MÔ HÌNH HỆ THỐNG MẠNG TÍCH HỢP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT GIẢI PHÁP MẠNG SỐ LIỆU TÍCH HỢP CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT GIAO THÔNG (Trang 79)

Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông để triển khai xây dựng các hệ thống giám sát giao thông đang bắt đầu được chính phủ quan tâm. Tuy nhiên tại các tuyến đường được chọn, việc triển khai các hệ thống này đang được thực hiện một cách riêng rẽ cho từng hệ thống như: hệ thống camera quan sát, hệ thống đo tốc độ, hệ thống thu phí điện tử, … dẫn đến việc lãng phí tài nguyên, gây phức tạp cho việc thi công, đấu nối, bảo trì, bảo dưỡng trên tuyến cũng như khó khăn trong việc kết nối với các hệ thống bên ngoài có liên quan.

Chương này xây dựng mô hình mạng số liệu tích hợp cho hai thống giám sát giao thông bao gồm: hệ thống camera quan sát và hệ thống đo, đếm tốc độ xe để truyền các thông tin trên tuyến đường giao thông cần quản lý về trung tâm điều hành, giúp cho việc thu thập thông tin về tốc

độ dòng xe, lưu lượng xe, mật độ xe và hình ảnh toàn cảnh các phương tiện lưu thông trên tuyến một cách đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi tuyến đường giao thông cần giám sát, quản lý các hệ thống giám sát giao thông một cách tập trung cũng như khắc phục các hạn chế của việc xây dựng từng hệ thống riêng lẻ.

Mô hình hệ thống mạng tích hợp được thể hiện theo sơ đồ bên dưới:

Hình 3.1 Mô hình hệ thống mạng tích hợp

Với mô hình này, hệ thống camera quan sát và hệ thống đo đếm tốc độ xe đều được kết nối về một hạ tầng mạng chung tại trung tâm quản lý. Các thiết bị camera quan sát và thiết bị đo tốc độ xe đều được lựa

chọn là loại có giao diện kết nối thẳng vào mạng IP. Việc kết nối thông qua công nghệ mạng IP không chỉ cho phép các hệ thống giám sát giao thông tích hợp vào hệ thống hạ tầng mạng tại trung tâm mà còn dễ dàng kết nối đến các hệ thống bên ngoài (các trung tâm điều hành cấp cao hơn, các hệ thống giám sát giao thông của các tuyến liền kề hoặc các trung tâm mạng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền,…) thông qua Internet.

Mô hình mạng tích hợp này cũng cho phép các cán bộ quản lý cấp cao có thể theo dõi, giám sát hệ thống từ xa thông qua Internet mà không nhất thiết phải có mặt tại trung tâm điều hành, quản lý.

Mô hình tích hợp sử dụng công nghệ mạng IP cũng cho phép nhà quản lý tiết kiệm chi phí triển khai, việc quản lý các hệ thống giám sát giao thông được thực hiện tập trung, công tác bảo trì và bảo dưỡng các hệ thống giám sát giao thông cũng đơn giản hơn các mô hình giám sát riêng lẻ.

Tuy nhiên, mô hình tích hợp sử dụng công nghệ mạng IP cũng tồn tại một vài nhược điểm như: có khả năng bị xâm nhập bởi tin tặc, hacker do được đấu nối với Internet. Bên cạnh đó, công tác tính toán băng thông truyền dẫn, dung lượng lưu trữ cần đáp ứng cho toàn hệ thống cũng như việc chọn lựa các công nghệ, thiết bị để đảm bảo 4 yêu cầu quan trọng của việc truyền nhận tin là: tin cậy, bền vững, tức thời và an toàn là không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT GIẢI PHÁP MẠNG SỐ LIỆU TÍCH HỢP CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT GIAO THÔNG (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w