Nguồn dữ liệu

Một phần của tài liệu Tác động của tập trung hệ thống ngân hàng lên thất nghiệp ở các nước thành viên khối APEC (Trang 71 - 73)

Biến quan sát Nguồn

BC, BCre, SMA Beck và cộng sự (2012)

BBC, CMR, Itax, RIT Gwartney và Lawson (2009)

ET PRS Group (2009)

FDIin, FDIout, GDPCa, INF, Open, Ogap, 0-14, 65+, RIR,

World Bank

UR ILO, World Bank

Nguồn: tổng hợp từ tác giả

Trong quá trình thu thập dữ liệu, các quốc gia không đủ dữ liệu sẽ được loại bỏ (Đài Loan). Do đó, sau khi giới hạn lại, mẫu của bài nghiên cứu còn lại 20 quốc

61

gia tương đương 381 quan sát. Dữ liệu thất nghiệp tác giả lấy từ chỉ số cơ bản của ILO (2009). Được dựa trên các cuộc điều tra lực lượng lao động và do đó khơng đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp đã đăng ký. Thay vào đó chúng được dựa trên một tiêu chuẩn quốc tế để xác định những người thất nghiệp là tất cả những người ở trên một độ tuổi cụ thể, trong thời gian tham khảo, hiện đang sẵn sàng cho cơng việc nhưng khơng có việc làm, và đang tìm việc làm. Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp ở các quốc gia có thể khác nhau vì nó liên quan đến các yếu tố như giới hạn độ tuổi và tiêu chí tìm việc làm, ILO đã thực hiện nỗ lực rất lớn để có thể so sánh giữa các quốc gia. Ví dụ, đối với giới hạn tuổi, gần như tất cả các quốc gia trình bày trong bài này đề cập đến nhóm 15 tuổi trở lên. Hơn nữa, ILO đã 'làm sạch' tất cả các chuỗi thời gian quốc gia để loại bỏ vi phạm trong chuỗi. Do đó những dữ liệu có thể so sánh theo thời gian. Mặc dù số liệu thất nghiệp của ILO khơng hồn tồn hài hịa giữa các nước, nhưng nó hài hịa hóa đến một mức độ lớn.

Trong bài nghiên cứu của Horst Feldmann, mơ hình kiểm định các yếu tố tác động đến thất nghiệp có sử dụng biến Quy tắc giao dịch vốn được thu thập theo tính tốn của Ostry. Tuy nhiên, do điều kiện dữ liệu của các nước APEC chưa thể tiến hành tính tốn như vậy nên tác giả loại biến này khỏi mô hình thực nghiệm của mình. Các biến luật bảo vệ lao động, lương tối thiểu, quy tắc thị trường sản phầm, trợ cấp thất nghiệp, chiến tranh khi đưa vào mơ hình hồi quy thì số quan sát rất thấp nên tác giả cũng loại các biến này khỏi mơ hình.

4.3.2 Sự phù hợp của kích thước mẫu

Mẫu của bài nghiên cứu 21 quốc gia, giai đoạn 19 năm 1996 – 2014, tương đương 381 quan sát với dữ liêụ bảng. Theo Baltagi dữ liệu này chưa là macro panel data, tuy nhiên mẫu với 381 quan sát là một cỡ mẫu lớn đối với hàm hồi quy trong thống kê. Do đó kết quả nghiên cứu từ mơ hình hồi quy có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Hơn nữa, thời gian kiểm tra bao gồm các cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây, kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp một cái nhìn tồn diện về tình hình thất nghiệp, tập trung ngân hàng của các quốc gia trong khu vực này.

Dựa vào mơ hình của Horst Feldmann được trình bày ở trên cùng với bộ dữ liệu được thu thập cho phù hợp với đặc điểm các biến và mơ hình, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định mơ hình bằng phần mềm Stata 11 ở phần 4.4.

4.4 Kết quả thực nghiệm

4.4.1 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình

Sau khi thu thập và tính tốn dữ liệu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong bảng 4.4.1 dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến sử dụng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Tác động của tập trung hệ thống ngân hàng lên thất nghiệp ở các nước thành viên khối APEC (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w