gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn 2010-2011, đây là giai đoạn mà diễn biến lãi suất và thanh khoản trên thị trường vẫn tiếp tục căng thẳng, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhiều ngân hàng đã phải dừng cho vay. Tuy nhiên, nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế cịn khó khăn, dư nợ cho vay của VPBank vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ qua các năm. Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay VPBank là 25.324 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014 dư nợ cho vay đạt 78.379 tỷ đồng, dư nợ cho vay đều tăng trưởng qua các năm từ 15%/năm đến hơn 49%/năm.

 Về lợi nhuận trước thuế: Có thể thấy lợi nhuận trước thuế của VPBank trong năm 2012 (853 tỷ VND) có phần sụt giảm so với năm 2011 (1064 tỷ VND), tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì mức lợi nhuận như trên là đáng khích lệ. Vượt qua giai đoạn đó, từ năm 2013, lợi nhuận trước thuế của VPBank luôn tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2013 là 1354 tỷ VND, năm

2014 là 1608 tỷ VND, tỷ lệ tăng trưởng từ 18% đến 59%. Kết quả lợi nhuận đạt được giúp VPBank tiếp tục củng cố vị trí nằm trong nhóm các ngân hàng có lợi nhuận cao hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của VPBank

2.2.1. Hoạt động tín dụng của VPBank

Cơ cấu tín dụng theo kì hạn

Trong giai đoạn 2010-2012, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 60%) trong các kỳ hạn cho vay của VPBank. Tỷ trọng cho vay dài hạn có xu hướng giảm xuống, đến thời điểm cuối năm 2012, cho vay dài hạn chỉ chiếm 10,69% tổng cho vay khách hàng của VPBank. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế khó khăn thì cho vay ngắn hạn có lợi hơn cho vay trung, dài hạn bởi khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay các kỳ hạn khác nhau không đáng kể, trong khi cho vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh hơn, và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh.

Tuy nhiên, vì nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lưu động, trong khi nguồn vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài. Cho vay trung dài hạn quá thấp, đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế khó có thể như mong muốn. Từ năm 2013, VPBank bắt đầu đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn. Theo đó, cho vay ngắn hạn giảm từ 61,64% năm 2012 xuống còn 46,83% năm 2013 và còn 31,79% năm 2014 trong tổng cho vay khách hàng, cho vay trung dài hạn tăng nhanh, đặc biệt đến cuối năm 2014, cho vay trung hạn chiếm đến 47,65% tổng cho vay khách hàng, cao hơn 15,86% cho vay ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w