KCN Thăng Long

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 50 - 54)

2.2 Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội

2.2.5 KCN Thăng Long

 Thông tin chung

- Chủ đầu tư là công ty liên doanh giữa cơng ty cơ khí Đơng Anh và Summit Global Management II B.V- Hà Lan. Tỷ lệ góp vốn Việt Nam 42%, nước ngoài 58%

- Thời gian hoạt động: 50 năm( đến năm 2047)

- Tổng vốn đầu tư: 90.329.271 USD. Vốn pháp định 24.474.264 USD - Diện tích: 302 ha và được phát triển làm 3giai đoạn.

Địa điểm: xã Kim Chung, Võng La, Hải Bối, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội.

- Đường chính trong KCN rộng 37m đến 42m, với 6 làn đường. Hệ thống đường phụ rộng 26m với 1 làn đường mỡi phía trên tổng số 2 làn đường. - Điện 220KV, cơng suất 50MVA, được đặt ngầm dưới lịng đất cho phép

mở rộng để đáp ứng nhu cầu truyền tăng lên về truyền dữ liệu tốc độ cao. - Về xử lý chất thải công nghiệp: nước thải của các đơn vị thuê đất sẽ được

thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và được xử lý trước khi cho chảy vào kênh chạy qua các KCN.

 Tình hình hiện nay của KCN Thăng Long:

KCN Thăng Long là KCN hiện đại và thành công nhất của Hà Nội. Quy họạch trong và ngoài KCN hoàn chỉnh, với hệ thống giao thơng và các cơng trình phụ trợ đồng bộ và hiện đại, các dịch vụ được cung cấp đầy đủ. Là KCN duy nhất đạt chứng chỉ 14001 về chất lượng quản lý môi trường. Các nhà máy sản xuất trong KCN 100% là các công ty của Nhật, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, sản xuất các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị xuất khẩu lớn.

Diện tích KCN đến thời điểm ngày 31/12/2007 là 274 ha với tổng vốn đầu tư là 76,846 triệu USD, đã hoàn thiện cở sở hạ tầng giai đoạn 3 và tiếp đón các doanh nghiệp vào đầu tư.

Tổng số doanh nghiệp hiện nay là 76 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư là 1022,164 triệu USD, diện tích đất cơng nghiệp là 183 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Tỷ lệ vốn đầu tư trên diện tích đất cơng nghiệp là 5,59triệu USD/ha. Tỷ lệ vốn đầu tư bình qn một cơng nhân là 0,03triệuUSD/CN

Ngồi xuất khẩu thì các sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long phần lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, như Canon có các cơng ty vệ tinh:Kanepackage, Chiyoda, Packer processing, Sato, SWCC, Spindex...sản phẩm của Kein Hing cũng cung cấp cho Panasonic; Spindex cung cấp cho Canon, Suncall; Japan Seidai cung cấp các phần mềm bàn

phím( điện thoại, máy tính, điều khiển…) cho Canon, Sato, Brother và Phúc Điền(Hải Dương) và xuất sang Malaixia... Nói chung, các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long phần lớn có mối quan hệ với nhau về đầu vào và đầu ra của q trình sản xuất. Do đó sự phát triển của các doanh nghiệp cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như tập đồn Canon nếu như có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các công ty vệ tinh. Do vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp là có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Nguyên liệu sản xuất trong KCN Thăng Long chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Nhật, Thái Lan.

Hiện nay, KCN Thăng Long là KCN đứng đầu về thu hút vốn FDI, tốc độ thu hút đầu tư và các lợi ích mang lại trong hệ thống các KCN của Hà Nội. Tính đến hết năm 2007, KCN Thăng Long đã thu hút được tổng vốn FDI lên tới 1,2 tỷ USD, chiếm 2,5% vốn FDI của cả nước và 5,38% vốn FDI của Hà Nội. Thu hút được khoảng 35 ngàn lao động.

Bài học từ 2 mơ hình KCN của Hà Nội cho thấy hiệu quả của mơ hình

KCN chun ngành hơn hẳn so với KCN tổng hợp. Cụ thể KCN Thăng Long được xây dựng theo mơ hình KCN chun ngành( máy móc, điện tử) đã chứng minh được hiệu quả kinh tế khi các doanh nghiệp đa phần đều có tình hình sản xuất ổn định, doanh thu ngày càng cao, thu hút được các dự án đầu tư lớn. Ưu điểm của KCN chun ngành là các cơng ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các sản phẩm có thể cung cấp trao đổi với nhau, ví dụ như mơ hình dưới đây thể hiện mối quan hệ trong sản xuất của công ty Canon với các công ty khác trong KCN:

Mối quan hệ này sẽ giúp cho các các công ty tạo được một mối liên kết trong sản xuất, khơng những tiết kiệm chi phí sản xuất vì các cơng ty trong cùng KCN khơng phải tốn chi phí vận chuyển, mà cịn kết hợp được sức mạnh hợp tác của các cơng ty. Vì sự phát triển của các cơng ty là liên quan chặt chẽ với nhau, các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty mẹ, sản phẩm của công ty mẹ tiêu thụ tốt lại thúc đẩy sự phát triển của các công ty vệ tinh.

Trong khi đó, KCN Sài Đồng B được xây dựng theo mơ hình KCN tổng hợp với rất nhiều các mặt hàng sản xuất khác nhau. Việc hình thành rất nhiều các mặt hàng trong KCN sẽ không tạo được sự liên kết với nhau, ngoại trừ một số ít nhà máy trong KCN Sài Đồng có mối liên kết với nhau như Orion- metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel…Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau như: may mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo…thì các cơng ty khơng thể hợp tác lẫn nhau, không phát huy được sức mạnh hợp tác của các

Packer processing (TL) Canon Spindex (NB) Sato(TL) SWCC (TL) Kane Package (TL) Chiyoda (TL) Japan Seidai(NB) Xuất khẩu Trong nước và xuất khẩu

công ty. Hơn nữa các mặt hàng sản xuất khác nhau trong KCN cịn gây sự khó khăn phức tạp khi phải xử lý nhiều loại chất thải khác nhau. Trước kia, KCN Sài Đồng là KCN có nhiều thành cơng, nhưng sau đó KCN Thăng Long ra đời và ngày càng chứng tỏ được sự đúng đắn trong việc xây dựng một KCN chuyên ngành, vươn lên là KCN thành công và hiện đại nhất cả về mặt

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)