CHƯƠNG 1 : GIỚI THI ỆU ĐỀ TÀI
3.2. Mối quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên khối APEC
Ngay từ đầu, APEC đã tích cực theo đuổi mục tiêu tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế, đồng thời giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên, APEC cũng rất coi trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật. APEC hoạt động trên nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận, tự
nguyện,
Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc là mối quan hệ phát triển năng động và toàn diện nhất của ASEAN. Trung Quốc hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, với thương mại hai chiều đạt trên 200 tỉ USD. ASEAN hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp đơi trong vịng thập kỷ qua (từ 45 tỷ USD tăng lên 92 tỷ USD).
Trong 7 năm qua, APEC đã đóng vai trị quan trọng duy trì q trình tự do hố và tạo thuận lợi hố cho dịng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực. Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khôi lượng thương mại với các đối tác trong APEC. APEC cũng chính là điều kiện để Việt Nam khẳng định quá trình hội nhập kinh tế đầy đủ của mình. Việt Nam có nhiều đối tác lớn trong APEC như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga. Thị trường APEC có tiềm năng rất lớn đối với Việt Nam trong hiện tại và tương lai, lợi ích APEC đem lại cho Việt Nam là rất cụ thể khi thuế thương mại giảm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường trong khu vực chiếm tới 60%, nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu nhập khẩu chính từ các nền kinh tế APEC. Ngoài ra, đây là nơi hội tụ kinh nghiệm quản lý, công nghệ, đầu tư. Đây là khu vực đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, chiếm khoảng 65%. Nguồn viện trợ phát triển (ODA) quan trọng đối với Việt Nam cũng chủ yếu đến từ các thành viên APEC. Bên cạnh đó, 75% khách du lịch tới Việt Nam cũng là từ các thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó có thể kể đến những đối tác chiến lược quan trọng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc…
Tình hình kinh tế APEC 2015 theo World bank:
Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm nhẹ ở các nước trong khu vực các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay, mặc dù có những lợi ích từ việc giảm giá dầu và sự phục hồi kinh tế vẫn tiếp tục trong các nền kinh tế phát triển.
40
Khu vực này sẽ vẫn chiếm tới một phần ba tăng trưởng tồn cầu, gấp đơi so với tất cả các khu vực đang phát triển khác.
Các nền kinh tế đang phát triển của Đông Á được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2015 và năm 2016, giảm nhẹ từ 6,9% trong năm 2014.
Tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến trung bình khoảng 7% trong hai năm tới, so với 7,4% trong năm 2014.
Tăng trưởng của các nước phát triển Đơng Á cịn lại dự kiến sẽ tăng 0,5%, xuống còn 5,1% trong năm nay, chủ yếu do nhu cầu trong nước trong các nền kinh tế lớn Đông Nam Á.
3.3 Thực trạng tập trung ngân hàng tập trung ở các nước thành viên
khối APEC
Cơ cấu của ngành ngân hàng từ lâu đã là một vấn đề quan tâm của chính sách tập trung chủ yếu xoay quanh xu hướng tập trung và ảnh hưởng của nó lên hiệu quả kinh tế, lợi nhuận ngân hàng, tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc hợp nhất các ngành cơng nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ở các quốc gia đã và đang phổ biến rộng rãi trong nhiều thập kỷ gần đây đã dẫn đến một sự suy giảm về số lượng các ngân hàng nhỏ. Thay đổi công nghệ và quản lý khi hợp nhất liên tục đang tiếp tục giảm số lượng các ngân hàng nhỏ, và các ngân hàng đa quốc gia lớn sẽ đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong thị trường ngân hàng trong nước. Nhiều đối thủ cạnh tranh trung bình trong nước và nước ngồi có thể làm giảm những lo ngại về những ảnh hưởng của tập trung lên cạnh tranh nhưng tăng các vấn đề quan trọng đối với bảo đảm chính sách an tồn và ổn định tài chính.
41
Bảng 3.1: biểu đồ thể hiện thực trạng bình quân tập trung ngân hàng của các nước APEC
Nguồn: tổng hợp từ Excel trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 381 quan sát của 21 quốc gia trong giai đoạn 1998– 2011.
Tập trung tăng đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2009. Mức độ cũng khác nhau giữa các nước. Tập trung tài sản được tổ chức bởi ba ngân hàng lớn nhất ở Singapore là 94,46%, tức tài sản trong lĩnh vực ngân hàng được gần như hồn tồn kiểm sốt bởi các ngân hàng này. Tuy nhiên, tập trung tài sản được của ba ngân hàng lớn nhất tại Nga là khá thấp ở mức 28,9%, nghĩa là tài sản trong lĩnh vực ngân hàng rất đa dạng.
Theo các số liệu thống kê mô tả từ Statista, đến 2015, các nước phát triển với mức độ tập trung cao nhất trong ngành ngân hàng trong khu vực là Mỹ và Nhật Bản. Tại Mỹ, nơi các ngân hàng ‘quá lớn để sụp đổ’ khiến nền kinh tế đến bên bờ vực sụp đổ năm 2008, các ngân hàng đã ít tập trung hơn; ba ngân hàng lớn nhất kiểm soát khoảng 45% tổng tài sản của ngân hàng. Và trong khi mức độ tập trung của Mỹ đã thấy giảm bớt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thì ở Canada tập trung khơng ngừng tăng lên. Theo báo cáo của Global Financial Stability cho thấy rằng Canada là
một trong số ít các quốc gia mà ba ngân hàng lớn nhất - RBC, TD và Scotiabank - kiểm soát hơn 60% của tất cả tài sản ngân hàng.
Chile và Peru được đặc trưng bởi một hệ thống ngân hàng tương đối tập trung với số lượng nhỏ của các tổ chức. Tính đến tháng 12 năm 2012 Chile đã có 24 ngân hàng và tổng tài sản $ 253 tỷ và Peru đã có 16 ngân hàng và tổng số tài sản của $ 80 tỷ. Một trong những khác biệt chính trong hệ thống ngân hàng là sự hiện diện và kích thước lớn của các ngân hàng nước ngồi.
Có một xu hướng giảm của thị trường tập trung cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 (bắt đầu từ năm 1982, khi các quy định về tài chính được bãi bỏ làm xuất hiện các ngân hàng mới và gây ra cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện có). Tập trung ngân hàng tại Hàn Quốc vẫn giảm cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98. Do được bãi bỏ quy định về tài chính, nó đã tăng lên rõ rệt kể từ cuộc khủng hoảng do giảm số lượng ngân hàng, hợp nhất ngân hàng, và tạo ra các ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng. Ngược lại, tập trung thị trường Trung Quốc liên tục giảm từ 1994 đến 2008 do thay đổi trong chính sách của chính phủ Trung Quốc về ngân hàng, cho phép thành lập ngân hàng nhiều hơn và thúc đẩy cạnh tranh. Mặc dù một số vụ sáp nhập của các ngân hàng xảy ra trong những năm gần đây, số lượng các ngân hàng mới tạo ra vẫn vượt xa số lượng ngân hàng được mua và sáp nhập. Khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2008 giảm giá trị thị trường của các ngân hàng Mỹ và phương Tây, bốn ngân hàng Trung Quốc vẫn xếp hạng trong top 10 ngân hàng trên thế giới.
Thơng qua việc chuyển đổi tài chính để đối phó cuộc khủng hoảng 1997, số lượng các ngân hàng ở Đông Nam Á giảm tới năm 2005 do hợp nhất ngân hàng và đóng cửa các ngân hàng nhỏ hơn và thất bại. Ví dụ, Hàn Quốc và Malaysia đã dẫn đến cải cách ngành ngân hàng nơi củng cố vai trò trung tâm. Theo các bước sau là Thái Lan và Philippines, nhưng ở một giai đoạn chậm mà chương trình kết hợp giữa chính phủ và IMF đã để lại những giải pháp cho các lực lượng thị trường. Trong Indonesia 68 ngân hàng đã đóng cửa, 33 bị quốc hữu hóa, 27 ngân hàng được tái cấp
vốn, 4 ngân hàng nhà nước đã được sáp nhập vào một ngân hàng quốc doanh mới và một số ngân hàng tư nhân cũng đã được sáp nhập [3]. Tuy nhiên, việc giảm số lượng ngân hàng không trực tiếp chuyển thành tăng hoặc giảm nồng độ [4].
Ngành ngân hàng Việt dường như có một sự tập trung cao với sự thống trị của các ngân hàng thương mại quốc doanh. 4 ngân hàng thương mại quốc doanh chính bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV tài khoản cho 38% tổng số vốn điều lệ và 49% tổng tài sản của toàn hệ thống. Kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã thể hiện nhiều yếu kém, làm chậm sự phục hồi của nền kinh tế. Kết quả là, vào ngày 01 tháng 3 năm 2012, các chiến lược cải cách tái cấu trúc ngành ngân hàng với số lượng các ngân hàng trong nước được dự báo sẽ giảm xuống còn khoảng 15-17 đơn vị trong năm 2017. Cụ thể:
Sau giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế Thế Giới vào cuối năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đứng trước tình thế bắt buộc phải tiến hành tái cơ cấu ngay lập tức. Cụ thể, NHNN đã đưa ra đề án 254 “Tái cơ cấu các TCTD trong giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống các TCTD, đặc biệt trước tiên là với các ngân hàng có quy mơ nhỏ hoặc đang có vấn đề trong hoạt động. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN, tính đến tháng 9 năm 2015, hoạt động M&A giữa các NHTM Việt Nam cho dù chưa thể được tiến hành mạnh mẽ theo đúng như kế hoạch nhưng cũng đã đạt được một số kết quả khả quan trong việc tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ và hoạt động yếu kém qua các thương vụ M&A như sau:
Giai đoạn 1991-2005
Sau năm 1991, hàng loạt các NHTM cổ phần ra đời và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1997 là năm có số lượng NHTM cao nhất với 84 ngân hàng. Từ năm 1998 đến năm 2001, NHNN áp dụng chương trình 3 năm củng cố hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NH.
Do sự khó khăn của một nền kinh tế non trẻ và sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 khiến cho nhiều NH lâm vào tình trạng khó
khăn, NHNN chịu áp lực phải củng cố tập trung xây dựng hệ thống NH vững mạnh. Vì vậy, NHNN đã thực hiện chiến lược chấn chỉnh tổ chức tín dụng cổ phần, và đã có khoảng trên 10 ngân hàng cổ phần nông thôn được củng cố bằng con đường giải thể, rút giấy phép, sáp nhập với những NH lớn ở đô thị. Đối tượng sáp nhập: hoạt động sáp nhập diễn ra giữa các NHTM cổ phần với nhau và giữa các NHTM Cổ phần với các quỹ tín dụng nhân dân
Có thể kể ra một số ví dụ như:
- NH quốc tế Hà Nội mua lại NHTM Cổ phần Mekong.
- NHTM Cổ phần Phương Nam đã sáp nhập với NHTM CP Châu Phú (An Giang), Quỹ tín dụng nhân dân Định Cơng (Thanh Trì - Hà Nội), NHTM Cổ phần Đại Nam, NHTM Cổ phần Đông Á mua lại NHTM Cổ phần tứ giác Long Xuyên
- NHTM Cổ phần Thương Tín sáp nhập với NHTM Cổ phần Thạnh Thắng - Cần Thơ.
- NHTM Cổ phần Tây Đô sáp nhập vào NHTM Cổ phần Phương Đông vào năm 2003 nâng vốn điều lệ của NHTM Cổ phần Phương Đông lên 101 tỷ đồng.
Như vậy, hoạt động sáp nhập Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1991-2003 chủ yếu là do NH Nhà nước chỉ định sáp nhập một số NHTM Cổ phần để cơ cấu lại tổ chức NH sao có hiệu quả hơn, ngồi ra cịn có thêm lý do ý thức tự thân của các NHTM Cổ phần sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh với 4 NHTM NN. Nhưng nhìn chung chưa có vụ sáp nhập ngân hàng nào thực sự diễn ra.
Giai đoạn 2005-2010
Đánh dấu cho hoạt động M&A ở Việt Nam là việc Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp 2005, trong đó các khái niệm về M&A lần đầu tiên được ghi nhận trong luật pháp Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động sau này. M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện nay thực sự chỉ diễn ra sôi động trong những năm 2006 - 2007. Tuy nhiên, các thương vụ này chủ yếu là do NH trong nước bán cổ phần cho các tập đoàn tài chính, các quỹ đầu tư nước ngồi và một số cổ đơng chiến lược khác với hai xu hướng rõ rệt là các NH, các nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NH Việt Nam. Ngồi ra, khơng thể bỏ qua một xu hướng nữa là các NH lớn của Việt Nam mua cổ phần của các NH nhỏ.
Như vậy, trên thị trường M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn này có những đặc trưng sau:
- Khơng có một thương vụ M&A hồn tồn mà chỉ là mua một lượng phần trăm cổ phần nào đó, dừng lại ở mức là hợp tác, hỗ trợ, các cổ đông chiến lược. Điều này là hiển nhiên vì các NHTM bị hạn chế tỷ lệ nắm giữ của các nhân, tổ chức nước ngoài là 30%, mỗi một cá nhân tổ chức nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 10% trừ cổ đông chiến lược là 20%.
- Động lực của các thương vụ M&A là một q trình tự thân, khơng phải do NHNN hay bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào chỉ định, các ngân hàng đến với nhau đơn giản để có được những lợi ích cho ngân hàng mình
- Hai xu hướng M&A rõ ràng là NH lớn nước ngoài mua cổ phần của các NH Việt Nam, và các NH Việt Nam lớn mua cổ phần của các NH nhỏ.
Giai đoạn 2011 đến nay
Năm 2011, hoạt động M&A Ngân hàng luôn là một trong những ngành sôi động nhất (chỉ sau thực phẩm - trong hoạt động M&A có sự tham gia của nước ngoài, và sau dịch vụ tài chinh- trong hoạt động M&A nội địa) ( biểu đồ 1.1). Với sự tham gia của một số quỹ đầu tư và các ngân hàng nước ngoài, một số ngân hàng Việt Nam đã thực hiện thành công việc mua bán cổ phần của mình, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng cơng nghệ, điển hình như:
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bán cho Mizuho 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
- IFC mua 10% cổ phần VietinBank với tổng giá trị lên tới 182 triệu USD là thương vụ tiêu biểu đánh dấu hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam và cũng là thương vụ phát hành cổ phần có giá trị lớn nhất trong năm.
- Commonwealth Bank of Australia đã mua thêm 25 triệu cổ phần của Ngân hàng Quốc tế (VIB) với giá lên tới 45.000 đồng/cp; qua đó tăng tỷ lệ nắm giữ từ 15% lên 20%.
Ngồi ra, còn các thương vụ M&A tiêu biểu khác như giữa Standard Chartered và ACB, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) và Techcombank, OCBC và VPBank, Deutsche Bank và Habubank, Ngân hàng Singapore (UOB) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB) hay Maybank và ABBank...
M&A trong nước cũng có những sự kiện đình đám có thể kể tới: