Nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 33 - 35)

2 .Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay

2.6 .Thực trạng môi trường tại các làng nghề hiện nay

2.8. Nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề

Vốn được coi như là nguồn máu nuôi sống nền kinh tế thế nhưng hiện nay “máu” để nuôi sống các làng nghề đang dần bị cạn kiệt khiến cho các làng nghề đang gặp rất nhiều sức khó khăn. Các doanh nghiệp tại các làng nghề hầu hết đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Theo ông Vũ Quốc Tuấn – Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Việt Nam ước đoán hiện có khoảng 40% doanh nghiệp

tại các làng nghề đang trong tình cảnh thoi thóp, phá sản, 60% cịn lại đang trong tình cảnh cầm cự. Cịn theo nguồn từ Website : http://vietnamgteway.org trong số liệu thống kê mới nhất từ 38 tỉnh thành thì hiện đã có 9 làng nghề chính thức phá sản, 124 làng nghề đang sản xuất cầm chừng do gặp nhiều khó khăn. Việc các làng nghề bị phá sản gây ảnh hưởng rất xấu, trước mắt làm ít nhất 2170 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh bị phá sản kéo theo đó là tình trạng mất việc làm của phần lớn lao động ở nơng thơn vốn khơng thể tìm được việc làm. Tính đến tháng 12/2008 tổng dư nơn của các làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của 38/63 tỉnh thành trong cả nước đã lên tới hơn 2000 tỷ đồng. Tình trạng này là hậu quả tất yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp đang trong tình trạng hết sức khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khơng thể xuất khẩu, hoặc có xuất khẩu được thì lại chưa thu được tiền... làm cho nguồn vốn ứ đọng trong khi các khoản vay từ ngân hàng lại đến hạn phải trả. Ví dụ như: ở làng gỗ Đồng Kỵ – Bắc Ninh trước đây chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với khối lượng lớn thì nay do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp ở Đồng Kỵ không thể bán được hàng, khối lượng sản phẩm tồn đọng khoảng 20 triệu USD. Hay như ở làng nghề giấy xã Phong Khê trong 500 doanh nghiệp làng nghề đã có tới 40% ( nguồn : sở NN & PTNN Bắc Ninh).

Thực tế giải quyết vấn đề vốn cho các làng nghề hiện nay là không hề đơn giản. Một nghịch lý đang diễn ra đó là hiện có rất nhiều quỹ tín dụng hỗ trợ đựơc lập ra nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp làng nghề lại không thể đến đựơc tay các doanh nghiệp làng nghề trong khi họ đang rất cần có nguồn vốn để duy trì sản xuất, đổi mới cơng nghệ. Điều này có nhiều ngun nhân nhưng có thể thấy nổi bật nhất đó là các do doanh nghiệp làng nghề khơng có khả năng đáp ứng các điều kiện được đưa ra để vay vốn. Muốn được vay vốn tại các quỹ tín dụng doanh nghiệp phải đưa ra được phương án kinh doanh khả thi và phải có khả năng trả nợ, ngoài ra các doanh nghiệp làng nghề cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tài sản cầm cố thường thấp hơn so với giá trị thực tế, tiêu cực của các nhân

viên ngân hàng.... Chính những điều này đã làm cho các doanh nghiệp “ngại” khi tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng mà họ thường chấp nhận tìm đến các quỹ tín dụng “đen” với mức lãi xuất lên tới 7 – 8 % / tháng hoặc cao hơn để đáo nợ, tránh tình trạng siết nợ tài sản.

Giải quyết vấn đề nguồn vốn cho các làng nghề là một cơng việc phức tạp, địi hỏi sự phối kết hợp quan tâm của nhiều bộ ngành, các ngân hàng và bản thân các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề nhất là trong giai đoạn khó khăn cho đầu ra của sản phẩm của các làng nghề như hiện nay.

II.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)