2 .Tình hình xuấtkhẩu chung
3. Tình hình xuấtkhẩu một số nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ
3.1 Gốm sứ mỹ nghệ
Gốm sứ mỹ nghệ là mặt hàng thủ cơng truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta với những làng nghề gốm sứ nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Tràng An, Hịa Bình, Bình Dương,.. Đây là một mặt hàng mà nước ta được đánh giá là có lợi thế để phát triển dồi dào.
Kim ngạch xuất khẩu:
Gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới và khá được ưa chuộng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ liên tục tăng qua từng năm và ln chiếm vị trí chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ qua một số năm
Đơn vị : triệu USD
Năm Kim ngạch 2000 108.730 2002 156.032 2004 180.250 2006 165.300 2008 (sơ bộ trong 11 tháng) 305.564
Nguồn : Tổng cục Hải quan và tổng cục thống kê.
Từ 2000 đến 2004 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng nhanh, chỉ có năm 2006 kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2004, và 2005, theo tính tốn kim ngạch xuất khẩu gốm sứ 2006 giảm khoảng 6,2% so với 2005. Nguyên nhân chính là các sản phẩm gốm sứ của ta chưa cải tiến được mẫu mã, mà đây lại là sản phẩm đòi hỏi khá cao về các kiểu mẫu mã.
Các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu bao gồm các sản phẩm trang trí bằng gốm, gốm sứ sử dụng ngoài trời, đồ chơi bằng gốm sứ và gốm sứ da dụng. Từ cuối 11/2008 đến tháng 2/2009 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm
sứ mỹ nghệ liên tục sụt giảm ở tất cả các mặt hàng. Theo thống kê sơ bộ trong mười ngày đầu tháng 2/2009 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ mỹ nghề và gia dụng của Việt Nam đạt 4 triệu USD tăng 30% so với kỳ trước nhưng lại giảm 18,4 % so với cùng kỳ năm trước. (Nguồn Website : www.vn-seo.com .
Thị trường:
Với những lợi thế về nguồn nhân công rẻ, lại là nghề truyền thống có lịch sử tồn tại và phát triển từ lâu đời gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao về “giá” so với nhiều sản phẩm cùng lọai được sản xuất tại các nước khác. Trong những năm gần đây sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đã dành được sự quan tâm của nhiều thị trường lớn trên thế giới và đã bước đầu đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đặt biệt được ưa chuộng tại các thị trường như EU, Mỹ và Nhật Bản...
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ gia dụng vào một
số thị trường trong năm 2005 và 2006
Thị trường Năm 2006 (USD)
Năm 2005
(USD) % tăng giảm so 2005
Đài Loan 46.857.880 47.622.617 -1,6
Mỹ 36.801.615 28.204.455 30,5
Nhật Bản 30.817.783 20.120.139 53,2
Phỏp 19.718.279 20.316.921 -2,9
Australia 13.465.845 13.683.832 -1,6
Anh 13.068.447 15.858.882 -17,6
Hà Lan 11.638.584 11.837.879 -1,7
Hà Quốc 11.056.479 10.039.103 10,1
Tõy Ban Nha 6.238.542 6.574.945 -5,1
Italy 5.035.633 3.118.712 61,5 Canada 4.507.145 3.934.930 14,5 Đan Mạch 4.458.796 4.420.083 0,9 Thỏi Lan 4.169.465 3.886.814 7,3 Bỉ 3.423.800 3.866.524 -11,5 Thuỵ Điển 3.359.913 5.298.760 -36,6 Malaysia 3.307.230 2.073.317 59,5 Thuỵ Sỹ 2.564.123 3.253.577 -21,2 Campuchia 2.312.237 871.039 165,5 Nga 1.724.467 1.335.678 29,1 Trung Quốc 1.545.577 1.806.935 -14,5 Newzealand 1.265.514 1.352.498 -6,4 Nguồn: Vinanet
Bảng 6: Trị giá xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ vào một số nước và khu vực tính đến 11/2008
Đơn vị : triệu USD
Nước Kim ngạch
EU 103.322
Mỹ 35.896 Nhật Bản 37.921 Oxtrâylia 12.695 Trung Quốc 2.265 ấn Độ 1.286 Ucaina 1.435 Ma-lai-xi-a 4.704 Nguồn : Tổng cục thống kê.
Thị trường EU : sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam được xuất khẩu
với kim ngạch lớn nhất vào các nước trong khu vực EU tiêu biểu là: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan.... Tính trong kỳ từ 26/2 – 11/3/2009 kim ngach xuất khẩu vào thị trường Đức là cao nhất đạt 1,2 triệu USD giảm 14,3 % so với kỳ trước với các sản phẩm xuất khẩu chính là chậu gốm, ly gốm, tượng các con vật bằng gốm.... Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Anh đạt 776 nghìn USD với các sản phẩm xuất khẩu chính là bát đĩa bằng sứ, chậu gốm, bình gốm... ( nguồn vinanet)
Thị trường Mỹ : tuy kim ngạch xuất khẩu chưa bằng EU xong đây vẫn được
xem là một thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng gốm sứ Việt Nam và có nhiều triển vọng để phát triển trong tương lai. Do trước năm 2001 quan hệ chính trị và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn nhiều rào cản nên sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ cịn thiếu tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Trung Quốc, Thái Lan... Khi mới được xuất khẩu sang Mỹ sản phẩm gốm sứ Việt Nam còn khá xa lạ với người tiêu dùng Mỹ. Giai đoạn 1997 – 2001 là giai đoạn đầy khó khăn cho doanhghiệp của ta khi xuất khẩu sang Mỹ, mức kim ngạch xuất khẩu tuy có tăng qua từng năm nhưng nhìn chung cịn thấp, khiến thị phần gốm sứ của Việt Nam tại Mỹ trong thời gian này không đáng kể.
Thị phần gốm sứ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ năm 2001
Nguồn : Vinanet
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết vào tháng 7/2000 và bắt đầu có hiệu lực vào 12/2001 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam cũng giống như các mặt hàng khác có điều kiện đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào Mỹ không ngừng tăng, là một dấu hiệu đáng mừng. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam vào trong tháng 2/2009 đạt 960 nghìn USD (nguồn: http:// www.vn-seo.com) . Mỹ được xác định là một trong những thị trường xuất khẩu chính của hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam nói chung và của sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ nói riêng trong chiến lược phát triển kinh tế 2008 – 2010.
3.2 Nhóm mây tre đan.
Mây tre đan là những sản phẩm có lịch sử hình thành từ rất lâu đời trong đó có thể kể đến những làng nghề nổi tiến như: làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã có lịch sự hơn 700 năm, làng nghề mây tre đan Ngọc Động – Duy Tiên – Hà Nam, làng mây tre đan Tăng Tiến.....
Kim ngạch xuất khẩu.
Việt Nam hiện nằm trong tốp ba quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới với tổng doanh số hơn 210 triệu USD/năm. Với nguồn ngun liệu sẵn có và
nguồn nhân cơng dồi dào Việt Nam có tiềm năng rất lớn để sản xuất và xuất khẩu mây tre đan.
Thời kỳ trước những năm 1990 là thời gian mà hàng mây tre đan của Việt Nam chiếm vị trí xuất khẩu dứng dầu trong kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Hiện nay nhóm hàng này khơng đạt được vị trí dẫn đầu nữa. kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đang đứng sau nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ gỗ mỹ nghệ, kim ngạch đóng góp khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu nhóm mây tre đan, thêu ren và thảm len qua một số năm.
Đơn vị : nghìn USD
Nhóm hàng 2000 2002 2004
Mây tre đan 25.756 37.242 55.785
Thêu ren 4.097 11.008 17.564
Thảm len 3.475 7.014 16.980
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của ba nhóm hàng trên cịn thấp chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của ta về những nhóm hàng này. Thực tế vịng đời của các sản phẩm mây tre đan, cói là rất ngắn nên nhu cầu về những mặt hàng này là liên tục và khá cao. Nếu chúng ta biêt khai thác một các hợp lý sẽ mang lại một hiệu quả kinh tế cao.
Trong năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng mây tre đan, cói, thảm, sơn mài đạt khoảng 291,1 triệu USD trong đó mặt hàng mây tre đan đạt 40,3 triêu USD chiếm 18,4% và tăng nhẹ so với cùng kỳ 2006. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm: bộ bàn ghế bằng mây đan ( đạt 16,9 triệu USD), khay mây, giỏ mây, bát đĩa mây....
Năm 2008 tính sơ bộ 11 tháng theo tổng cục thống kê kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt khoảng 202,6 triệu USD. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc
khủng kinh tế toàn cầu từ cuối 2008 đến nay việc xuất khẩu mây tre đan đang gặp nhiều khó khăn, lượng hàng xuất khẩu giảm hơn hẳn so với những năm trước. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp sản xuất tại làng nghề Phú Vinh còn chưa nhận được bất kỳ một đơn đặt hàng nào từ nước ngòai.
Thị trường:
Trong những năm gần đây sản phẩm mây tre đan của Việt Nam ngòai xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu đã được xuất khẩu ra hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ khác và đang ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt là sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đã chinh phục được cả những thị trường khó tính như thị trường Mỹ, Eu, Nhật Bản. Thị phần xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đang đứng thứ hai trên thế giới sau Inđônêxia.(nguồn:
http://chongbanphagia.vn)
Năm 2007 các thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng thủ công của Việt Nam bao là : Đức, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, Italia, Ba Lan...
Bảng 8: Số liệu tình hình xuất khẩu sản phẩm mây tre đan, cói, thảm năm 2007
Đơn vị : nghìn USD
Tên nước Trị giá
Achentina 592.616 Ấn Độ 2.100.129 Anh 11.629.163 Áo 1.346.422 Ba Lan 4.155.639 Bỉ 9.100.139 Bồ Đào Nha 705.714 Braxin 1.447.693 Canada 2.335.054 Đài Loan 11.058.287 CHLB Đức 42.006.118 Hà Lan 5.698.976 Hàn Quốc 5.090.840 Hồng Kông 675.490 Hy Lạp 982.119 Italia 9.617.640 Malaixia 1.311.364 Mỹ 27.177.741 CH Nam Phi 783.588 Niu Zilân 611.445
Liên Bang Nga 3.828.968
Nhật Bản 25.505.591
Ôxtrâylia 4.964.149
CH Séc 1.144.000
Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Bảng 9: Trị giá xuất khẩu một số mây tre đan, cói thẩm xuất khẩu vào một số nước năm 2008:
Đơn vị :Nghìn USD
Tên nước Trị gía xuất khẩu
EU 109.655 ASEAN 2.999 Mỹ 32.332 Nhật Bản 30.787 Oxtrâylia 14.328 Trung Quốc 1218 ấn Độ 1774 Malaysia 1255 Ucraina 492 Nguồn: Tổng cục thống kê
4. Đánh giá tình hình xuất khẩu các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống trong những năm qua.
4.1. Những hạn chế.
Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta đã được nhiều thị trường trên thế giới biết đến và ưa chuộng tuy nhiên kim ngach xuất khẩu hàng năm của hàng thủ cơng mỹ nghệ cịn chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất vốn có của nước ta do cịn có những hạn chế sau:
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu của Việt Nam còn chưa thực sự theo kịp được thị hiếu tiêu dùng của các thị trường nước ngoài về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề truyền thống chưa đầu tư và quan tâm nhiều đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm, nhiều sản phẩm
đang được sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài hoặc vẫn sử dụng những mẫu mã đã cũ từ nhiều năm trước nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém hơn so với sản phẩm từ các nước khác.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự nắm bắt và hiểu rõ văn hóa, xu hướng tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu nên có nhiều trường hợp sản phẩm khi xuất khẩu vào khơng thể cạnh tranh và có chỗ đứng.
- Do cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phần nhiều cịn đang trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún nên sức sản xuất cịn yếu chưa có khả năng đáp ứng những đơn đặt hàng lớn từ nước ngồi. Chính những điều này đã gây tâm trạng e ngại cho các nhà nhập khẩu khi muốn đặt hàng tại các cơ sở sản xuất của Việt Nam.
- Cơng nghệ sản xuất tại các làng nghề cịn lạc hậu, chưa áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cịn đơn điệu, chưa tinh và thiếu tính ứng dụng. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khơng cịn được ưa chuộng cũng chính vì điều này.
- Quan trọng nhất đó là hầu hết các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của khi xuất khẩu đều chưa thể xây dựng được thương hiệu cho mình. Dù nhiều sản phẩm của ta có ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác thì cũng khó có thể cạnh tranh bởi xu hướng tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài rất quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm. Vì khơng có thương hiệu nên ở nhiều thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn khá xa lạ. Các đơn đặt hàng từ nước ngoài với các doanh nghiệp sản xuất làng nghề chủ yếu là qua trung gian nên việc xuất khẩu còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố trung gian.
4.2. Những kết quả đạt được.
Ngoài những hạn chế của việc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống chúng ta không thể không nhắc tới những kết quả đã đạt được. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn nhỏ bé so với các mặt hàng
xuất khẩu khác song nó vẫn có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng và đang khích lệ cụ thể:
- Từ chỗ đơn thuần sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, cho tới nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống đã được đưa ra xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua từng năm với tốc độ khá ấn tượng so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới.
- Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây là một sự nỗ lực lớn mà không phải ngành hàng xuất khẩu nào cũng đạt được
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆC XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
1.Quan điểm phát triển các làng nghề truyền thống đẩy mạnh xuất khẩu.
Như đã trình bầy trong chương I về sự cần thiết phải phát triển các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề có thể thấy các làng nghề truyền thống đang giữ một quan trọng trong việc bảo tồn nền văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ được vai trò và tiềm năng kinh tế lớn từ việc phát triển và xuất khẩu sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã giành những sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của các làng nghề. Trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 – 2010 và văn kiện đại hội Đảng lần thứ X đã thể hiện rất rõ quan điểm của Nhà nước ta đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống và đẩy mạnh xuất khẩu như sau:“... đẩy mạnh CNH – HĐH nơng nghiệp
nơng thơn theo hướng hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nghề và cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động nông thôn....phát triển mạnh cơng nghiệp và dịch vụ nơng thơn.Hình thành các khu vực tập trung cơng nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu...” ( trích trong chiến lược phát triển kinh
tế 2001 – 2010).“ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành
công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để phát
triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập