KCN Sài Đồng B

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 45 - 47)

2.2 Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội

2.2.2 KCN Sài Đồng B

 Thông tin chung:

Chủ đầu tư là công ty điện tử Hà Nội( Hanel), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội( 100% vốn đầu tư trong nước).

Thời gian hoạt động: 47 năm( hết năm 2047)

Địa điểm: thị trấn Sài Đồng –huyện Gia Lâm – Hà Nội *Cơ sở hạ tầng:

- Điện 220KV, cơng suất 50MVA được đặt ngầm dưới lịng đất.

- Hệ thống cấp nước có thể cung cấp 10.000m3 nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.

- Hệ thống thông tin liên lạc ở trong KCN được tổng cơng ty bưu chính viễn thơng( VNPT) quản lý và điều hành. Các chủ thuê đất sẽ ký hợp đồng trực tiếp với VNPT.

 Tình hình hiện nay của khu - Tổng diện tích là 97,11 ha.

- Tổng vốn đầu tư : 120,360 tỷ VN Đ

KCN Sài Đồng có tất cả 30 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 411,064 triệu USD và 145,717 tỷ VND, trung bình tỷ lệ vốn đầu tư trên diện tích đất cơng nghiệp là 5,36triệu USD/ha, vốn đầu tư bình qn cơng nhân là 0,028triệuUSD/CN. Diện tích đất cơng nghiệp là 78,38ha, tỷ lệ lấp đầy của khu đạt 100%.

Ngoài các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh…hay sản xuất khuôn đúc, xốp nhựa, dây cáp(dùng trong ơtơ, xe máy)…thì trong KCN cịn có các nhà máy chế biến nơng sản, sản xuất mỹ phẩm, hương liệu, trang sức, may mặc, bánh kẹo, sản xuất thức ăn gia súc, ga …

Việc bố trí các mặt hàng sản xuất khác nhau trong KCN sẽ kém hiệu quả. Thường thì trong một KCN, các nhà máy được bố trí kinh doanh các mặt hàng đồng bộ nhằm giảm chi phí vận chuyển, và hơn nữa là chất thải sản xuất sẽ là các loại chất thải tương tự nhau, nên KCN dễ dàng xử lý cùng loại chất thải. Tuy nhiên, trong KCN Sài Đồng có khá nhiều các nhà máy sản xuất các mặt hàng khác nhau, như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm New Hope đặt trong KCN, chất thải do nhà máy thải ra chưa được xử lý đúng mức, gây nên những ảnh hưởng xấu cho môi trường KCN.

Mặt khác, từ năm 1997 đã có kế hoạch cho phần mở rộng diện tích KCN, tiến hành triển khai lô C và lơ D. Tuy nhiên, cho đến nay thì hai lơ này

vẫn chưa được tiến hành giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân là do chưa giải quyết được vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng. Trong thời gian tới, có thể hai lô này vẫn chưa được mở rộng.

Hiện nay thành viên lớn nhất của KCN Sài Đồng là nhà máy sản xuất bóng đèn hình Orion-Hanel đang bên bờ vực phá sản. Đây là một trong hai doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn nhất vào các KCN của Hà Nội(cùng với Canon). Trong các năm đầu, nhà máy là thành viên tiêu biểu nhất của KCN Sài Đồng cũng như của các KCN Hà Nội với doanh thu cao. Tuy nhiên, các năm gần đây giá trị xuất khẩu và doanh thu của công ty ngày càng giảm nhanh. Và hơn một tháng nay, cơng ty đã ngừng sản xuất. Ngun nhân chính là do sản phẩm bóng đèn hình của Orion ngày càng trở nên lạc hậu, công nghệ khơng được đổi mới, trong khi đó các sản phẩm đèn hình của các hãng khác trên thế giới ngày càng được đổi mới không ngừng về mẫu mã và chất lượng, công nghệ hiện đại. Sản phẩm của Orion không thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác. Mặt khác, khi số nợ của công ty này lên quá nhiều, công ty Orion-metal đã khơng cung cấp sản phẩm của mình cho Orion-hanel nữa, do đó Orion-hanel đã không thể tiếp tục sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)