Cơ cấu sử dụng đất của huyện Ba Tri

Một phần của tài liệu Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện ba tri, tỉnh bến tre trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Trang 36 - 37)

Bảng 3 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Ba Tri Tri

Đvt: ha

Diễn giải 2005 2 010 2 015 Tốc độ phát triển

liên hồn %

Diện tích đất tự nhiên 35.553 35.553 35.553 100,00 100,00

I. Đất nông nghiệp 28.337 27.818 27.743 98,17 99,73

1. Đất sản xuất nông nghiệp 21.444 18.230 18.381 85,01 100,83

2. Đất lâm nghiệp 626 1.103 1.802 176,20 163,37

3. Đất nuôi trồng thủy sản 4.957 8.226 7.300 165,95 88,74

4. Đất làm muối 1.303 200 200 15,35 100,00

5. Đất nông nghiệp khác 7 59 60 842,86 101,69

II. Đất phi nông nghiệp 7.192 7.730 7.810 107.48 101,03

1. Đất ở 942 1.080 1.039 114,65 96,20

2. Đất chuyên dùng 2.458 2.775 2.939 112,90 105,91

3. Đất tôn giáo 37 37 37 100,00 100,00

4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 179 134 121 74,86 90,30

5. Đất mặt nước chuyên dùng 3.576 3.575 3.575 100.00 100,00

6. Đất phi NN khác - 129 100 - 77,52

III. Đất chưa sử dụng 23 5 0 21.74 0,00

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Tri đến năm 2020

Với số liệu của bảng 2.2, diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010 giảm 519 ha; trong đó đất lâm nghiệp tăng 76,2%, đất ni trồng thủy sản tăng 65,95%; khi đó đất làm muối gảm xuống 1.103 ha, điều đó cho thấy sản xuất nơng nghiệp đang chuyển dịch sang nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. Đất làm muối giảm nhanh để chuyển qua ni thủy sản có hiệu quả hơn, cũng như chuyển qua trồng các loại cây trồng khác.

Đất phi nông nghiệp tăng dần, trong đó đất ở và đất chuyên dùng tăng 24,65% và 12,9%; Với tốc độ như vậy là khá nhanh. Tương tự cho năm 2010 đến 2015, điều đó nói lên huyện Ba Tri đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

giảm dần nông nghiệp truyền thống.

3.1.2.11 Lao động

Về mặt kinh tế đây là nguồn lực cơ bản và có tiềm năng to lớn của một quốc nói chung, của một địa phương nói riêng. Phản ảnh sức mạnh của nguồn lực lao động được biểu hiện qua tiêu thức số lượng và chất lượng; về mặt số lượng được đo lường bằng cơ cấu độ tuổi lao động trong tổng dân số, chất lượng lao động được lượng hóa bằng chỉ tiêu năng suất lao động. Năng suất lao động dưới 2 dạng phổ biến là hiện vật và giá trị; hiện vật để đánh giá từng sản phẩm trên mỗi lao động, một ngành, nhưng khơng mang tính so sánh giữa các sản phẩm, cá nhân, các ngành- nghề; năng suất lao động dưới dạng giá trị mang tính so sánh rộng rãi, thậm chí vượt khỏi phạm vi quốc gia, tuy vậy năng suất lao động này chịu sự tác động của yếu tố giá cả và được đánh giá qua chỉ tiêu thu nhập/một đơn vị thời gian. Phản ảnh tình hình lao động của huyện Ba Tri được ghi nhận.

Một phần của tài liệu Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện ba tri, tỉnh bến tre trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w