.Cơ sở hạ tầng của các làng nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 30)

2 .Thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay

2.5. .Cơ sở hạ tầng của các làng nghề

Trong những năm gần đây khắc phục những yếu kém về kết cấu, cơ sở hạ tầng chủ yếu về mặt bằng sản xuất, giao thông vận tải, năng lượng đang được coi là một giải pháp hữu hiệu giải quyết nhiều vấn đề nan giải nhằm phát triển sản xuất tại làng nghề.

Giao thơng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu thơng, vận chuyển hàng hố từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuy nhiên thực trạng đường sá dẫn vào các làng nghề của ta vẫn cịn rất yếu kém: chiều dài, chiều rộng đều khơng đảm bảo cho giao thông thông suốt, chất lượng đường lại kém, có nhiều đoạn đường dù đã được mở nhưng vẫn chưa thể khắc phục được hết những khó khăn. Vận tải đường sơng mặc dù có nhiều thuận lợi với hệ thống sơng ngịi dày đặc nhưng tốc độ phát triển lại kém nhất, khối lượng lưu chuyển chưa được là bao. Chính những khó khăn về giao thơng vận tải đã làm cho khơng ít các làng nghề gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách du lịch và việc và việc giao thương buôn bán giữa các doanh nghiệp làng nghề với bên ngồi.

Điện vốn là vấn đề sống cịn trong sản xuất đối với các làng nghề hiện nay vì hầu hết các làng nghề dù ít hay nhiều đều đã đưa vào sử dụng các thiết bị, công nghệ sản xuất mới kết hợp với lao động thủ công truyền thống. Song, điện ở nước ta ln trong tình trạng thiếu, cắt điện luân phiên là điều thường xảy ra vào những giờ cao điểm khiến cho khơng ít cơ sở sản xuất tại các làng nghề lao đao, mất thêm nhiều chi phí tốn kém, năng suất sản xuất vì thế mà khơng đảm bảo.

Cơ sở hạ tầng tại các cơ sở sản xuất ở các làng nghề hầu hết ở trong tình trạng xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư tu sửa và xây dựng mới.Mặt bằng sản xuất kinh doanh của các làng nghề đang bị thu hẹp một cách đáng kể trong thời gian gần đây. Phần lớn diện tích đất đai ở vị trí thuận lợi đã được thu hồi, giải toả và giao cho các dự án để lập các khu, cụm công nghiệp. Điều này làm cho giá đất lên cao cộng thêm chi phí san lấp, xây dựng cao khiến cho các doanh nghiệp sản xuất của làng nghề chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có khả năng th lại mặt bằng để sản xuất được.

Tất cả những yếu kém về cơ sở hạ tầng khiến cho năng suất sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề chưa cao, khó có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn từ các nhà nhập khẩu nước ngồi.

2.6.Thực trạng mơi trường tại các làng nghề hiện nay.

Từ khi thực hiện cơ chế thị trường đến nay các làng nghề truyền thống ở nhiều địa phương đã được khôi phục và phát triển, sản phẩm của làng nghề không những chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà đã vươn ra thị trường nhiều nước trên thế giới thu về một nguồn lợi không nhỏ giúp cải thiện đáng kể đời sống của tầng lớp dân cư ở các làng nghề, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho số đông lực lượng lao động tại nông thôn. Nhưng “ tỷ lệ thuận” với sự phát triển tại các làng nghề là nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ở các làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều trong tình trạng khơng đảm bảo về môi trường. Theo viện nghiên cứu Khoa học công nghệ môi trường 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều có thơng số vượt tiêu chuẩn quy định, cả nước mặt nước ngầm đều có dấu hiệu ơ nhiễm. Trong đó có nhiều làng nghề đang trong tình trạng báo động đỏ về nạn ô nhiễm môi trường như làng nấu chì ở Đơng Mai – Hưng Yên, làng nghề Vân Tràng – Nam Định.... Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề nhưng ngun nhân chính đó là do việc sử dụng q nhiều hố chất trong sản xuất mà chưa có biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Ví dụ như:

Ở Nam Định, theo số liệu của sở Tài nguyên và mơi trường 100% các làng nghề ở Nam Định khơng có hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại các làng nghề đều đổ trực tiếp xuống ao, hồ, kênh rạch và chảy ra sân vườn xung quanh hộ gia đình. Tại làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh – Nam Trực – Nam Đinh chuyên làm nghề nấu cán nhơm, thơng sơ phân tích của trung tâm quan trắc và phân tích mội trường đầu năm 2009 cho thấy : lượng phốt-pho tổng vượt tiểu chuẩn Việt Nam (TCVN) từ 1,09 đến 7,6 lần, thông số kẽm vượt TCVN từ 7,7 đến 33,8 lần, cịn thơng số CR6+ vượt TCVN từ 32 lần đến gần 3000 lần ở mọi mẫu phân tích. Hay ở tại làng nghề cơ khí, hàng sắt, mạ Vân Tràng lượng bụi lơ lửng trong khơng khí ln là 4,82mg/m3.

Hay như ở Hưng n, nạn ơ nhiễm ở làng nấu chì Đơng Mai là một điển hình. Theo sở Khoa học cơng nghê và mơi trường Hưng n tỷ lệ bụi chì, khí CO3, khí CO trong khơng khí vượt q từ 8 đến 14 lần TCVN. Làng Đông Mai lúc nào cũng trong tình trạng mờ sương bởi một một lớp khói chì dày đặc bao phủ, đi đường 3 – 4 m khơng nhìn thấy mặt nhau và người dân ln phải ngộp thở bởi axit.

Còn ở Hà Nội, tại làng gốm Bát Tràng ô nhiễm lớn nhất là bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Lượng cacbonic trong khơng khí ln vượt qua 3 lần cho phép, mức bụi silic thì cao quá mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa đường sá rất bẩn thỉu và luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, của si và của phế phẩm.

Ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề không chỉ gây ra các tác hại trước mắt mà về lâu dài nó cịn ngấm dần và gây ảnh hưởng lớn nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân sống tại các làng nghề. Người dân sống tại đây hầu như đều mắc các bệnh về hơ hấp, bệnh ngồi da, bệnh về tiêu hoá, đau mắt,..Đặc biệt trẻ em sinh ra thường mắc các bệnh về thiếu cân nặng, dị tật, thiểu năng trí tuệ... Chính vì thế giải quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề là một vấn đề cấp bách cần được sự quan tâm giải kip thời của các tầng lớp trong xã hội.

2.7. Công nghệ sản xuất và nguyên liệu sản xuất của các làng nghề.

Hiện nay các doanh nghiệp làng nghề cũng như bao ngành nghề khác đang rất quan tâm đến việc tiếp cận, áp dụng khoa học cơng nghệ hiện đại vào q trình sản xuất ở những khâu có thể để làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Song, để đầu tư cho việc này địi hỏi một nguồn vốn khơng hề nhỏ, quá sức đối với các doanh nghiệp làng nghề nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chỉ có rất ít những doanh nghiệp làng nghề có đủ điều kiện để đầu tư còn lại ở đại đa số các làng nghề vẫn sử dụng lao động thủ công bằng sức lao động của con người là chủ yếu.

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công ở các làng nghề được xem như là một thế mạnh của Việt Nam. Do nước ta là một nước nhiệt đới nên chủng loại thực vật rất phong phú hầu hết nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng thủ cơng truyền thống đều có sẵn trong nước như lá bng thì ở Khánh Hồ, mây tre thì có ở Chương Mỹ, cói ở Ninh Bình.... Theo thống kê trước đây nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng được 95 – 97 % sản xuất để xuất sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở nước ta. Tuy nhiên trong những năm gần đây do tình trạng khai thác nguyên liệu một cách bừa bãi thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều vùng trồng nguyên liệu của ta khơng cịn cho năng suất cao, đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào cho quá trình sản xuất tại các làng nghề. Đứng trước tình hình đó nhiều làng nghề đã chủ động có những kế hoạch khơi phục lại vùng trồng nguyên liệu đã có, hoặc là tìm kiếm để ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu với những vùng chuyên trồng nguyên liệu để tránh được tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào.

2.8. Nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề.

Vốn được coi như là nguồn máu nuôi sống nền kinh tế thế nhưng hiện nay “máu” để nuôi sống các làng nghề đang dần bị cạn kiệt khiến cho các làng nghề đang gặp rất nhiều sức khó khăn. Các doanh nghiệp tại các làng nghề hầu hết đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Theo ông Vũ Quốc Tuấn – Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Việt Nam ước đốn hiện có khoảng 40% doanh nghiệp

tại các làng nghề đang trong tình cảnh thoi thóp, phá sản, 60% cịn lại đang trong tình cảnh cầm cự. Còn theo nguồn từ Website : http://vietnamgteway.org trong số liệu thống kê mới nhất từ 38 tỉnh thành thì hiện đã có 9 làng nghề chính thức phá sản, 124 làng nghề đang sản xuất cầm chừng do gặp nhiều khó khăn. Việc các làng nghề bị phá sản gây ảnh hưởng rất xấu, trước mắt làm ít nhất 2170 hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh bị phá sản kéo theo đó là tình trạng mất việc làm của phần lớn lao động ở nơng thơn vốn khơng thể tìm được việc làm. Tính đến tháng 12/2008 tổng dư nơn của các làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của 38/63 tỉnh thành trong cả nước đã lên tới hơn 2000 tỷ đồng. Tình trạng này là hậu quả tất yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp đang trong tình trạng hết sức khó khăn, sản phẩm sản xuất ra khơng thể xuất khẩu, hoặc có xuất khẩu được thì lại chưa thu được tiền... làm cho nguồn vốn ứ đọng trong khi các khoản vay từ ngân hàng lại đến hạn phải trả. Ví dụ như: ở làng gỗ Đồng Kỵ – Bắc Ninh trước đây chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với khối lượng lớn thì nay do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp ở Đồng Kỵ không thể bán được hàng, khối lượng sản phẩm tồn đọng khoảng 20 triệu USD. Hay như ở làng nghề giấy xã Phong Khê trong 500 doanh nghiệp làng nghề đã có tới 40% ( nguồn : sở NN & PTNN Bắc Ninh).

Thực tế giải quyết vấn đề vốn cho các làng nghề hiện nay là không hề đơn giản. Một nghịch lý đang diễn ra đó là hiện có rất nhiều quỹ tín dụng hỗ trợ đựơc lập ra nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp làng nghề lại không thể đến đựơc tay các doanh nghiệp làng nghề trong khi họ đang rất cần có nguồn vốn để duy trì sản xuất, đổi mới cơng nghệ. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy nổi bật nhất đó là các do doanh nghiệp làng nghề khơng có khả năng đáp ứng các điều kiện được đưa ra để vay vốn. Muốn được vay vốn tại các quỹ tín dụng doanh nghiệp phải đưa ra được phương án kinh doanh khả thi và phải có khả năng trả nợ, ngồi ra các doanh nghiệp làng nghề cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tài sản cầm cố thường thấp hơn so với giá trị thực tế, tiêu cực của các nhân

viên ngân hàng.... Chính những điều này đã làm cho các doanh nghiệp “ngại” khi tiếp cận vay vốn từ các ngân hàng mà họ thường chấp nhận tìm đến các quỹ tín dụng “đen” với mức lãi xuất lên tới 7 – 8 % / tháng hoặc cao hơn để đáo nợ, tránh tình trạng siết nợ tài sản.

Giải quyết vấn đề nguồn vốn cho các làng nghề là một cơng việc phức tạp, địi hỏi sự phối kết hợp quan tâm của nhiều bộ ngành, các ngân hàng và bản thân các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề nhất là trong giai đoạn khó khăn cho đầu ra của sản phẩm của các làng nghề như hiện nay.

II.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

1. Đánh giá về sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay.

Trước khi đi nghiên cứu tình hình xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề Truyền thống mà cụ thể ở đây là tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nhệ của Nam chúng ta cần phải xem xét đánh giá một các tổng quát và khách quan về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta hiện nay, vì đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định để đẩy mạnh xuất khẩu. Tiềm năng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống Việt Nam là lớn, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường nước ngồi ln tăng qua các năm thế nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam lại khơng hề có bước đột phá thậm chí có những giai đoạn kim ngạch xuất khẩu cịn bị giảm. Lý giải điều này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất chính là do bản thân các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nước ngoài, sức cạnh tranh còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Theo khảo sát của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đang yếu ở hai khâu chính là thơng tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã.

Thông tin thị trường: Các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề cịn khá thụ động trong q trình tìm hiểu thơng tin các thị trường vì thế việc nắm bắt xu

hướng, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngồi cịn yếu, chưa theo kịp với tốc độ phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường nước ngồi khơng được ưa chuộng.

Kiểu dáng mẫu mã sản phẩm: Theo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại các thị trường nhất là các thị trường phát triển trên thế giới đang ngày càng bão hịa với những sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, giá rẻ khơng cịn là yếu tố thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và là lợi thế cạnh tranh nữa. Có thể lấy ví dụ minh họa rõ nhất như đối với thị trường Nhật Bản, những năm trước đây hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật rất được ưa chuộng bởi kiểu dáng mới lạ và giá rẻ thế nhưng đến nay, sức hấp dẫn của mặt hàng này đã giảm đáng kể do trong suốt những năm qua chúng ta khơng có sự thay đổi về kiểu dáng và mẫu mã, giá rẻ cũng không thể kéo được sức hấp dẫn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức thì sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam rất yếu về khâu thiết kế kiểu dáng mẫu mã, sản phẩm chậm được cải tiến, các doanh nghiệp Việt Nam cịn đầu tư q ít cho cơng tác thiết kế sản phẩm. Hiện nay, có nhiều sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam được tạo ra theo sao chép kiểu dáng, mẫu mã của các nước khác hoặc là nhận sản xuất theo mẫu mã của những nhà nhập khẩu nước ngoài. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là sản phẩm thủ cơng truyền thống Việt Nam của ta cịn thiếu tính ứng dụng. Tại nhiều doanh nghiệp làng nghề việc thiết kế sản phẩm chỉ quan tâm đề cao tính nghệ thuật, sự độc đáo và ý nghĩa văn hóa của sản phẩm . Các thiết kế sản phẩm mang tính độc nhất và của riêng mình, cịn khả năng ứng dụng và tính thương mại thì khơng được tính đến. Xu hướng tiêu dùng hiện nay ở các thị trường nước ngồi đó là người tiêu dùng thường khơng ngại trả giá cao cho các sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có tính ứng dụng cao. Một thiết kế hấp dẫn về sự độc đáo và tính văn hóa nếu khơng được thị trường chấp nhận thì khơng thể trở thành một

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)