Tóm tắt ý nghĩa các biến và căn cứ chọn biến

Một phần của tài liệu Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện ba tri, tỉnh bến tre trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Trang 27 - 33)

Tên biến

(Xi) Diễn giải Đơn vị đo lường Căn cứ chọn biến

Kỳ vọng tương quan Ký hiệu Hocvan (X1) Trình độ học vấn của chủ hộ Mù chữ nhận 0, cấp 1 nhận 1, cấp 2 nhận 2…

Mai Văn Nam 2009,

Nguyễn Quốc Nghị 2010 +

H1 Laodong

(X2)

Số người trong tuổi có khả năng lao động

Nhận giá trị tương ứng

Mai Văn Nam 2009, Vũ

Ánh Tuyết 2007 +

H2 Dientich

(X3) Diện tích sản xuất 1000 m2/người Nguyễn Lan Duyên 2014Đinh Phi Hổ 2008 +

H3 Thamgia

(X4)

Tham gia đồn thể, da dạng dịch vụ

Biến giả, có = 1, khơng = 0

Nguyễn Quốc Nghi 2010

Nguyễn Lan Duyên 2014 +

H4 Giaothong (X5) Khoảng cách từ nhà đến giao thông Dưới 1km gần, 1- 2km t/b, hơn 2 xa Đinh Phi Hổ (2008)

Nguyễn Lan Duyên 2014 -

H5 Tindung (X6) Vay vốn của chủ hộ Biến giả, có =1, không = 0 Âu Đức Vi 2008 Mai Văn Nam 2009, Đinh

Phi Hổ 2008 -

H6

Nguồn: Tham khảo và tổng hợp

2.1.2.3Phương pháp chọn mẫu và quy mơ mẫu

Mẫu và kích thước mẫu rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học, thiết kế mẫu khơng đầy đủ, thiếu thực tế, khơng chính xác, sẽ làm mất thời gian nhiều hơn. Kích thước mẫu cho một đối tượng nghiên cứu có nhiều tiêu thức, nếu quá nhỏ chưa

đủ điều kiện để khẳng định tính quy luật, ngược lại mẫu quá lớn thì độ tin cậy càng cao nhưng cũng cao về chi phí và thời gian.

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn loại (chọn 1 lần); tác giả thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, hướng dẫn người thực hiện điều tra cách ghi chép các tiêu thức, cách thức phỏng vấn và trên tuyến đường thấy nhà có mở cửa xin vào (khơng lựa chọn loại nhà, hay quen biết).

- Kích thước mẫu, là số mẫu cần cho khảo sát, phục vụ cho đề tài nghiên cứu; để đảm bảo mức độ an toàn cao, tác giả chọn 120 mẫu phục vụ cho đề tài, dự kiến khảo sát 70 mẫu cho mỗi xã.

2.1.2.4Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên thống kê học để phân tổ dữ liệu, tính tốn, phân tích các thơng số, nhằm phản ảnh hiện tượng tập trung hay phân tán của hiện tượng, đánh giá xu hướng vận động, mức độ tăng (giảm) tương đối, tuyệt đối, bình qn...

2.1.2.5Phương pháp phân tích

Căn cứ vào các kết quả tính tốn, có sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính Excel, SPSS, thực hiện các thủ thuật theo lập trình của phân tích định lượng.

2.2.3Thiết kế nghiên cứu

Q trình nghiên cứu được chia 2 giai đoạn:

2.2.3.1 Giai đoạn 1

- Hình thành ý tưởng, tích lũy các vấn đề có liên quan, chọn địa điểm thực hiện, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các tổ chức quản lý, cá nhân có kinh nghiệm, phát thảo đề cương, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát gắn với các thang đo thích hợp.

- Xây dựng khung nghiên cứu, để tập trung vào nội dung của đề tài, tác giả căn cứ vào quy định của Nhà nước có trong Bộ tiêu chí NTM, các biến được chọn lọc phục vụ đề tài.

- Khảo sát sơ bộ mỗi địa điểm 10 hộ, để có cơ sở thực tế hồn chỉnh bảng khảo sát cho giai đoạn tiếp theo.

2.2.3.2 Giai đoạn 2:

- Tiến hành khảo sát thực tế mỗi địa điểm 70 hộ, bằng cách gửi phiếu điều tra cho địa phương (hướng dẫn nội dung và ghi chép), hẹn thời gian nhận lại.

- Kiểm tra toàn diện các phiếu khảo sát, nhằm loại bỏ các thông tin ghi không đúng hàng hoặc cột, hay số liệu nghi ngờ…và giữ lại 120 phiếu.

- Phân tổ dữ liệu theo yêu cầu của từng nội dung. - Nhập dữ liệu vào máy tính.

- Xử lý dữ liệu bằng phần mềm máy tính, kiểm định các thơng số về tính phù hợp, mức độ liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, phân tích mơ hình hồi quy đa biến (MRA) và các thủ tục cần thiết khác.

- Trình bày kết quả, phân tích đánh giá và thảo luận. 2.2.4Cơ sở dữ liệu

2.2.4.1Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn, có các tiêu thức ghi nhận cả định tính và định lượng, thảo luận với nhóm chuyên gia để xây dựng bảng câu hỏi và nội dung câu hỏi, phỏng vấn thử, điều chỉnh-hoàn thiện câu hỏi, tiến hành điều tra phỏng vấn chính thức. Mỗi một mục hỏi được trả lời bằng đánh chéo vào ô hoặc ghi nhận giá trị cụ thể của từng quan sát theo đơn vị đo lường thích hợp.

2.2.4.2Dữ liệu thứ cấp

Thu thập từ những nghiên cứu trước, trên tài liệu đã được công bố, hội thảo khoa học, phương hướng-nhiệm vụ và chương trình hành động của Tỉnh Ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện Ba Tri, của các ngành có liên quan.

20

2.3Phân tích các nhân tố của mơ hình định lượng

2.3.1Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập có tương quan và có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi độ tin cậy của hệ số hồi quy từng phần nhỏ nhất 95% (mức ý nghĩa α = 5%) (Pvalue- Sig. < 0.05), kết luận giữa biến độc lập và biến phụ thuộc tương quan và có ý nghĩa thống kê.

2.3.2Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình

Mục tiêu của kiểm định nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay khơng. Mơ hình được xem là khơng phù hợp khi R2 = 0 (hệ số xác định bội) tính khả dụng của mơ hình khơng đạt, nói cách khác mơ hình hồi quy đa biến tổng thể xây dựng các biến độc lập khơng giải thích được chút nào cho những biến thiên trong biến phụ thuộc; mơ hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.

Giả thuyết: H0: R2 = 0 H1: R2 ≠ 0

Sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance, ANOVA), chọn độ tin cậy cho kiểm định 95%, (mức ý nghĩa α = 5%); nếu Sig. < 0.05, cho phép bác bỏ H0, chấp nhận giả thuyết H1, mơ hình được xem là phù hợp.

2.3.3 Kiểm định hệ số và dấu của các hệ số hồi quy

- Kiểm định hệ số hồi quy là xem xét các hệ số có giá trị như thế nào để biết độ dốc của đường tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc.

- Kiểm định dấu của hệ số hồi quy, là xem xét dấu kỳ vọng của từng biến độc lập với biến phụ thuộc có thỏa và đồng biến hay nghịch biến với biến phụ thuộc được kỳ vọng.

21

2.3.4Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến, là sự thổi phồng của một kết quả có nhiều nguyên nhân, do đó đánh giá sai sự thật, các ngun nhân đó gần như nhau về mặt tính chất, đó là giữa các biến độc lập có tương quan thuận chặt chẽ với nhau, được phát hiện qua nhân tố phóng đại VIF và được tính bởi cơng thức: VIFj 1

1R2 trong đó 2 là giá trị hệ số xác định trong hàm hồi quy của biến giải thích thứ j theo (k-1) biến giải thích cịn lại. Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF), nếu trị số của VIF ≥ 10, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Kết luận chương 2

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng đan xen nhiều phương pháp: định lượng, quan sát, thống kê, tổng hợp, phân tích hồi quy đa biến...với mục đích làm rõ, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thu nhập của người dân.

Đề tài áp dụng mơ hình nghiên cứu theo hồi quy đa biến có dạng: Thu nhập (Y) = b0+b1X1+b2X2+b3X3+b4X4+b5X5+b6X6

j

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ba Tri

3.1.1Các điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý của huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Huyện Ba Tri có tọa độ 106o28'17"-106o41'25" kinh độ Đông; 9o57'38"- 10o11'14" vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc và phía Đơng Bắc giáp huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là sơng Ba Lai

Lng

- Phía Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sơng Hàm

- Phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trơm.

Với vị trí đó, Ba tri 3 mặt là giáp sơng lớn và biển, chỉ có phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền huyện Giồng Trôm, tạo nên giao thông thủy rất thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa với các địa phương và điều kiện tốt cho việc nuôi trồng, khai thác thủy-hải sản và diêm nghiệp; bên cạnh ngành chủ yếu là nơng nghiệp.

3.1.1.2Diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên 355,53 km2, chiếm 15,3% diện tích tỉnh Bến Te. Cơ cấu

đất: Đất phù sa mới, đất cát giống, đất thịt…thích hợp cho nhiều loại cây trồng từ lương thực đến thực phẩm. Ba Tri là huyện phát triển mạnh nhất so với huyện Bình Đại và Thạnh Phú. Địa hình rất bằng phẳng, có độ nghiêng ra sơng ra biển < 0,50; mực thủy cấp thấp do vậy phần lớn diện tích bị ngập khi triều cường và để lại một lượng phù sa đáng kể; tuy vậy nước mặn cũng thường xuyên thâm nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, nhưng gây bất lợi cho ngành trồng trọt.

3.1.1.3Một số điều kiện tự nhiên khác

Một phần của tài liệu Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện ba tri, tỉnh bến tre trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w