Cơ sở văn hoá Việt Nam

Một phần của tài liệu Yếu tố thuộc môi trường văn hóa tác động đến đặc tính của hệ thống kế toán VN (Trang 27 - 35)

2.1. VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƢNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM

2.1.2. Cơ sở văn hoá Việt Nam

a. Xác định tọa độ nền văn hoá Việt Nam

 Chủ thể văn hoá là các dân tộc Việt Nam

Gồm 54 dân tộc có chung nguồn gốc từ chủng Indonesien (Mã lai cổ) nhƣng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng.

 Lãnh thổ văn hoá Việt Nam:

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đơng Nam Á, có khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, lãnh thổ bao gồm ¾ là đồi núi, ¼ cịn lại là đồng bằng. Đó là nhân tố đầu tiên và cũng là nhân tố làm nên đặc trƣng gốc của văn hố Việt Nam, văn hóa gốc nơng nghiệp mang tính trọng tĩnh, ƣa thích ổn định, do nghề nghiệp chính của mình phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều nên sống hài hòa với nhau.

 Lịch sử văn hoá Việt Nam

Gắn liền với quá trình dựng nƣớc, chống giặc ngoại xâm, ứng phó với thiên tai, lũ lụt tạo cho ngƣời Việt tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn đó là nét văn hóa mang tính cộng đồng. Trong q trình đó, văn hố Việt Nam giao lƣu, tiếp biến với văn hoá với Trung Hoa, văn hoá Chiêm Thành, Chân Lạp, văn hố Pháp, Liên Xơ, Đơng Âu, và Mỹ. Trong điều kiện giao lƣu văn hoá với nhiều nƣớc trên thế giới, ta vừa kế thừa, gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa tiếp nhận đƣợc những thành tựu, chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành nét văn hóa đa sắc nhƣng đặc trƣng, mang đậm tính chất Việt.

 Nội dung của nền văn hố Việt Nam

Dựa trên hệ thống lý thuyết chúng ta xem văn hóa nhƣ một hệ thống gồm 4 tiểu hệ: Văn hố nhận thức, Văn hoá tổ chức đời sống, Văn hố ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên, Văn hoá ứng xử với môi trƣờng xã hội. Cấu trúc của hệ thống văn hóa đƣợc mơ tả ở Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa.

Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo đến Việt Nam

Tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam. Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con ngƣời có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lƣợng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con ngƣời có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phƣơng diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nƣớc cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nƣớc mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dƣới. Điều này đã tạo cho con ngƣời nếp sống trên kính dƣới nhƣờng, tơn trọng thứ bậc. Tƣ tƣởng chính danh giúp cho con ngƣời xác định đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội. Nhà nƣớc Việt Nam đã khai thác tính chất cứng rắn, trật tự này để tổ chức và quản lý đất nƣớc.

Bên cạnh ảnh hƣởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực, do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các cơng việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cƣơng phép nƣớc và vi phạm pháp luật. Ngoài ra, với truyền thống “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, đã hình thành thói quen tuyển dụng, sắp xếp và bố trí cán bộ khơng theo năng lực, trình độ và địi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tơng tộc, dịng họ. Đạo cƣơng – thƣờng của Nho giáo là bắt bề dƣới phải phục tùng bề trên đã tạo nên thói gia trƣởng, biểu hiện trong gia đình là quyền quyết định của ngƣời cha, ngƣời chồng, ở cơ quan là quyền duy nhất là của lãnh đạo. Sự giáo dục và tu dƣỡng đạo đức của Nho giáo cịn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con ngƣời sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động.

b. Tổng hợp đặc trưng văn hoá Việt Nam, tạo mối tương đồng với giá trị văn hóa của Hofstede

Theo Dƣơng Thị Liễu, (2008- tr 301), văn hóa Việt Nam thể hiện ở các đặc tính: Lối sống trọng tĩnh; Tính cộng đồng; Lối sống trọng tình; Ý thức về thể diện; Lối sống linh hoạt; Tâm lý học làm quan; Tƣ tƣởng gia tộc; Tính địa phƣơng cục bộ; Tơn trọng thứ bậc trong xã hội, thủ tiêu vai trò của cá nhân; Sùng bái thế lực tự nhiên.

Dựa trên những đặc trƣng cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả xác định các yếu tố văn hóa Việt Nam (tƣơng đồng với các yếu tố văn hóa của Hofstede) có thể có ảnh hƣởng đến quan điểm, hành vi của ngƣời thực hiện cơng tác kế tốn, từ đó ảnh hƣởng đến đặc điểm kế tốn Việt Nam gồm:

1. Tính cộng đồng (tương đồng với chiều Chủ nghĩa tập thể - Hofstede):

Ngƣời Việt có tính cộng đồng cao, tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, các thành viên hòa nhập vào cộng đồng, liên kết thành những mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau và họ theo đuổi cái gọi là trách nhiệm cộng đồng. Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam đƣợc xác định là có chủ nghĩa tập thể thấp (20), có nghĩa là mang tính cộng đồng cao, nền văn hóa Việt Nam đo lƣờng phù hợp với lập luận.

Đo lường tính cộng đồng: Dựa vào phân tích trên và Tham khảo nhân tố phân biệt giữa xã hội cá nhân và xã hội tập thể của G.Hofstede (1991), Xem phụ lục 2.1 tác giả xác định các thang đo tính cộng đồng gồm:

- Ý kiến đƣợc định trƣớc bởi tập thể

- Hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp

- Hợp tác đồng nghiệp tốt

- Lợi ích của tập thể cao hơn lợi ích cá nhân

2. Lối sống dung hòa (tương đồng với chiều Nữ tính – Hofstede): Với nền văn

hóa gốc nơng nghiệp lúa nƣớc (âm tính), lối sống trọng tĩnh ảnh hƣởng lên cách thức làm việc của cá nhân và tổ chức. Theo chiều “nữ tính” này thì Ngƣời Việt có tính ơn hịa, giải quyết các vấn đề mềm mỏng, khéo léo, chú

trọng đến mối quan hệ, thân thiện hợp tác, quan tâm đến nhau, ít trực tiếp bảo vệ ý kiến của mình, coi trọng những giá trị tinh thần, khuynh hƣớng nâng cao chất lƣợng cuộc sống, thích ổn định nên trong công việc cũng bị ảnh hƣởng là thụ động, không muốn thực hiện các ý tƣởng mới hay cách thức mới. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ phát triển, việc mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đang dần thay đổi lối sống cũng nhƣ cách làm việc, biểu hiện đối với các tổ chức luôn phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh và họ sẵn sàng tiếp nhận phƣơng pháp mới để cải thiện hiệu quả công việc, các cá nhân cũng khơng ngừng phấn đấu lập thành tích, tìm kiếm cơ hội thăng tiến, hƣớng tới các giá trị cạnh tranh, thành đạt. Điều này cho thấy văn hóa đang thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì đƣợc trạng thái cân bằng động, khơng ngừng tự hồn thiện và thích ứng với những biến đổi của mơi trƣờng, giúp định hƣớng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy tác giả xác định ở chiều kích này, tính ơn hịa do lối sống trọng tĩnh của ngƣời Việt đang chịu ảnh hƣởng của thời kỳ quá độ, tiếp nhận những ƣu điểm của “tính Độc tơn” hay “tính Nam tính” trong văn hóa Hofstede để hồn thiện và hội nhập, đồng thời vẫn giữ đƣợc truyền thống, tính cách dung hịa, khéo léo của văn hóa tĩnh. Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam đƣợc xác định là có Nam tính (40).

Đo lường tính dung hịa: Dựa vào phân tích trên và Tham khảo bảng khảo sát của Anthony (2005), Xem phụ lục 2.5 tác giả xác định các thang đo gồm:

- Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp (Bảng khảo sát Anthony (2005))

- Môi trƣờng làm việc cạnh tranh

- Khen thƣởng thỏa đáng

3. Tính thích ứng (tương đồng với chiều sự chấp nhận những vấn đề chưa rõ Hofstede): Đặc trƣng làng xã khép kín của ngƣời Việt tạo ra 2 đặc tính trái ngƣợc là tính cộng đồng và tính tự trị, hai tính cách đƣợc bộc lộ trong những mơi trƣờng khác nhau, là hai mặt của cùng một bản chất, biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của ngƣời Việt Nam. Ngƣời Việt với nguồn gốc nông

nghiệp lúa nƣớc làm việc theo mùa vụ nên có lối sống ơn hịa, họ làm việc chăm chỉ khi cần thiết và thoải mái nghỉ ngơi mà không cảm thấy lo lắng với các tình huống rảnh rỗi hay mơ hồi. Từ tính cách khép kín nhƣng lại linh hoạt sẵn sàng thay đổi khi cần thiết đó, tác giả chấp nhận tính thích ứng tốt trong văn hóa Việt, với mặt hạn chế là tùy tiện, sự né tránh vấn đề không chắc chắn thấp là phù hợp quan điểm văn hóa của Geert Hofstede (điểm số 30)

Đo lường tính thích ứng: Tham khảo bảng khảo sát của Anthony (2005), Xem phụ lục 2.5 tác giả xác định các thang đo tính thích ứng gồm:

- Phá vỡ quy tắc tổ chức, Định hƣớng quy tắc

- Ít khi cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng

- Sẵn sàng thay đổi việc làm

4. Tôn trọng thứ bậc trong tổ chức (tương đồng với chiều khoảng cách quyền lực – Hofstede): trải qua hàng nghìn năm xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến để lại tâm lý ngƣời Việt Nam kính trọng ngƣời già, đề cao vai trị “bơ lão”, từ đó phân định thứ bậc trong tổ chức, xã hội. Điều này tạo cho cấp trên tƣ tƣởng gia trƣởng độc đốn, bảo thủ, để giải quyết các cơng việc chung, tác phong quan liêu. Cấp dƣới chấp nhận vị trí của mình, thụ động trong cơng việc, luôn chờ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, không dám đi ngƣợc lại ý kiến cấp trên, tập thể, họ phải cƣ xử và hành động theo chuẩn mực và quy tắc của tập thể, sinh ra thói dựa dẫm ỷ lại vào tập thể, mỗi cá nhân có xu hƣớng che giấu cá tính riêng, độc đáo của mình, họ thƣờng rụt rè khơng dám nói lên chính kiến. Mặt tích cực của yếu tố này là cấp dƣới muốn cống hiến hết mình cho cấp trên, cho tổ chức, cố gắng hồn thành tốt cơng việc nên chất lƣợng công việc đạt kết quả tốt hơn bắt nguồn từ sự kính trọng, tự nguyện. Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam đƣợc xác định là có khoảng cách quyền lực cao (70)

Đo lường Sự tôn trọng thứ bậc: Tham khảo bảng khảo sát của Anthony (2005),

khoảng cách quyền lực thấp của G.Hofstede (1991), xem phụ lục 2.2, tác giả xác định các thang đo tôn trọng thứ bậc gồm:

- Cấp dƣới ít khi thể hiện bất đồng với cấp trên (Anthony(2005))

- Cấp dƣới chấp nhận (mong muốn) sự hƣớng dẫn của cấp trên

- Hình thành quyền lực từ uy tín, khả năng dùng sức mạnh

5. Định hướng dài hạn (Long-term Orientation – LTO): Đây là khía cạnh đặc trƣng trong văn hoá truyền thống của các nƣớc châu Á, cùng với đặc tính linh hoạt đã đƣợc phân tích nhƣ trên, tác giả xác định đặc điểm nền văn hóa Việt Nam có định hƣớng dài hạn. Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam đƣợc xác định là có định hƣớng dài hạn (57)

Đo lường Định hướng dài hạn: Dựa vào phân tích trên và tham khảo nhân tố phân biệt giữa xã hội định hƣớng dài hạn và định hƣớng ngắn hạn của G.Hofstede (1991) Xem phụ lục 2.3, tác giả xác định các thang đo Định hướng dài hạn gồm:

- Quan tâm đến đầu tƣ cho tƣơng lai

- Quan tâm lợi ích trong tƣơng lai hơn là cố gắng thể hiện thể diện.

6. Khả năng kiềm chế đam mê (Indulgence vs Restraint – IVR) Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam đƣợc xác định là có tính biết Kiềm chế các ham muốn, sở thích (35), Xã hội với số điểm thấp trong khơng gian này có xu hƣớng hồi nghi và bi quan.

Đo lường Khả năng kiềm ch đam mê: Dựa vào phân tích trên, tác giả xác định các thang đo Khả năng kiềm ch đam mê gồm:

- Bỏ qua các hoạt động vui chơi tập thể vì lo lắng cơng việc

- Bỏ qua sở thích riêng nếu có thể làm ảnh hƣởng cơng việc 7.Tâm lý Trọng tình – (chiều ngược lại là Trọng lý)

Theo Lâm Bá Hòa (2012), bàn về vấn đề tình và lý trong văn hóa truyền thống Việt Nam là đề cập đến mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời đƣợc hình thành dựa trên các nguyên tắc ứng xử nhƣ thế nào sao cho quan hệ ấy trở nên hài hòa và hợp lý trong sinh hoạt cộng đồng. Nếu đặt lợi ích dịng họ, tơng tộc,

đặt nặng quan hệ huyết thống, lợi ích nhóm, đặt nặng sự ổn định hơn đổi mới và phát triển thì đƣợc gọi là tình. Còn đƣợc hiểu là thái độ khách quan trong đánh giá, và ứng xử với nhau của các cá nhân, lấy thực tiễn để làm tiêu chuẩn chân lý, công khai minh bạch, lấy lợi ích cộng đồng làm thƣớc đo, phải biết nhìn xa trơng rộng, tn thủ chuẩn tắc của xã hội hiện đại.

Tóm lại, Tâm l trọng tình là nguyên tắc hành xử dựa trên cảm tính hơn là các số liệu cụ thể, các quy ƣớc, ràng buộc trong các quan hệ chủ yếu dựa vào sự tin tƣởng để thực hiện, nếu thiếu niềm tin, hoặc niềm tin lệch lạc, họ sẵn sàng thay đổi mà bất chấp đó là quy định bắt buộc. Ƣu điểm của tâm lý trọng tình là sự hài hịa khéo léo trong giao tiếp và giải quyết công việc, các mối quan hệ hình thành và trở nên thâm tình khó phá vỡ, tuy nhiên, biểu hiện các tiêu cực là có thể xảy ra là bất cơng tồn tại, lách luật để dễ giải quyết khó khăn,… Ngƣời Việt Nam có tâm lý trọng tình thứ nhất là bắt nguồn từ lối sống, văn hóa gốc nơng nghiệp phƣơng Đơng có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sống chủ yếu bằng nghề nông, lối sống ổn định lâu dài, tạo sự gắn kết cộng đồng, chặt chẽ, trọng tình, từ đó dẫn đến trọng đức, trọng văn. Ngồi ra, với truyền thống “thân thân”, “thân hiền” do ảnh hƣởng Nho giáo, ngƣời Việt thƣờng bị ảnh hƣởng bởi tình cảm khi giải quyết cơng việc.

Đo lường tâm l trọng tình: Dựa vào phân tích trên, tác giả xác định các thang

đo

tâm l trọng tình gồm:

- Giải quyết tình huống bất lợi bằng sự quen biết

- Ƣu đãi cho các đối tác thân thiết

Một phần của tài liệu Yếu tố thuộc môi trường văn hóa tác động đến đặc tính của hệ thống kế toán VN (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w