Biến động dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 65 - 143)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Số dư đầu năm 52.872 53.732 101.469 123.646 218.453

Dự phịng trích lập

trong năm 860 101.630 266.852 346.631 1.005.367

Sử dụng dự phòng

trong năm - (53.893) (244.675) (251.824) (674.215)

Số dư cuối năm 53.732 101.469 123.646 218.453 549.605

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2010-2014) Nhận xét chung: Từ các bảng số liệu 2.10 đến 2.12, ta có thể thấy số dư quỹ

dự phòng rủi ro cho các khoản vay khách hàng của VPBank đều tăng cao qua các năm. Việc trích lập dự phịng của VPBank tăng chủ yếu do tình hình nợ xấu có phần gia tăng, đây là tình hình chung của hệ thống ngân hàng chứ khơng riêng VPBank. Có thể thấy VPBank đã nghiêm chỉnh thực hiện trích lập dự phịng, tuân thủ các tỷ lệ an toàn cho các khoản vay khách hàng và nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

Xử lý nợ xấu/ Quản lý các vấn đề tín dụng

Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ tín dụng của VPBank tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng và cán bộ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các biện pháp xử lý nợ xấu mà VPBank đang áp dụng bao gồm tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nhằm khơi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong hợp đồng cho vay; bổ sung tài sản đảm bảo cho các khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; phạt quá hạn; giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; xử lý tài sản đảm bảo hoặc sử dụng quỹ dự phịng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ. Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của các cấp có thẩm quyền phù hợp, cần thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc ngân hàng.

Tất cả cơng việc đều phải được văn bản hóa và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng của từng khách hàng. Hồ sơ này sẽ thể hiện việc tuân thủ các chính sách và thủ tục khi nhận hồ sơ xin cấp tín dụng cho đến khi giải ngân và xử lý xong các khoản nợ. Danh sách các cá nhân/hoặc các ủy ban có liên quan đến việc xét duyệt và xử lý tín dụng cũng được thể hiện rõ trong hồ sơ này.

Trong giai đoạn 2010-2014, nền kinh tế có nhiều biến động, một số ngân hàng có dấu hiệu nợ xấu cao, nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã được VPBank kiểm sốt trong mức kế hoạch đặt ra ln ở mức < 3%.

2.3.2.4.Kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ngân hàng:

Để thực hiện kiểm soát sau đối với rủi ro tín dụng, VPBank thực hiện hai phần việc chính: (i) kiểm tra tuân thủ; (ii) xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ có vấn đề. Các phần công việc này tuy chưa hoàn toàn đáp ứng, song đã đi đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm sốt rủi ro tín dụng mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đề xuất.

Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của Ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, VPBank đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn.

Song song với việc phát triển hệ thống ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, VPBank cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu. Khi các yếu tố

có xu hướng thiên lệch như: quy mơ tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, lập tức Hội sở chính sẽ yêu cầu Chi nhánh báo cáo, kiểm tra, không được phép hoặc hạn chế cấp tín dụng và phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các khách hàng, tập trung xử lý khi có dấu hiệu nợ xấu. Chính sách phát hiện, khắc phục sớm hoặc xử lý dứt điểm các khoản tín dụng có vấn đề đã phần nào góp phần làm cải thiện chất lượng tín dụng của VPBank.

2.4. So sánh hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VPbank với một số ngân hàng thương mại Việt Nam

2.4.1. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

Đặc điểm chung:

Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế, các Ngân hàng hiện nay đang dần chuyển đổi mơ hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Nếu như trước đây các ngân hàng thường trao quyền phê duyệt, quản trị tín dụng cho các giám đốc chi nhánh, khu vực thì đến nay nhiều ngân hàng đã nhận thức được vấn đề và dần chuyển sang mơ hình quản trị tập trung. Theo đó, bộ máy QTRRTD của ngân hàng từ Hội sở chính đến các chi nhánh có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ. Cụ thể: các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng sẽ được quản lý tập trung tại Hội sở chính, cịn các chi nhánh chủ yếu làm chức năng kinh doanh, đồng thời bộ máy QTRRTD ngân hàng còn phải thường xuyên giám sát xây dựng các chính sách RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư…

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Như đã phân tích tại mục 2.3, VPBank hiện tại cũng đã chuyển đổi sang mơ hình quản trị tập trung. Hệ thống quản trị rủi ro đều có sự phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, mọi quyết định tín dụng sẽ được tập trung tồn hệ thống và được phê duyệt theo hai hình thức là phê duyệt cá nhân và phê duyệt theo hội đồng, trong đó bộ máy phê duyệt tín dụng được chia thành 5 cấp. (Phụ lục 5)

Hiện tại Vietinbank đang có sự giao thoa của hai mơ hình quản trị rủi ro tập trung và phân tán: từng bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính cũng như tại chi nhánh tự thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro theo quy trình nghiệp vụ.

Việc phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh khá lớn, chưa phù hợp với thơng lệ đó là quản trị tín dụng tập trung tại Hội sở chính; bên cạnh đó các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh chưa được quản trị rủi ro một cách độc lập. Vì vậy hiện tại, Vietinbank đã thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro nhằm quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho tồn hệ thống. Thiết lập và duy trì mơi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. [11]

Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng ACB cũng thực hiện theo mơ hình quản lý rủi ro tập trung, theo đó ACB thực hiện công tác quản lý rủi ro tại Hội sở chính, cũng như việc thẩm định, phê duyệt hầu như tập trung về hội sở chính cho những khoản vay tương đối lớn, rủi ro, có phát sinh yếu tố ngoại lệ.

Ngân hàng ACB xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng đồng bộ, thống nhất cho tồn hệ thống, việc này được thực hiện bởi khối quản lý rủi ro và một số đơn vị có liên quan như Khối vận hành. Chính sách thẩm quyền phê duyệt của ACB cho thấy hầu như các khoản vay được phê duyệt bởi các Chuyên viên/Ban tín dụng/Ủy ban tín dụng tại Hội sở chính, ACB chỉ phân bổ những khoản vay nhỏ, ít rủi ro được phê duyệt tại các đơn vị chi nhánh/ PGD.

Ngoài ra, ACB cũng thực hiện việc tách biệt hoàn toàn chức năng kinh doanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng, điều này trợ giúp nhiều cho ACB trong việc chuyên nghiệp hóa cơng tác QTRRTD. [13]

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank hiện có một bộ máy QTRR chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, bao gồm: các Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban kiểm tốn, Hội đồng tín dụng cấp cao trực thuộc Hội đồng quản trị và Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát; các ủy

ban tín dụng, Ủy ban quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO), Phịng quản lý rủi ro trực thuộc Ban điều hành; các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm toán độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp. Riêng về QTRRTD, Sacombank đã xây dựng chính sách tín dụng cùng với hệ thống hạn mức phán quyết, quy trình cấp tín dụng cụ thể, nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan giữa đề xuất tham mưu và phán quyết. Hệ thống QTRR này đã giúp Sacombank duy trì được tốc độ tăng trưởng với chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu ở mức thấp. [4]

2.4.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Đặc điểm chung:

Hiện nay, tất cả NHTM Việt Nam đều đã hoàn thành việc triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này đều được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển riêng của mỗi ngân hàng trên nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan trong việc đánh giá các chỉ tiêu. Mỗi hệ thống đều gồm 3 cấu phần chủ yếu là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng là doanh nghiệp, với cá nhân và với tổ chức tín dụng/định chế tài chính. Trong đó, cấu phần xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi bởi vì đây là nhóm khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Các ngân hàng thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Hệ thống các chỉ tiêu tài chính được đánh giá trong mơ hình xếp hạng đều bám sát khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính tốn từng ngân hàng. Cịn mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân bao gồm hai phần là các chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân và các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với khách hàng. Căn cứ vào tổng điểm đạt được mà khách hàng được xếp hạng theo các mức giảm dần tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau, cũng đồng nghĩa với giới hạn tín dụng là khác nhau.

Tuy vậy, bản thân hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và việc khai thác sử dụng hệ thống này của các ngân hàng có một số điểm khác biệt.

Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh Vượng (VPBank)

Như đã được phân tích tại mục 2.3, VPBank hiện tại cũng đã triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, điều này giúp cho ngân hàng loại bỏ sự phán xét chủ quan lúc cho vay và rút ngắn thời gian quyết định tín dụng. Theo đó, bảng xếp hạng tín dụng của VPBank được xếp theo thang điểm tối đa là 100 và được chia làm 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, bảng đánh giá tín dụng cịn được kết hợp kèm với việc đánh giá tài sản đảm bảo để có thể đưa ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản tín dụng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Hệ thống chấm điểm của Vietinbank được thực hiện một cách tự động theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng các yêu cầu về (i) quản lý rủi ro tổng thể đối với khách hàng, (ii) tăng cường tính tập thể khách quan trong hoạt động tín dụng; (iii) mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Cũng giống VPBank, bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của Vietinbank cũng được xếp theo thang điểm cao nhất là 100. Tuy nhiên khác với VPBank, bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của Vietinbank được chia làm 10 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau, mỗi mức độ cũng có những đánh giá và mức độ rủi ro riêng. (Phụ lục 11)

Cho đến nay. Ngân hàng đã thực hiện xếp hạng khách hàng đối với 100% khách hàng có quan hệ tín dụng, nhờ đó chất lượng tín dụng đã được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp xa so với tiêu chuẩn và mặt bằng chung các ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Á Châu

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB bao gồm:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng để xét duyệt tín dụng: được đánh giá trước khi trình cấp hồ sơ tín dụng, ngay khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng

- Hệ thống xếp hạng tín dụng để phân loại nợ: được đánh giá sau khi cấp tín dụng, đồng thời thực hiện đánh giá theo định kỳ hoặc đột xuất khi khách hàng có những biến chuyển theo hướng xấu hơn. (Các tiêu chí chính: khả năng trả nợ của KH, trình

độ quản lý và mơi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của KH)

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ACB cũng chấm điểm theo phương pháp định tính và định lượng, theo thang điểm cao nhất là 100 và cũng được chia thành 10 cấp bậc giống hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VietinBank. (Phụ lục 11)

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

Sacombank đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2005 nhằm thực hiện phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phịng trong các hoạt động tín dụng của Sacombank. Cơng ty Ernst & Young Việt Nam (EYVN ) đã hỗ trợ tư vấn cho Sacombank hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các mơ hình chấm điểm đối với các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và các định chế tài chính. Ngồi ra, hệ thống này cũng xây dựng các bộ tiêu chí để chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống cũng được thiết kế một số sản phẩm tín dụng đặc thù riêng của Sacombank. Đây là công cụ hiệu quả trong công tác thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp Sacombank có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phịng phù hợp. Theo đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank được phân chia theo thang điểm và cấp bậc tương đối giống với Ngân hàng ACB. (Phụ lục 11)

2.4.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early Warning System)

Trong lĩnh vực quản trị rủi ro thì hệ thống cảnh báo sớm là rất quan trọng, khơng chỉ đối với ngân hàng, mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn các rủi ro, vấn đề là làm thế nào có thể nhận diện các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro, để đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời, nhằm giảm thiểu tác động của nó và khơng ở trong tình thế bị động. Một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả khơng có nghĩa sẽ ngăn chặn được các rủi ro, mà là để quản lý nó một cách hiệu quả. Hiện tại, VPBank vẫn đang tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống này.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Hiện tại, Khối quản trị rủi ro của Vietinbank đã phối hợp với khối Công nghệ thông tin đã triển khai và phát triển hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng để phát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 65 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w