Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 53 - 101)

2 .Tình hình xuấtkhẩu chung

4. Đánh giá tình hình xuấtkhẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các

4.2. Những kết quả đạt được

Ngoài những hạn chế của việc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống chúng ta không thể không nhắc tới những kết quả đã đạt được. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn nhỏ bé so với các mặt hàng

xuất khẩu khác song nó vẫn có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng và đang khích lệ cụ thể:

- Từ chỗ đơn thuần sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, cho tới nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống đã được đưa ra xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua từng năm với tốc độ khá ấn tượng so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới.

- Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây là một sự nỗ lực lớn mà không phải ngành hàng xuất khẩu nào cũng đạt được

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG.

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆC XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

1.Quan điểm phát triển các làng nghề truyền thống đẩy mạnh xuất khẩu.

Như đã trình bầy trong chương I về sự cần thiết phải phát triển các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề có thể thấy các làng nghề truyền thống đang giữ một quan trọng trong việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ được vai trò và tiềm năng kinh tế lớn từ việc phát triển và xuất khẩu sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã giành những sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của các làng nghề. Trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 – 2010 và văn kiện đại hội Đảng lần thứ X đã thể hiện rất rõ quan điểm của Nhà nước ta đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu như sau:“... đẩy mạnh CNH – HĐH nơng nghiệp

nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động nông thôn....phát triển mạnh cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn.Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu...” ( trích trong chiến lược phát triển kinh

tế 2001 – 2010).“ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành

công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để phát

triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, sản xuất các loai sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao...” ( trích trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ

X). Nhà nước ta ln khuyến khích, tạo điều kiện và có những chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu.

Trước sự mại một và dần mất đi của nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đều đã đưa ra những chính sách, dự án nhằm bảo tồn và phát triển có hiệu quả các làng nghề truyền thống của ta hiện nay:

Dự án “ Mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006 – 2015 do BNN & PTNN đề ra vào năm 2005 với mục tiêu chính là phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài.

Quyết định số 132/200/QĐ - TTg ngày 24/1/2000 về một số chính sách khuyến khích và phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó có nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.

Mới đây nhất là vào ngày 7/7/2006 Chính phủ đã ban hành nghị đinh số 66/2006/ NĐ - CP về phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống như: mặt bằng sản xuất, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học cơng nghệ, và đào tạo nguồn nhân lực. Có thể nói nghị định đã thật sự bám sát hơn vào tình trạng thực tế của các làng nghề truyền thống và giải quyết được nhiều khó khăn mà các làng nghề đang gặp phải.

2. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Kim ngạch xuất khẩu:

Từ năm 1997 khi lần đầu tiên sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống được xất khẩu ra thị trường nước ngoài với kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD đến năm 2007 sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20 – 25 %.Từ cuối năm 2008 đến nay do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, sản phẩm thủ cơng truyền thống của các làng nghề cũng giống như các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn , kim ngạch xuất khẩu 2008 của mặt hàng thủ công mỹ nghệ không đạt được 810 triệu USD như đã đặt ra. Song đây vẫn được xác định là một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng và có thế mạnh của Việt Nam trong những năm tới khi nền kinh tế thế giới thực sự phục hồi. Muốn duy trì được thế mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ cơng truyền thống, biến những khó khăn trước mắt thành thuận lợi đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất của các làng nghề truyền thống phải hết sức năng động trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp vơi yêu cầu của thị trường tiêu thụ nước ngoài. Nếu chúng ta làm tốt thì vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và tới năm 2010 xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta vẫn đạt khoảng 1,5 tỷ USD theo như đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010.

Cơ cấu xuất khẩu

Trong những năm tới ta vẫn tập trung phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu vào 6 nhóm sản phẩm chính là: nhóm đồ gỗ, mỹ nghệ; nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ, nhóm hàng mây tre đan; nhóm thêu ren thổ cẩm , nhóm hàng chạm bạc khắc đá...Do tình hình kinh tế có nhiều biến động bất thường từ cuối 2008 đến nay nên có nhiều chỉ tiêu xuất khẩu chưa đạt được song về cơ bản vơi những dấu hiệu dần phục hồi của nền kinh tế thế giới ta vẫn có thể có hy vọng đạt được các chỉ tiêu xuất khẩu vào năm 2010 như sau:

Bảng 10 : Mục tiêu xuất khẩu năm 2010 của một số nhóm hàng chính

Đơn vị : triệu USD.

Nhóm Chỉ tiêu năm 2010

Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ 250 – 300

Nhóm gốm sứ mỹ nghệ 400 – 450

Nhóm mây tre đan 80 – 100

Nhóm thêu ren 80

Nhóm chạm bạc, khắc đá 80

Thị trường xuất khẩu:

Hoa Kỳ và Châu Âu, Nhật Bản được xác định là những thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm thủ cơng truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta vào các thị trường này còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của ta. Kim ngạc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta vào Hoa Kỳ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vào Hoa Kỳ, chiếm 1,7% kim ngach nhập khẩu nhóm hàng này của Nhật Bản và chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Châu Âu. Mục tiêu xuất khẩu của ta vào năm 2010 vào các thị trường xuất khẩu chính như sau:

Hoa Kỳ EU Nhật Bản

Tăng từ 1,5 % lên 3% trong kim ngạch nhập khẩu thủ công mỹ nghệ vào

Tăng từ 5,4 lên 6,4 % trong kim ngạch nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và EU ( tương đương với 0,6

Tăng từ 1,7 lên 4% trong kim ngạch nhập khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản ( tương

Hoa Kỳ

( tương đương với 0,4 tỷ USD)

tỷ USD) đương với 150 triệu USD)

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu chính ta cịn xác định củng cố phát triển các thị trường truyền thống là Nga, các nước mới của EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada... và đẩy mạnh xúc tiến tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường được cho là tiềm năng như Châu Phi và các nước Trung Đông - đây là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu cao mà tao vẫn chưa khai thác.

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

1.Giải pháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay.

1.1. Cần tuyên truyền, nâng cao nhân thực về các ngành nghề thủ công cho mọi tầng lớp dân cư nhất là thế hệ trẻ được biết và hiểu rõ.

Những năm gần đây do việc nhận thực của người dân về các nghề thủ công truyền thống ở nước ta cịn yếu nên các nghề thủ cơng ít được biết đến, ít được quan tâm và dẫn đến nhiều nghề đã vĩnh viễn mất đi. Theo em để nâng cao nhận thức của người dân đối với các ngành nghề truyền thống cần kiến nghị với các Bộ như sau:

Bộ Văn hóa thơng tin cần phải chú ý, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng về các làng nghề truyền thống và các nghề thủ cơng truyền thống của đất nước. Ngồi ra cũng có thể kết hợp với các đài truyền hình sản xuất thêm nhiều bộ phim tài liệu giới thiệu về làng nghề phát trên truyền hình vào các khung giờ hợp lý...Bộ cũng có thể kết hợp cùng các bộ khác tổ chức nhiều các cuôc triển lãm, hội nghị hội thảo nhằm giới thiệu và nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Bộ giáo dục và đào tạo cũng có thể đưa nội dung, chương trình học thêm các bài giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và các làng nghề truyền thống nhằm khơi dậy lòng tự hào, yêu mến của thế hệ trẻ đối với các nghề và sản phảm của của các làng nghề truyền thống. Tại các trường ngịai những giờ học chính thức cịn nên tổ chức thêm những tour đi tham quan ngoại khóa đến các viện bảo tàng, đến các làng nghề để các em có điều kiện trực tiếp tham quan và học hỏi.

1.2. Thống nhất các văn Bản pháp lý có liên quan

Để có thể tiến hành phát triển các làng nghề truyền thống một các có bài bản Nhà nước cần phải thống nhất những văn bản pháp lý có liên quan, đưa ra những văn bản pháp lý quy định rõ ràng về yêu cầu, mục đích và phương hướng phát triển để đảm bảo một sự phát triển thống nhất, tránh tình trạng các văn bản pháp luật chồng chéo nhau, mâu thuẫn với nhau.

1.3.Cần phải có một chiến lược quy hoạch, phát triển dài hạn cho các làng nghề truyền thống.

Các làng nghề truyền thống hiện nay ở nước ta đều trong tình trạng phát triển manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm nên hiệu quả kinh tế cịn thấp, lại chưa hề có một quy hoạch dài hạn và rõ ràng nên gây ra rất nhiều vấn đề bất cập nhất là vấn đề môi trường sản xuất. Để chấm dứt tình trạng này cần gắn việc quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của vùng, của tỉnh và của ngành. Nhà nước cần quy hoạch phát triển và có chính sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các ngành nghề cần ưu tiên, đặc biệt là những ngành mà địa phương có lợi thế so sánh, các ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề đều tồn tại dưới hình thức hộ kinh tế gia đình, tiến hành sản xuất kinh doanh tại chính nơi ở của mình nên cơ sơ hạ tầng phục vụ việc sản xuất đa số là khơng đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó theo tơi trong thời gian tới cần có giải pháp tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở để đảm bảo đủ điều kiện về cơ sỏ hạ tầng sản xuất kinh doanh mà vẫn có thể bảo vệ mơi trường

khơng bị ơ nhiễm. Muốn làm được điều này cần có quy hoạch dài hạn để cung cấp và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Tiến tới trong tương lai có thể xây dựng phát triển các cum công nghiệp làng nghề chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Khi tiến hành quy hoạch Nhà nước cần phải quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương, tránh tình trạng đổ thừa trách nhiệm cho nhau. Quy hoạch các làng nghề cần phải được công bố công khai, xác đinh rõ thời gian thực hiện tránh lãng phí.

Một chiến lược quy hoạch phát triển có hiệu quả phải là một chiến lược có tầm nhìn, thiết thực và giải quyết được những khó khăn mà các làng nghề đang gặp phải. Quan tâm đến quy hoạch phát triển các làng nghề cũng chính là quan tâm tới việc gìn giữ và bảo vệ các làng nghề truyền thống một cách nguyên vẹn cho các thế hệ sau.

1.4. Giải quyết, khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường nặng nề tại các làng nghề hiện nay.

Muốn giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường địi hỏi phải có sự quan tâm của mọi tầng lớp dân cư, các Bộ, ban, ngành như : Bộ tài nguyên môi trường và Bộ NN& PTNN và bản thân các doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất tại các làng nghề. Muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống trước hết phải cao nhận thức cho người dân nhất là người dân sinh sống tại các làng nghề về tác hại tình trạng ơ nhiễm mơi trường đến sức khỏe của mình và cộng đồng như thế nào. Từ đó vân động mọi tầng lớp nhân dân cùng tích cực tham gia bảo vê môi trường đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề ký cam kết hạn chế sử dụng những hóa chất độc hại, cùng tham gia góp phần xây dựng hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường.Sở tài nguyên môi trường cấp tỉnh sẽ là người trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu nghiên cứu phương hướng khắc phục xử lý các chất thải tại các làng nghề và đưa ra các giải pháp hạn cụ thể nhằm chế việc ô nhiễm trong tương những năm tiếp theo. Nhà

nước và Bộ tài nguyên môi trường sẽ cùng tham gia hỗ trợ về mặt tài chính và nhân lực.

1.5. Hỗ trợ các doanh nghiếp sản xuât tại các làng nghề truyền thống giải quyết vấn đề thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp giải quyết được tất cả những khó khăn về cơ sơ hạ tầng, mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường....Để giải quyết vấn đề thiếu vốn như hiện nay, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các làng nghề bằng việc thành lập các quỹ tín dụng ưu đãi dành riêng cho các làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với những điều kiện vay vốn thơng thống hơn. Đối với các ngân hàng nhất là ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, ngân hàng chính sách xã hội nên nghiên cứu đệ trình lên chính phủ thành lập thêm những nguồn quỹ hỗ trợ đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 53 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)