Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo hành vi đối với hàng giả

Một phần của tài liệu Thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm giả thương hiệu thời trang trường hợp tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến YD1 6.88 4.415 0.440 0.687 YD2 6.85 4.006 0.563 0.615 YD3 6.87 4.126 0.543 0.628 YD4 6.75 3.929 0.470 0.676 Cronbach’s Alpha: 0.714

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hàng giả

Sáu nhân tố với 23 biến quan sát ảnh hưởng đến thái độ đối với hàng giả sau khi đạt được độ tin cậy trong phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố lần 1.

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 (Phụ lục 5a) và chỉ số KMO = 0.834 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 20 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 69.105 (> 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) (Phụ lục 5a), hệ số tải nhân tố lớn nhất của hai biến GC4 = 0.411 bị loại do chưa đạt yêu cầu (< 0.5). Do đó, việc phân tích nhân tố lần 2 được thực hiện với việc loại hai biến này.

Phân tích nhân tố lần 2.

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 (Phụ lục 5b) và chỉ số KMO = 0.823 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 19 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 70.724 (> 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrixa) (Phụ lục 5b), các biến GC3, CT4, RR1, RR2 bị loại do chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều chưa đạt yêu cầu (≥ 0.3). Phân tích nhân tố sẽ được tiến hành lần 3 với việc loại các biến này.

Biến Yếu tố quan sát 1 2 3 4 5 CQ2 .812 CQ1 .754 CQ3 .753 CQ4 .748 -.216 CT1 .871 CT2 .814 .262 CT3 .804 .222 .208 RR5 .874 RR3 .821 RR4 .281 .798 TM2 .874 TM1 .833 TM3 -.212 .784

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 (Phụ lục 5c) và chỉ số KMO = 0.808 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 15 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 76.022 (> 50%) đạt yêu cầu.

Kết quả tại bảng Rotated Component Matrixa (Phụ lục 5c) cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu. Chênh lệch hệ số tải nhân tố của mỗi một biến quan sát đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thái

GC2 GC1 .251 .266 .205 .903 .893

(Nguồn: số liệu phân tích dữ liệu bằng SPSS)

Dựa vào kết quả bảng ma trận xoay các nhân tố (Rotated Component Matrixa) lệnh Transform/Compute Variable/mean được sử dụng để nhóm các biến đạt yêu cầu với hệ số tải nhân tố > 0.5 thành 5 nhân tố. Các nhân tố này được gom lại và đặt tên cụ thể như sau:

Nhân tố 1: được nhóm lại bằng lệnh trung bình bằng lệnh COMPUTE CQ =

MEAN (CQ1, CQ2, CQ3, CQ4) và được đặt tên là chuẩn chủ quan ký hiệu CQ.

Nhân tố 2: được nhóm lại bằng lệnh trung bình bằng lệnh COMPUTE CT =

MEAN (CT1, CT2, CT3) và được đặt tên là tính chính trực ký hiệu CT.

Nhân tố 3: được nhóm lại bằng lệnh trung bình bằng lệnh COMPUTE RR =

MEAN (RR3, RR4, RR5) và được đặt tên là cảm nhận rủi ro ký hiệu RR.

Nhân tố 4: được nhóm lại bằng lệnh trung bình bằng lệnh COMPUTE TM =

MEAN (TM1, TM2, TM3) và được đặt tên là sự thỏa mãn cá nhân ký hiệu TM.

Nhân tố 5: được nhóm lại bằng lệnh trung bình bằng lệnh COMPUTE GC =

MEAN (GC1, GC2) và được đặt tên là mối tương quan giá cả - chất lượng ký hiệu GC.

4.3.2. Thang đo thái độ đối với hàng giả

Thang đo thái độ đối với hàng giả gồm 4 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 (Phụ lục 6) và Chỉ số KMO = 0.772 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.

Tại mức giá trị Eigenvalues = 2.303, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố từ 4 biến quan sát với phương sai trích là 57.579% (>50%) đạt yêu cầu.

Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hớn 0.5 đạt yêu cầu.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo thái độ đối với hàng giả

Biến quan sát Yếu tố 1 TD1 .781 TD3 .780 TD2 .738 TD4 .734

(Nguồn: số liệu phân tích dữ liệu bằng SPSS)

Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá, lệnh Transform/Compute Variable được sử dụng để nhóm bốn biến COMPUTE TD = MEAN (TD1, TD2, TD3, TD4) thành biến thái độ đối với hàng giả ký hiệu là TD.

4.3.3. Thang đo hành vi mua hàng giả

Thang đo hành vi mua hàng giả gồm 4 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 (Phụ lục 7) và Chỉ số KMO = 0.739 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.

Tại mức giá trị Eigenvalues = 2.170, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố từ 4 biến quan sát với phương sai trích là 54.245% (>50%) đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm giả thương hiệu thời trang trường hợp tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)