Tình hình nợ xấu tại VPBank 2010-2014

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 47 - 54)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nhóm nợ 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % Nợ đủ tiêu chuẩn 24.728 97,65% 26.305 90,14% 32.970 89,34% 48.531 92,49% 74.230 94,7% Nợ cần chú ý 292 1,15% 2.346 8,04% 2.930 7,94% 2.469 4,7% 1.160 2,76% Nợ dưới tiêu 102 0,4% 275 0,94% 258 0,7% 595 1,14% 767 0,98%

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO (RCO)

HỘI ĐỒNG SẢN PHẨMỦY BAN TÍN DỤNG VÀ THU HỒI NỢ (CCC)HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ - CÓ (ALCO)ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG (ORC)

chuẩn Nợ nghi ngờ 60 0,2% 68 0,23% 554 1,5% 474 0,9% 706 0,9% Nó có khả năng mất vốn 142 0,6% 190 0,65% 192 0,52% 405 0,77% 516 0,66% Tổng dư nợ 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% 52.474 100% 78.379 100% Nợ xấu 304 532 1.003 1474 1989 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,2% 1,82% 2.72% 2.81% 2,54%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2010-2014)

2.3. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank

2.3.1. Hệ thống quản trị rủi ro tại VPBank

Cấu trúc quản trị rủi ro

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc quản trị rủi ro

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản lý hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh

Hội đồng quản trị của VPbank được tổ chức họp định kỳ vào mỗi quý, thảo luận và thông qua một số nghị quyết công tác quản trị rủi ro. (Xem thêm phụ lục 4)

Ủy ban quản lý rủi ro (RCO)

Ủy ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động, đồng thời phân tích và đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của VPBank trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phịng ngừa; phân tích quyết định mức độ rủi ro chung của Ngân hàng. ( Xem thêm phụ lục 4)

Ủy ban quản trị rủi ro hoạt động (ORC)

ORC nhận báo cáo định kỳ và các đề xuất rủi ro từ các phòng rủi ro chức năng, bao gồm báo cáo về các xu hướng danh mục của Ngân hàng, các chính sách quan trọng, các đề xuất về hạn mức rủi ro, các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, báo cáo thanh khoản và báo cáo an toàn vốn cũng như báo các cập nhật về việc thực hiện chiến lược rủi ro thường niên.

ORC là ủy ban trực thuộc Ban điều hành, chịu trách nhiệm quản trị rủi ro hoạt động, bao gồm sự tham gia của Ngân hàng vào các hoạt động mới.

Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO)

ALCO có chức năng nghiên cứu, đề ra các chiến lược và quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đối với Ngân hàng; xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng; quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và triển khai các chính sách, quy trình và hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ.

Ủy ban tín dụng và thu hồi nợ (CCC)

CCC đưa ra quyết định về các chính sách và quy trình tín dụng, chiến lược thu hồi nợ và thu nợ của ngân hàng. Ủy ban này thường xuyên đánh giá kết quả

GIÁM ĐỐC KHỐI

PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI

PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG KHCNPHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG SMEPHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG CMB/CIB&FIPHỊNG CHIẾN LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH RỦI RODỰ ÁN THÚC ĐẨY CẢI THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO (RIAT-BASEL II)

TRUNG TÂM QUẢN LÝ VÀ THU HỒI NỢPHỊNG CẤU TRÚC NỢ PHỊNG GIÁM SÁT TÍN DỤNGPHỊNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI TÁCPHÒNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG

hoạt động của các danh mục tín dụng và việc thực thi kế hoạch thu hồi nợ sớm và xử lý nợ muộn.

CCC được tổ chức họp định kỳ vào mỗi quý, thảo luận và thông qua một số nghị quyết công tác thu hồi nợ và xử lý nợ. (Xem thêm phụ lục 4)

Hội đồng sản phẩm (HĐSP)

HĐSP là cơ quan trực thuộc Tổng Giám đốc, do Hội đồng Quản trị thành lập có chức năng giám sát, định hướng, chỉ đạo công tác phát triển sản phẩm của VPBank và quyết định các vấn đề liên quan đến việc phát triển sản phẩm tại VPBank.

Khối quản trị rủi ro

Hình 2.2: Sơ đồ chức năng khối quản trị rủi ro

Giám đốc Khối Quản trị Rủi ro (CRO) được bổ nhiệm để giám sát các chức năng quản lý rủi ro. CRO là thành viên của Ban Điều hành và có chức năng báo cáo kép tới Tổng Giám đốc và HĐQT và các ủy ban trực thuộc HĐQT. CRO có trách nhiệm:

 Xây dựng và duy trì các quy trình và hệ thống quản lý rủi ro nhằm xác định, phê duyệt, đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro;

 Đảm bảo Ban lãnh đạo cấp cao tham gia vào giải quyết các vấn đề rủi ro trọng yếu;

 Xây dựng các quy trình kiểm sốt rủi ro và giảm thiểu rủi ro;

 Thực hiện chiến lược khẩu vị rủi ro do HĐQT thiết lập;

(Xem thêm phụ lục 4)

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát VPBank giám sát hoạt động của HĐQT, đồng thời đóng vai trị của Ủy ban kiểm tốn theo thơng lệ quốc tế, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro và giới hạn rủi ro, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Điều lệ VPbank và phù hợp với các chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Ban kiểm soát thường xuyên làm việc với HĐQT và Ban Điều hành để trao đổi, tư vấn những rủi ro, những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Nhận xét: Nhìn chung, hệ thống quản trị rủi ro tại VPbank được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Hệ thống được tổ chức khá rõ ràng và chặt chẽ, trong đó Khối quản trị rủi ro được phân chia thành các bộ phận cụ thể, đảm nhiệm chức năng và thực hiện nhiệm vụ riêng biệt. Hằng năm, mỗi bộ phận đều tiến hành họp định kỳ theo tháng hoặc quý nhằm thảo luận và quyết định các nội dung liên quan. Ngoài ra vào cuối mỗi năm, ban quản trị sẽ tổng kết và đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận, từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp về nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự của mỗi bộ phận. Có thể nói, hằng năm VPbank ln nỗ lực tự hồn thiện bộ máy hệ thống quản trị rủi ro để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Với tầm nhìn trở thành một trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu và là một trong 6 NHTMCP hàng đầu Việt Nam vào năm 2017, việc thiết lập một khung quản trị rủi ro mạnh đóng vai trị then chốt trong chiến lược tăng trưởng của Ngân hàng. Do VPBank có kế hoạch tăng trưởng đáng kể bảng cân đối tài sản, việc ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ địi hỏi Ngân hàng phải xác định, đo lường, tổng hợp và quản lý rủi ro một cách hiệu quả và phân bổ vốn giữa các đơn vị kinh doanh một cách phù hợp.

Dưới đây là các nguyên tắc cốt lõi của VPBank về quản trị rủi ro:

 VPBank vận hành một mơ hình quản trị rủi ro ba tầng bảo vệ, bao gồm các chức năng thuộc bộ phận bán hàng, quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ, trong đó mỗi tầng bảo vệ lại có một loạt các trách nhiệm cụ thể về quản trị và kiểm soát rủi ro;

 HĐQT chịu trách nhiệm cuối cùng về quản trị rủi ro, đồng thời ủy thác việc quản trị hàng ngày cho các ủy ban rủi ro cao cấp chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi tình hình rủi ro và vốn của các đơn vị kinh doanh;

 Tất cả các loại rủi ro đều được quản trị thông qua một loạt các quy trình quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản và rủi ro uy tín;

 Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) và phân tích kịch bản được sử dụng để đánh giá sức chịu đựng về trạng thái vốn của Ngân hàng trong các điều kiện xấu nhất có thể xảy ra;

 Sử dụng các cơng cụ phân tích, đo lường và giám sát rủi ro phù hợp để đo lường mức độ rủi ro đối với những loại rủi ro khác nhau;

 Cùng với việc thực hiện các yêu cầu của Basel II, một văn hóa quản trị rủi ro mạnh đã được thực hiện triệt để trên toàn tổ chức.

2.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank

Hệ thống quản trị rủi ro được vận hành theo nguyên tắc độc lập và tập trung hóa. Theo đó, cơng tác xây dựng chính sách rủi ro, xác định giới hạn rủi ro và công tác theo dõi, báo cáo và kiểm soát rủi ro được thực hiện độc lập và tập trung tại

Khối quản trị rủi ro. Các báo cáo của Khối quản trị rủi ro là cơ sở đề RCO ban hành các quyết định tín dụng quan trọng.

VPBank thực hiện đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện trích lập dự phịng và tuân thủ các tỷ lệ an toàn cho các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và cho các tổ chức tín dụng khác trên cơ sở áp dụng các quy định của NHNNVN.

Cách tiếp cận tổng thể của Ngân hàng đối với rủi ro tín dụng là cách tiếp cận theo mức độ rủi ro. Theo đó, các biện pháp ứng xử về giám sát, phân luồng tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng đang được thiết kế phù hợp theo mức độ rủi ro của khách hàng.

Để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về việc thực hiện chuẩn Basel II cũng như quản trị rủi ro một cách thận trọng, HĐQT đã phê duyệt Chiến lược Quản trị rủi ro 5 năm với sự hỗ trợ của một cơng ty tư vấn quốc tế có uy tín. VPBank đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả các phương pháp tiếp cận tiên tiến của Basel II và quản trị rủi ro tín dụng vào năm 2017.

Để hồn thành sứ mệnh này, VPBank đang triển khai các hoạt động chính sau:

 Hoàn thiện Chiến lược Quản lý Rủi ro tổng thể;

 Hồn thiện cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung;

 Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu phục vụ công tác xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại rủi ro theo chuẩn mực quốc tế;

 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và hệ thống chấm điểm;

 Tập hợp và rà sốt các chính sách/văn bản tín dụng tồn hệ thống để đánh giá lại tính đồng bộ và mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong Chính sách khung quản trị rủi ro;

 Hoàn thiện cơ chế giám sát chất lượng tín dụng cho tồn bộ vịng đời của khoản vay;

 Xây dựng, hồn thiện và vận hành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng;

 Xây dựng, hồn thiện, vận hành hệ thống thu hồi nợ và tái cấu trúc nợ;

 Ủy ban quản trị rủi ro thực hiện họp định kỳ nhằm giám sát chất lượng tín dụng ngân hàng, theo dõi tình hình triển khai các chiến lược quan trọng và đưa ra các hành động kịp thời.

40

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank cụ thể bao gồm:

2.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng: thể hiện qua quy trình nghiệp vụ tín dụng tại VPBank

Bộ máy phê duyệt tín dụng

VPBank tiến tới cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung tồn hệ thống theo một lộ trình thích hợp. Theo đó, mọi quyết định phê duyệt tín dụng sẽ khơng thực hiện ở Khối kinh doanh mà sẽ được phê duyệt theo hai hình thức là phê duyệt cá nhân (các chuyên gia) và phê duyệt theo hội đồng. Tuy nhiên, trong thời gian này, tùy theo hồn cảnh, VPBank có thể vẫn phân cấp phê duyệt tín dụng ở mức nhất định cho các Khối kinh doanh.

Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank bao gồm 5 cấp như sau: + Hội đồng tín dụng cấp cao (HĐTD cấp cao)

+ Hội đồng tín dụng khu vực (HĐTD khu vực) + Chuyên gia phê duyệt (CGPD)

+ Trung tâm xử lý tín dụng tập trung (CPC) + Ban tín dụng

Tham khảo thêm phụ lục 5

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần VN thịnh vượng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w