Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 25)

1.2 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

Quy mơ và uy tín của ngân hàng phát hành bảo lãnh thanh toán

Bên thụ hưởng bảo lãnh rất chú trọng đến ngân hàng bảo lãnh về các đặc điểm như uy tín, tiềm lực tài chính, thẩm quyền của người ký phát hành thư bảo lãnh. Các chứng thư BLTT được cấp phát bởi những ngân hàng có quy mơn vốn lớn, có uy tín cao và tiềm lực tài chính mạnh sẽ tạo một sự an tâm chắc chắn cho các doanh nghiệp được bảo lãnh và người thụ hưởng. Nhân tố này ảnh hưởng đến rủi ro về quản trị hệ thống trong một giao dịch bảo lãnh, quy mơ và uy tín của ngân

hàng càng cao, ngân hàng sẽ chú trọng xây dựng các hệ thống quản trị tốt, làm giảm thiểu rủi ro xảy ra trong các hoạt động của mình.

Trình độ và năng lực cán bộ tín dụng

Thẩm định là bước đầu tiên nhất quyết định có cấp tín dụng hay phát hành bảo lãnh cho một khách hàng nào đó hay khơng. Do sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng gây ra trong quá trình thu hút khách hàng làm cho việc thẩm định khách hàng ở nhiều ngân hàng trở nên sơ sài, chủ quan. Thậm chí có nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro cao, nhằm đạt được mức lợi nhuận cao mà bất chấp những hợp đồng bảo lãnh khơng lành mạnh, thiếu an tồn.

Bên cạnh đó, cơng tác kiểm sốt sau của cán bộ ngân hàng cũng đóng góp vai trị to lớn trong việc hạn chế rủi ro cho các ngân hàng trong các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động BLTT nói riêng. Hiện nay tại một số ngân hàng, bản thân các cán bộ ngân hàng xem nhẹ việc kiểm soát sau khi cấp tín dụng, chỉ thực hiện sơ sài hoặc không thực hiện, nhiều trường hợp dẫn đến những hậu quả nghiêm trong trong nhiều năm trở lại đây.

Có thể thấy trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động BLTT, vì nếu một người cán bộ yếu kém về năng lực, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng thì khả năng phân tích và thẩm định dự án khơng đúng về dự án, làm giảm chất lượng công tác thẩm định. Trong trường hợp này nhân viên tín dụng có thể bị khách hàng lừa gạt, hoặc lựa chọn dự án tài trợ khơng chính xác, khả năng mất vốn là rất cao. Ngoài ra, năng lực cán bộ tín dụng yếu kém khơng thực hiện đúng các cơng tác kiểm sốt sau định kỳ, làm gia tăng rủi ro cho hoạt động BLTT của các NHTM. Có thể thấy chất lượng đội ngũ cán bộ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thành công của ngân hàng. Một đội ngũ nhân viên có tư cách đạo đức tốt và khả năng chun mơn cao sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả và chất lượng của các giao dịch BLTT.

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng thương mại

1.2.5.1 Tỷ lệ trích dự phịng của các khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng

Nợ tiềm ẩn ngoại bảng của một NHTM bao gồm các cam kết bảo lãnh, cam kết L/C và cam kết khác. Các khoản cam kết này cũng mang đến rủi ro cho ngân hàng do đó cũng được quy định phải trích lập dự phịng rủi ro. Theo đó, các khoản cam kết ngoại bảng được phân loại theo các mức độ rủi ro gồm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn và trích dự phịng rủi ro theo từng mức độ. Tùy vào mức độ rủi ro của từng loại cam kết mà tỷ lệ trích lập dự phịng có thể khác nhau.

Tỷ lệ trích lập dự phịng = ậ ự x 100%

Ngân hàng nào có tỷ lệ trích lập dự phịng của các khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng cao, nghĩa là rủi ro của các khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng bao gồm L/C và các cam kết bảo lãnh cao. Các NHTM cần phải giữ tỷ lệ này ở một mức độ được cho phép để đảm bảo hoạt động của cả hệ thống đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, số dư trích lập dự phịng rủi ro của các khoản nợ tiềm ẩn ngoại bảng trên bảng cân đối của các ngân hàng không chỉ bao gồm BLTT mà còn các loại bảo lãnh khác, cam kết L/C và cam kết khác. Do đó, tiêu chí này chưa đánh giá chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động BLTT của các ngân hàng.

1.2.5.2 Tỷ lệ Dư nợ bảo lãnh/dư bảo lãnh

Khi NHTM thực hiện hoạt động phát hành BLTT hoặc các bảo lãnh tài chính khác, bản chất là một khoản bảo đảm cho bên được bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào bên được bảo lãnh cũng thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình. Trong hoạt động phát hành BLTT, vì nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan sẽ đẩy NHTM đến việc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng của mình, lúc này NHTM sẽ thực hiện giải ngân và bên được bảo lãnh phải nhận nợ một khoản nợ bằng giá trị bảo lãnh hoặc giá trị bảo lãnh trừ đi phần tiền mặt đã ký quỹ khi phát hành bảo lãnh. Như vậy trên bảng cân đối của các NHTM sẽ phát sinh một khoản tín dụng tăng từ hoạt động bảo lãnh. Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh/số dư bảo lãnh ban đầu cho thấy chất lượng của hoạt động bảo lãnh, chất lượng thẩm định, và khả năng kiểm soát trong

hoạt động BLTT của các NHTM. Tỷ lệ này càng tăng cho thấy việc thẩm định ban đầu của các NHTM được thực hiện không hiệu quả đồng thời cho thấy công tác kiểm tra kiểm sốt trong q trình thực hiện hợp đồng giữa hai bên chưa được thực hiện chặt chẽ, khiến NHTM phải thực hiện BLTT thay cho bên được bảo lãnh.

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh = ư ợ ả

ư ả x 100%

Các NHTM phải kiểm soát chặt chỉ tiêu này nhằm giảm thiểu tối đa các trường hợp NHTM phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng, tăng chất lượng bảo lãnh, tăng uy tín của NHTM.

1.2.5.3 Dư nợ bảo lãnh thanh toán quá hạn:

Thực tế khi NHTM phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán cho bên thụ hưởng hay cho bên được bảo lãnh là NHTM đã cho bên được bảo lãnh vay. Dư nợ BLTT quá hạn là những món bảo lãnh mà NHTM đã trả thay cho khách hàng nhưng khách hàng khơng thanh tốn được nợ hoặc chậm trễ trong việc trả nợ cho NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh, và khả năng quản trị rủi ro của NHTM đó. Vì thế các NHTM ln phải chú trọng kiểm sốt chỉ tiêu này, khi dư nợ bảo lãnh quá hạn tăng, đồng nghĩa với dư nợ quá hạn của NHTM gia tăng đòi hỏi NHTM phải gia tăng trích lập dự phịng nợ q hạn theo quy định của ngân hàng Nhà Nước, điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận và kết quả hoạt động của các NHTM.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = ư ợ ả ạ x 100%

ư ợ ả

1.2.6 Các giải pháp đã đề ra để hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Như trên đã nghiên cứu, hoạt động phát hành BLTT của các NHTM ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Hiểu rõ điều đó, các Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền và các NHTM đã sử dụng một số công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm của khách hàng trong một giao dịch BLTT. Dựa trên cơ sở các giải pháp tương ứng với từng loại rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt

động BLTT nói riêng của các NHTM đã được đề cập tại một số các nghiên cứu trước và trong thực tế, tác giả tổng hợp lại như sau:

1.2.6.1 Giải pháp tại các Ngân hàng thương mại

Hiện nay, nhằm giảm thiểu rủi ro khi phát hành BLTT, các NHTM thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ một khoản tiền mặt theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị bảo lãnh theo quy tắc gia tăng tài sản có có hệ số rủi ro thấp cho ngân hàng. Tỷ lệ ký quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ rủi ro của một giao dịch BLTT phát sinh, giá trị ký quỹ bảo lãnh càng cao khi mức độ rủi ro càng cao và ngược lại.

Bên cạnh việc ký quỹ bảo lãnh, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng thế chấp bổ sung sổ tiết kiệm, bất động sản, xe ô tô, tài sản khác… để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh trong một số trường hợp. Tài sản có tính thanh khoản càng cao như sổ tiết kiệm, tín phiếu ngân hàng… sẽ được ngân hàng ưu tiên nhận thế chấp, tiếp theo là các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Ngoài ra, một số các giải pháp đã được nghiên cứu trước đây và đưa vào thực hiện tại các NHTM như sau:

Hạn chế rủi ro quản trị hệ thống

Phân quyền phê duyệt cấp phát bảo lãnh: các NHTM cần thực hiện phân

quyền để kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ theo từng mức độ thông qua việc quy định các mức giới hạn cấp bảo lãnh từ giám đốc chi nhánh, giám đốc khu vực cho đến Hội đồng tín dụng, Hội đồng thành viên…

Giám sát chặt chẽ việc phát hành bảo lãnh tại ơn v : NHTM cần giao cho cá nhân đáng tin cậy quản lý con dấu ngân hàng một cách chặt chẽ; xây dựng cơ chế giám sát các cam kết bảo lãnh theo quy định của pháp luật bằng cách quản lý phôi bảo lãnh như giấy tờ có giá của ngân hàng; nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến để qua đó giúp doanh nghiệp thụ hưởng bảo lãnh khi nhận được thư bảo lãnh có thể tự kiểm tra tính chân thực của bảo lãnh, phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh gây thiệt hại cho các bên.

Nâng cao chất lượng tín dụng: để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, các cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ đúng quy trình bảo lãnh và thực hiện thẩm định một cách chặt chẽ phương án bảo lãnh thanh tốn của khách hàng thơng qua việc thẩm định pháp lý, năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như không thể bỏ qua khả năng điều hành, tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp. Ngồi ra, khi thẩm định tín dụng cán bộ ngân hàng cần phải thực hiện kiểm tra thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích nhằm đảm bảo tính chân thực khách quan của các thơng tin thẩm định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các món bảo lãnh: Việc kiểm tra, giám sát các món bảo lãnh có thể giúp NHTM kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng theo hợp đồng gốc và hợp đồng bảo lãnh, từ đó phát hiện kịp thời những vi phạm và có cách xử lý phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. NHTM cần thực hiện các bước kiểm tra cơ bản như giám sát hoạt động tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có, hoặc định kỳ cán bộ khách hàng viếng thăm và kiểm tra cơ sở kinh doanh của khách hàng để đánh giá tính chất thơng suốt của hoạt động doanh nghiệp.

Hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo, giả mạo

Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên: NHTM cần chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên, đây khơng đơn thuần là chính sách về con người mà còn là một biện pháp thiết thực để quản lý rủi ro. Một đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ nhận diện được rủi ro tiềm ẩn trong các phương án tín dụng, bảo lãnh, từ đó sẽ đưa ra các quyết định bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng. NHTM cần biên soạn một cẩm nang nghiệp vụ bảo lãnh nhằm hệ thống hóa và chuyển hóa các kiến thức vào thực tiễn.

Đào tạo, bồi dưỡng ạo ức nhân viên ngân hàng: Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ thì bồi dưỡng đạo đức nhân viên cũng là một cơng tác có sự quan trọng khơng kém giúp giảm thiểu rủi ro do gian lận, lừa đảo, giả mạo trong các giao dịch bảo lãnh cho NHTM.

Xây dựng quy trình bảo l nh và c c thông b o hướng dẫn cụ thể: NHTM cần xây dựng một quy trình bảo lãnh và đưa ra các hướng dẫn một cách cụ thể để cán bộ ngân hàng dựa vào đó thực hiện theo hướng chun mơn hóa cao, chẳng hạn việc thẩm định phải giao cho một bộ phận chuyên trách tách biệt với bộ phận khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định hồ sơ, nhờ đó giảm thiểu tối đa các rủi ro về mặt pháp lý cho các phương án phát hành bảo lãnh.

1.2.6.2 Giải pháp từ cơ quan Nhà Nước

Góp phần vào mục tiêu bình ổn thị trường tài chính, vào sự phát triển chung của nền kinh tế, Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền, ở đây là Ngân hàng Nhà Nước cũng đã đưa ra các kiến nghị, chính sách nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM, nổi bật trong đó là ban hành Thơng tư số 28/2012/TT-NHNN vào ngày 03/10/2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh. Thông tư đưa ra hướng dẫn thực hiện cụ thể về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, điều kiện đối với bên được bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh, những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh, giới hạn cấp tín dụng, thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh, phí bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh,… cũng như các yêu cầu về quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hoạt động bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

1.3 Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nướcngoài trong hoạt động bảo lãnh và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng ngoài trong hoạt động bảo lãnh và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Bảo lãnh ngân hàng đã ra đời và được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70, bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu hoả ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích cơng cộng, dự án công nông nghiệp và quốc phịng, từ đó phát sinh nhu cầu BLTT.

Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới và đạt được doanh số kỷ lục. Chỉ riêng tại Hà Lan, doanh số các loại bảo lãnh do các ngân hàng Hà Lan phát hành trong năm 1980 là 12. 850 triệu NGL. Con số này tăng lên 26. 281

triệu NGL vào năm 1990. (Theo số liệu công bố ngày 10/7/1990 của Uỷ ban kiểm sốt của ngân hàng trung ương Hà Lan). Cịn theo Uỷ ban soạn thảo Điều khoản sửa đổi Luật thương mại Hoa Kỳ: Đến cuối 1995 số tiền bảo lãnh còn hiệu lực tại các ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 500 tỷ USD trong đó bảo lãnh của khách hàng Mỹ là 250 tỷ. Trị giá của từng loại bảo lãnh cũng lên tới hàng chục triệu USD. Theo thống kê của các nhà ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số bảo lãnh phát hành ở nước này bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Ở một số nước, bảo lãnh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm như Mỹ, Canada…

Tại Việt Nam ngày nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ tại các NHTM ngày càng phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của một khối lượng khách hàng rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, cũng tham gia vào cuộc chạy đua khốc liệt, cạnh tranh trong việc thu

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN (Trang 25)