2.2.1 .2Thực trạ ng ủi ro tín dụ ng
2015
2.2.3.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo
Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên
Mỗi ngân hàng đều có hệ thống đào tạo nội bộ riêng với mức chuyên nghiệp và chất lượng khác nhau. Theo thông tin thu thập từ các nhân viên đã từng làm việc tại ngân hàng trên phương tiện thông tin đại chúng, chương trình đào tạo của ACB là tốt nhất, bài bản nhất từ cấp bậc nhân viên cho đến cấp quản lý. Bên cạnh đó, các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, Vietinbank cũng đã xây dựng hệ thống đào tạo nhân viên rất bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên của mình, giảm thiểu rủi ro do gian lận, lừa đảo, giả mạo cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Các chương trình đào tạo này bao gồm hệ thống hóa về các sản phẩm tín dụng – bảo lãnh – huy động, về cách quản trị rủi ro cũng như các kinh nghiệm nhìn nhận rủi ro. Tuy nhiên, số lượng buổi đào tạo cho các nhân viên cịn khá hạn chế do kinh phí có giới hạn, bên cạnh đó các nhân viên trẻ trong ngành ngân hàng có xu hướng nhảy việc cao, do đó chưa phát huy được tối đa hiệu quả của việc đào tạo.
Tại một số các NHTM có quy mơ nhỏ, việc đào tạo chưa được thực hiện nghiêm túc và bài bản, nhân viên ngân hàng chủ yếu tự đào tạo do kinh phí hạn hẹp, hơn nữa các NHTM nhỏ phần lớn chỉ chú trọng vào công tác phát triển hoạt động kinh doanh mà bỏ quên công tác đào tạo nhân viên.
Đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nhân viên ngân hàng
Bên cạnh công tác đào tạo về mặt nghiệp vụ, các NHTM cũng bắt đầu tổ chức các lớp bồi dưỡng đạo đức nhân viên nhưng cịn rất ít, việc đào tạo này vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm chú trọng đúng mức.
2.2.3.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
Xây dựng quy trình bảo lãnh và các thông báo hướng dẫn cụ thể
Hiện nay, hầu hết các NHTM đều đã xây dựng một trình bảo lãnh cùng các thông báo hướng dẫn căn cứ theo quy định của pháp luật để các nhân viên có thể áp dụng theo đó để thực hiện việc phát hành bảo lãnh cho khách hàng.
Tuy nhiên, các NHTM cung cấp nhiều loại bảo lãnh có các tính chất khác nhau, thậm chí cách vận hành, thực hiện cũng khác nhau nhưng chỉ có một quy trình bảo lãnh chung, chưa có các quy trình cho từng loại bảo lãnh cụ thể đã phần nào gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình thực hiện. BLTT là một trong những loại bảo lãnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện nhưng các NHTM vẫn chưa xây dựng quy trình cụ thể cho loại bảo lãnh này, các nhân viên khi thực hiện có vướng mắc thì lại phải trình lên các cơ quan pháp chế gây mất nhiều thời gian, công sức và không chuyên nghiệp trong việc thực hiện.
2.2.4 Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.2.4.1 Tác động của các nhân tố khách quan
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo lãnh
Theo kết quả khảo sát của tác giả trong phụ lục 1, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo lãnh là nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, 23% trên tổng số người được khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất. Thật vậy, khả năng thanh toán là một nhân
tố tác động khá mạnh mẽ, ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các hoạt động BLTT. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khả năng thanh tốn sụt giảm, ảnh hưởng làm tăng rủi ro tín dụng. Ngược lại, rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế phần nào nếu khả năng thanh tốn của doanh nghiệp tốt, có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ.
Uy tín, sự trung thực của doanh nghiệp được bảo lãnh
Theo khảo sát của tác giả cho thấy, đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, với 45% tổng số người tham gia khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.
Trường hợp doanh nghiệp có uy tín thấp, có ý định gian lận, lừa đảo để trục lợi ngân hàng thực hiện nhiều kế hoạch không tốt như tạo ra các giao dịch gian lận, lừa đảo người bán và lừa đảo ngân hàng để ngân hàng phát hành bảo lãnh sau đó khơng thực hiện nghĩa vụ của mình với bên bán, ảnh hưởng làm tăng rủi ro cho ngân hàng và cho người bán cũng như cho cả nền kinh tế.
Sự trung thực của người thụ hưởng
Trong hoạt động bảo lãnh nói chung và BLTT nói riêng, người thụ hưởng cũng đóng vai trị khá quan trọng, là bên giao kết hợp đồng với người được bảo lãnh và là người sẽ cung cấp các chứng từ chứng minh vi phạm của bên được bảo lãnh để yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay.
Theo khảo sát của tác giả, có 7% người được khảo sát nhận định đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro trong hoạt động BLTT của ngân hàng. Con số này khá nhỏ so với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác, cho thấy nhân tố này có tác động nhưng khơng nhiều đến rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM, tuy nhiên đây cũng là một nhân tố các ngân hàng cần thẩm định kỹ khi tiến hành cấp phát BLTT.
Môi trường kinh tế - xã hội, pháp lý, yếu tố tự nhiên
Theo kết quả khảo sát, môi trường kinh tế - xã hội, pháp lý và yếu tố tự nhiên là nhân tố tác động không nhiều tuy nhiên vẫn có ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt
động BLTT tại các NHTM Việt Nam với 6% tổng số người được khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, 48% chọn mức độ ảnh hưởng thứ hai.
Môi trường kinh t - xã hội
Bảng 2.4: Số liệu về tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng doanh số BLTT và tỷ lệ tăng doanh thu từ bảo lãnh giai đoạn từ 2011 – 2014:
Dữ liệu 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ lạm phát 18,1% 6,8% 6,04% 4,09%
Tăng GDP 6,2% 5,2% 5,4% 5,98%
Tỷ lệ tăng doanh số BLTT 22,8% 4,7% 20,6% 34,7%
Tỷ lệ tăng doanh thu từ bảo lãnh 41,5% -9,9% 24,7% 16,0%
Nguồn: T ng cục thống kê và t ng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng trong 3 nhóm ược chọn.
Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy giai đoạn từ năm 2010 – 2014, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 – 2009, tỷ lệ lạm phát năm 2011 tăng khá cao, cùng với đó là sự giảm xuống của tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát tăng cao làm chững lại sự phát triển kinh tế, nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, từ đó các hợp đồng trong nước có xu hướng cần được đảm bảo bởi bên thứ ba (ngân hàng) nhiều hơn, do đó tỷ lệ tăng doanh số BLTT cũng tăng cao cùng với đó là phí dịch vụ từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên đáng kể vào năm 2011.
Vì vậy, trong năm 2012 các cơ quan Nhà Nước đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng mạnh mẽ giúp kiềm hãm lạm phát, giảm lạm phát từ mức 18,1% năm 2011 xuống còn 6,8% năm 2012. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là nền kinh tế rơi vào trì trệ, sức tiêu dùng và sản xuất giảm mạnh, cơng trình đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp giải thể dẫn đến thất nghiệp hàng loạt… dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng giảm, điều này cũng gây ra rủi ro cho hoạt động BLTT của ngân hàng. Hệ lụy kéo theo đó là việc kinh doanh tụt dốc của hệ thống ngân hàng – tài chính, làm cho tỷ lệ tăng doanh số bảo lãnh cùng với thu nhập từ hoạt động này giảm rõ rệt.
Như vậy có thể kết luận rằng, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mơ, khi kinh tế phát triển ổn định thì hoạt động các ngân hàng ổn định và khi kinh tế gặp khó khăn thì hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động BLTT nói riêng cũng bị tụt dốc, rủi ro trong hoạt động BLTT chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế - xã hội.
Môi trường pháp lý
Khung pháp lý hoàn thiện là điều kiện cần để hoạt động BLTT nói riêng và các hoạt động khác trong nền kinh tế nói chung được vận hành một cách thơng suốt và phát triển bền vững, ổn định.
Hiện tại, các văn bản cụ thể quy định về bảo lãnh hầu hết là các văn bản dưới luật nên thiếu tính ổn định, chặt chẽ gây nên sự chồng chéo trong quản lý rủi ro cho các bên tham gia hoạt động bảo lãnh. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ có quy chế hướng dẫn thực hành tuy nhiên, trong các văn bản này phân định về quyền và nghĩa vụ của các bên cịn mơ hồ, khơng rõ ràng. Từ đó làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
Trong thời gian vừa qua, ta thấy rất nhiều trường hợp BLTT giữa các bên xảy ra tranh chấp và quá trình kiện tụng diễn ra trong thời gian dài. Điều này một phần là do khung pháp lý quy định chưa chuẩn, làm cho việc giải quyết mâu thuẩn tranh chấp giữa các bên trở nên khó khăn, gây ra khơng ít tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến cả uy tín của hệ thống ngân hàng. Vì vậy có thể nói khung pháp lý hồn thiện có ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam.
Y u tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên có mức ảnh hưởng khá thấp đến rủi ro trong hoạt động BLTT. Trong thực tế, các rủi ro liên quan đến yếu tố tự nhiên thuộc về các nhân tố khách quan mà các bên khơng thể kiểm sốt được, tuy nhiên các rủi ro này xảy ra khá ít và đã có thể được loại trừ bằng việc quy định về dung sai hàng hóa, hay việc yêu cầu các bên phải mua bảo hiểm cho hàng hóa dễ cháy nổ, …
Quy mơ và uy tín của ngân hàng
Theo khảo sát của tác giả, 10% số người được khảo sát cho rằng nhân tố về quy mơ và uy tín của ngân hàng có tác động mạnh nhất và đến 66% cho rằng nhân tố này có tác động mạnh thứ hai đến rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM Việt Nam.
Ta có thể đánh giá quy mơ thơng qua hai yếu tố vốn điều lệ, tổng tài sản của mỗi ngân hàng và đánh giá uy tín của ngân hàng đó thơng qua hệ số tín nhiệm.
Bảng 2.5: Số liệu tổng tài sản, vốn điều lệ và hệ số tín nhiệm của các 3 nhóm các NHTM Việt Nam đến thời điểm 2014
Vốn điều lệ Tổng tài sản Hệ số tín nhiệm theo Moody Tăng trưởng BLTT BQ Tỷ lệ trích dự phịng BQ Nhóm 1: Vietcombank 26,650,203 574,260,449 Ba3 9,2% 1,3% BIDV 28.112.026 650,363,737 B2 13,6% 1,1% Vietinbank 37.234.046 661,131,589 B1 14,2% 0,9% Nhóm 2: MB 11,593,938 200,489,173 B3 32,1% 0,2% Eximbank 12,355,229 161,103,553 B1 14,5% 0,7% ACB 9.376.965 179,609,771 B3 31,1% 0,6% Nhóm 3 SHB 8.865.795 169,363,239 B3 112,3% 0,6% HD Bank 8.100.000 99.524.602 52,0% 0,7% Kienlong 3.000.000 23,103,925 -25,0% 0,4%
Nguồn: B o c o tài ch nh c c ngân hàng trong 3 nhóm ược chọn và thơng tin tín nhiệm theo Moody và S&P
Trong đó, các ngân hàng gồm Vietinbank, BIDV, MB, ACB, SHB được Moody’s xếp hạng còn Vietcombank, Eximbank được S&P xếp hạng và quy đổi theo hệ thống xếp hạng của Moody’s. Các ngân hàng HD Bank và Kienlong Bank do quy mơ cịn kém và hoạt động chưa phát triển nên chưa được xếp hạng.
Từ bảng trên ta có thể thấy, các NHTM thuộc nhóm có quy mơ vốn điều lệ và tổng tài sản rất lớn, được xếp hạng tín nhiệm khá cao và có mức tăng trưởng về
BLTT khá ổn định qua các năm, tuy nhiên mức độ trích lập dự phịng của các cam kết nợ tiềm ẩn ở mức khá cao, đều trên 1%. Điều này là do các ngân hàng này có số dư tuyệt đối về BLTT khá lớn, số lượng bảo lãnh dàn trải trên khá nhiều khách hàng do đó mức trích lập dự phịng cũng khá lớn.
Đối với các ngân hàng thuộc nhóm 2, nhóm 3 có quy mơ về vốn điều lệ và tổng tài sản nhỏ hơn nhiều, với mức xếp hạng tín nhiệm thấp hơn. Các NHTM thuộc các nhóm này đang trong giai đoạn mở rộng phát triển thị phần do đó tốc độ tăng doanh số BLTT khá nhanh, nhưng con số tuyệt đối cịn khá thấp do đó tỷ lê trích lập dự phịng có khá thấp, dưới mức 1%.
Uy tín và quy mơ của ngân hàng phát hành bảo lãnh có tác động trung bình đến rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM Việt Nam, ngân hàng có uy tín lớn với quy mô hoạt động lớn sẽ chú trọng nhiều đến hình ảnh thương hiệu và sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra nhằm giữ vững thương hiệu của ngân hàng mình trong mắt khách hàng.
Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng
Theo kết quả khảo sát, nhân tố này có mức ảnh hưởng gần xấp xỉ với mức ảnh hưởng của quy mơ, uy tín của ngân hàng đến rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam với 9% số người được khảo sát chọn mức ảnh hưởng mạnh nhất và 29% chọn mức ảnh hưởng thứ hai.
Thật vậy, trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác thẩm định và kiểm sốt sau của ngân hàng trong hoạt động BLTT nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung, đóng vai trị khá quan trọng, là chìa khóa để các ngân hàng giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động của mình.
2.3 Những mặt đạt được và những rủi ro còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1 Những mặt đạt được trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ năm 2011 đến nay, do việc phát sinh nhiều tranh chấp từ BLTT, ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các TCTD rà sốt và ban hành đầy đủ quy trình quản lý,
sử dụng và bảo quan con dấu tại đơn vị. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã tăng cường công tác quản lý nhân sự, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quan lý và sử dụng con dấu. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/12/2012 về việc hướng dẫn nghiệp vụ cấp bảo lãnh, qua đó tăng cường tính pháp lý, chặt chẽ trong việc ký phát hành chứng thư bảo lãnh ngân hàng, cụ thể theo Điều 15, các hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh của ngân hàng cần phải có chữ ký của ba người, thay vì một người như trước đây, bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh. Thông tư cũng yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc ủy quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, các cam kết bảo lãnh đối với người đại diện theo pháp luật, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh cho các chức danh trong hệ thống của mình. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản hoặc phải ban hành văn bản quy định thẩm quyền ký các văn bản bảo lãnh phù hợp với quy định tại Thông tư và quy định của pháp luật. Theo các chuyên gia, sự khắt khe của khách hàng và nghĩa vụ tuân thủ những quy định chặt chẽ mà ngân hàng Nhà Nước vừa ban hành, sẽ hướng nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng vào một cuộc sàng lọc mới.
Dựa trên các quy định của ngân hàng Nhà Nước, các NHTM Việt Nam cũng