Tỷ lệ % đóng góp GDP

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 33)

1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về

1.2.4.7 Tỷ lệ % đóng góp GDP

% đóng góp GDP =

Tổng giá trị sản lượng của KCN

x 100% GDP

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của KCN vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của KCN đối với việc tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế để từ đó có cách nhìn nhận đúng trong việc cần thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN.

Có thể đánh giá bằng cách tính dựa trên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị sản lượng.

Tỷ lệ doanh thu =

Tổng doanh thu (triệu USD) Tổng diện tích đất KCN(ha)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất giữa các KCN với nhau. Đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng đất KCN trong phát triển kinh tế, tăng sản phẩm xã hội so với sử dụng đất vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và các mục đích khác.

1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình qn của cơng nhân.

Chỉ tiêu naỳ đánh giá năng suất lao động của mỡi KCN, từ đó ta có thể so sánh giá trị sản xuất mà mỗi công nhân sản xuất giữa các doanh nghiệp và giữa các KCN với nhau.

Giá trị bq trên công nhân =

tổng giá trị sản xuất tổng số công nhân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI.

2.1 Giới thiệu về Hà Nội

2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội.

Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, là một thành phố được hình thành và phát triển gần 1000 năm, nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ.

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, và cũng là trung tâm lớn về kinh tế,tài chính, văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước. Đồng thời là một trung tâm lớn về giao dịch quốc tế. Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, có nhiều tổ chức Quốc tế, các Đại sứ quán của các nước, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề, là nơi tập trung trí tuệ của một đội ngũ đơng đảo các nhà trí thức, các cán bộ khoa học có trình độ cao và giàu kinh nghiệm thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau ở cả Trung ương và địa phương.

Đến cuối năm 2007, Hà Nội có 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích là 927,39km2.

Tỷ lệ tăng dân số của Hà Nội trong năm 2007 đạt kỷ lục là 3,5%, dân số thành phố đến thời điểm này là trên 3,4 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2,17 triệu người. Mật độ dân số là 3.493 người/km2, cao nhất nước ta, gấp một ngàn lần mật độ chuẩn.

Tình hình kinh tế Hà Nội năm 2007:

 Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 4.358 triệu USD, tăng 22% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố đề ra(4.290 triệu USD, tăng20%). Trong đó, xuất khẩu địa phương

đạt 2.432triệu USD,tăng 26,4% so với thực hiện năm 2006(nhiệm vụ UBND TP giao là 2.368 triệu USD, tăng 22%).

Các thành phần kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng khá:

- Khu vực kinh tế nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 2.254 triệu USD, chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 18,3%.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: kim ngạch xuất khẩu đạt 412triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,4%, tăng 19%.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: kim ngạch xuất khẩu đạt 1.691 triệu USD, chiếm tỷ trọng 38,8%, tăng 28,2%

- Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 14.946triệu USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu địa phương đạt 5.116 triệu USD.

 Năm 2007 là năm đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Trong đó, Hà Nội chiếm 290 dự án, với số vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Cho đến nay, Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án và 14,9% tổng vốn đăng ký so với cả nước về thu hút FDI, đứng thứ 2 sau TPHCM.

 Năm 2007, GDP của Hà Nội ước tăng 12,1%, cao nhất từ 10 năm nay ( tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1996-2000 là 10,38%). Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngồi nhà nước ở lĩnh vực cơng nghiệp tăng trưởng cao: trên dưới 30%.

 Thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giao đầu năm.

 Về chỉ số năng lực cạnh tranh, Hà Nội đứng thứ 27 trên 64 tỉnh thành trong cả nước, tăng 13 bậc so với năm 2006.

Năm 2008, thành phố đặt mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế từ 12,5-13%

Những lợi thế của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư vào các KCN:

- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước. Là nơi tập trung các cơ quan Chính phủ, các phái đồn ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc và Phái đòan Cộng đồng Châu Âu, đều đặt trụ sở taị Hà Nội đã tạo cho các nhà đầu tư một mạng lưới liên lạc tốt nhất để chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm.

Hà Nội là nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn, công nghệ tiên tiến và hiện đaị, có điều kiện thuận lợi để thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Là nơi có nhiều địa điểm du lịch, văn hóa của đất nước, là nơi tham quan rất hấp dẫn đối với khách tham quan nước ngồi, đó cũng chính là một điều kiện để quảng cáo Hà Nội đối với các nhà đầu tư.

Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, Có 188 trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trong Thành phố, bao gồm 23 học viện, 38 Đại học, 31 Cao đẳng, 50 trường dạy nghề và 45 trường trung

học với 180.000 sinh viên. Ngoài ra sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, làm vịêc chăm chỉ sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả.

- Là thị trường lớn về cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Hà Nội là thành phố có dân số đơng đứng thứ hai cả nước và cũng là thị trường lớn thứ hai sau TPHCM. Đây là thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn, có ảnh hưởng tiếp cận thị trường đơng dân các tỉnh Miền Bắc có biên giới với Nam Trung Quốc(chỉ cách Quảng Đông, Trung Quốc 800km) và Lào. Hà Nội là địa điểm rất thuận lợi để kinh doanh phân phối. Đồng thời yếu tố này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có cơ hội tiếp cận với thị trường thuận lợi hơn, có nguồn thơng tin thị trường đầy đủ và nhanh chóng hơn và vì thế dễ có những phản ứng thích hợp và kịp thời khi xuất hiện những biến động trên thị trường.

- Nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghiệp.

Khoa học và công nghệ ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Là một trung tâm khoa học của cả nước, Hà Nội có số lượng cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhiều nhất trong cả nước. Đây là một yếu tố quan trọng để Hà Nội có thể nhanh chóng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh.

- Cơ sở hạ tầng phát triển và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế

Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển. Nhiều KCN, KCX và sân bay quốc tế Nội Bài chỉ cách trung tâm thành phố 40km. Cảng Hải Phòng và Cảng Cái Lân (gần vịnh Hạ Long- khu Di sản văn hóa thế giới) là hai cảng container được đầu tư hoàn chỉnh phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Với vị trí đầu mối giao thông của cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường khơng, các doanh nghiệp tại Hà Nội có thuận lợi rất lớn trong việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm của mình.

Ngày nay, trong mơi trường internet, sự giao tiếp hầu như khơng cịn khoảng cách về khơng gian, tuy vậy vị trí địa lý vẫn cịn giữ vai trò quan trọng. Xét riêng về điều kiện vận chuyển, thời gian vận chuyển hàng hóa từ các KCN Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài như sau: KCN Nội Bài: 10 phút; KCN Thăng Long: 20 phút và KCN Sài Đồng B là 50 phút (theo trả lời của các doanh nghiệp trong các KCN). Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, Nội Bài là sân bay quốc tế duy nhất. Do vậy với các nhà đầu tư thì Hà Nội và các địa phương lân cận là sự chọn thơng minh giúp họ giảm thời gian và chi phí vận chuyển bằng hàng không. Điều đáng lưu ý là hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước đều tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường hàng khơng: Từ các ngành sản xuất có hàm lượng cơng nghệ cao như: Điện tử, tin học đến những ngành sản xuất có tính thời vụ như may mặc, giầy dép… Ông Tổng giám đốc KCN Thăng Long còn khẳng định rằng hầu hết các hoạt động vận tải của các doanh nghiệp trong KCN này là bằng đường không, bao gồm cả việc mua nguyên vật liệu và bán hàng hóa. Một điển hình khác là một lãnh đạo của một cơng ty may (100% vốn Trung Quốc chuyên sản xuất áo vét và các loại quần áo khác cho thị trường Hoa Kỳ và EU) ở Nam Sách, Hải Dương cũng cho biết tất cả các sản phẩm của họ đều được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài. Do vậy, có thể khẳng định khả năng tiếp cận cảng hàng không là một lợi thế quan trọng của Hà Nội. Ngoài ra, với cơ sở hạ tầng về điện và viễn thông chất lượng cao, các doanh nghiệp Hà Nội cũng có lợi thế hơn các địa phương khác trong giao dịch và kinh doanh.

- Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có tay nghề cao so với các địa phương khác..

Nguồn lao động Việt Nam dồi dào về số lượng nhưng cịn non kém về chất lượng so với trình độ của thế giới. Tuy vậy, Hà Nội lại có ưu thế hơn hẳn so với những điạ phương khác bởi tỷ lệ tương đối cao về lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, với số lượng lớn các cơ sở nghiên cưú và đào tạo tại Hà Nội, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiều lao động có tay nghề trong thời gian tới. Cuối năm 2007, Thủ đơ Hà Nội có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần và công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc cho các cơ quan Nhà nước và lực lượng quân đội.

2.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”.

Bộ máy tổ chức của Ban gồm có:

- Trưởng ban

- Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban.

- Các phịng chức năng chun mơn, gồm có: 1. Văn phịng Ban quản lý.

2. Phòng Quản lý đầu tư.

3. Phòng Quản lý quy hoạch mơi trường. 4. Phịng Quản lý lao động.

5. Phịng Quản lý doanh nghiệp. 6. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu

7. Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. - Các đơn vị sự nghiệp.

1. Trung tâm Dịch vụ việc làm.

2. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp

2.1.3 Tình hình phát triển cơng nghiệp của Hà Nội.

Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng trưởng cao, tăng 21,4% so với năm 2006. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội qua các năm như sau:

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 336100,3 395809,2 476350 620067,7 808958,3 991049,4 1167715,4 1367968

Hà Nội 23610,7 26495,2 37054 50751,0 64390,9 77496,5 90670,9 110074,5

Chiếm

tỷ lệ 7,02% 6,69% 7,78% 8,18% 7,97% 7,82% 7,76% 8,04%

Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Sở công nghiệp Hà Nội

Bảng 1: Giá trị sản xuất cơng nghiệp của Hà Nội tính theo giá thực tế Mức tăng trưởng này phụ thuộc chủ yếu vào khu vực kinh tế ngồi Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.

Cùng với mạng lưới các Khu công nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, hiện nay Hà Nội có 5 KCNTT và 18 CCN vừa và nhỏ, góp phần quan trọng phát triển ngành cơng nghiệp của cả nước nói chung và của Thủ đơ nói riêng.

5 KCNTT bao gồm: 1) KCN Nội Bài,

2) KCN Nam Thăng Long, 3) KCN Sài Đồng B,

4) KCN Hà Nội – Đài Tư, 5) KCN Thăng Long.

18 CCNVVN cho hiệp hội các doanh nghiệp trong nước bao gồm: 1) KCN tập trung VVN Vĩnh Tuy- huyện Thanh Trì GĐ

2) KCN tập trung VVN Phú Thị- Gia Lâm GĐ1 3) KCN tập trung VVN Từ Liêm GĐ 1

4) Cụm TTCN & CN nhỏ Quận Cầu Giấy 5) Cụm TTCN Quận Hai Bà Trưng

6) CCN VVN Đông Anh GĐ1 7) CCN Ngọc Hồi GĐ1

8) CCN thực phẩm Hapro

9) CCN Phú Thị- Gia Lâm GĐ 2 10) CCN VVN Từ Liêm GĐ 2 11) CCN Ninh Hiệp 12) CCN Phú Minh 13) CCN VVN Vĩnh Tuy GĐ 2 14) CCN Ngọc Hồi GĐ 2 15) CCN Đông Anh GĐ2

16) CCN Lâm Giang Kiêu Kỵ- Gia Lâm 17) CCN Mai Đình

18) CCN Sóc Sơn

Tổng diện tích xây dựng của 18 Cụm khoảng 766,56 ha, đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

5 KCNTT và 18 CCN vừa và nhỏ trên đã chiếm tỷ trọng lớn giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội.

Từ khi KCNTT đầu tiên của Hà Nội được quyết định thành lập (KCN Nội Bài) năm 1994, đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 5 KCNTT. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, các KCN đã đóng vai trị quan trong vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. 5KCNTT của Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 543,11ha, phân bố ở phía đơng Hà Nội, dọc theo quốc lộ 5 có KCN Sài Đồng B và KCN Hà Nội –Đài Tư; và phía Tây Bắc Hà Nội, dọc theo con đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài có KCN Nam Thăng Long, Thăng Long, Nội Bài. TT Tên KCN Tổng vốn đầu tư DT tự nhiên (ha) DT đất CN có thể cho thuê (ha) Tỷ lệ đất CN Triệu USD Tỷ VNĐ 1 Nội Bài 29,95 100 66 66% 2 Sài Đồng B 120,36 97,11(trừ lô C,D) 78,38 80,7% 3 Nam Thăng Long 61 32 17,3 56,11% 4 Hà Nội-Đài Tư 12 40 32 80% 5 Thăng Long 76,846 274 183 66,28% Tổng 118,796 181,36 543,11 376,68

Nguồn: Phòng quản lý đầu tư( Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội)

Bảng 2: Tình hình triển khai các khu cơng nghiệp

2.2.1 KCN Nội Bài

 Thông tin chung

- Chủ đầu tư là liên doanh giữa tổng công ty phát triển hạ tầng đơ thị và tập đồn Renong Malaysia. Tỷ lệ góp vốn là bên VN 30%, phía Malaysia 70%.

- Diện tích :100 ha. Được phát triển làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chiếm 50 ha được thực hiện từ 8/1995 và sẵn sàng cho thuê. giai đoạn 2 chiếm 50ha. KCN Nội Bài đáp ứng rất linh động các nhu cầu đất khác nhau và có thể lựa chọn các khu đất có kích thước từ 0,25 đến 1 ha. Nếu có nhu cầu lớn hơn có thể th các lơ liền kề nhau.

- Tổng vốn đầu tư : 29,95 triệu USD vốn pháp định 11,667triệu USD

- Thời gian hoạt động : 50 năm (đến năm 2044)

- Địa điểm : Xã Quang Tiến –huyện Sóc Sơn – Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các khu công nghiệp tập trung hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)