hàng thương mại Việt Nam
Trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, một nhiệm vụ khó khăn và nan giải là việc thu tiền bán hàng từ người mua. Do đó dịch vụ BLTT ra đời với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bên bán được đảm bảo thanh tốn từ bên mua, bên mua thì khơng phải bỏ ngay một khoản tiền lớn để thanh toán.
Tuy nhiên, hoạt động BLTT cũng như các hoạt động khác của NHTM, bên cạnh những mặt tích cực cho nền kinh tế cịn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lớn đến nền kinh tế.
2.2.1 Phân tích thực trạng các loại rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014:
2.2.1.1 Thực trạng rủi ro quản trị hệ thống
Ngày nay, khi nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng cao, khối lượng công việc tại các ngân hàng cũng ngày càng nhiều, rủi ro xuất phát từ quản trị hệ thống cũng ngày càng được phát hiện trong nhiều trường hợp phát hành bảo lãnh, đặc biệt là BLTT.
Rủi ro do ký vượt thẩm quyền
Một trong những rủi ro nổi bật hiện nay là việc ký vượt thẩm quyền của người ký thư bảo lãnh. Một số cá nhân nhằm trục lợi cho bản thân đã không từ những thủ đoạn, lạm quyền sai khiến một số các bộ phận trong ngân hàng để phát hành thư bảo lãnh không đúng thẩm quyền. Trường hợp cụ thể xảy ra giữa
Vinacotex-Viettel (VVF), Seabank và Vina Megastar theo một số cơ quan ngôn luận đã đưa tin mà luận văn tổng hợp được như sau:
Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã cho phép liên danh Cty CP Thiết Bị Thủy Lợi và Cty CP Bất động sản Megastar (Megastar Land) hợp tác kinh doanh và đồng chủ đầu tư thực hiện dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng HESCO, dự án dự kiến khởi công theo kế hoạch vào quý IV năm 2010.
Để huy động vốn cho dự án, Cty CP Tập đoàn Vina Megastar (Vina Megastar) đã phát hành trái phiếu và Cty CP Vinacotex – Viettel (VVF) đã mua 150 tỷ đồng trái phiếu Vina Megastar mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu phát hành ngày 19/10/2011 với thời hạn 1 năm. Đồng thời để đảm bảo được thanh toán khi trái phiếu đến hạn, VVF đã yêu cầu Vina Megastar cung cấp một BLTT trái phiếu. Ngày 14/10/2011, SeABank phát hành BLTT giá trị 150 tỷ đồng bảo lãnh cho Vina Megastar cho người thụ hưởng là VVF.
Theo Vina Megastar, SeABank có ký một hợp đồng tài trợ dự án Hesco cho Vina Megastar 250 tỷ đồng. Sau khi VVF thanh toán số tiền mua trái phiếu này vào tài khoản của Vina Megastar mở tại SeABank thì ngân hàng đã giữ lại số tiền đó để cấn trừ cho dư nợ cũ và Vina Megastar không thể sử dụng để đầu tư vào dự án, đồng thời số tiền 250 tỷ đồng mà ngân hàng đã hứa sẽ tài trợ lại không được giải ngân làm cho dự án bị đình trệ. Do đó, khi trái phiếu đến hạn, dự án Hesco vẫn dậm chân tại chỗ, Vina Megastar khơng có khả năng thực hiện thanh tốn cả gốc và lãi cho VVF. Căn cứ thư BLTT, VVF yêu cầu SeABank phải thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh.
Tuy nhiên, SeABank đã chần chừ không thực hiện nghĩa vụ và khơng có phản hồi bằng văn bản cho VVF. Đồng thời ngày 19/12/2012 SeABank đã có báo cáo gửi ngân hàng Nhà Nước về quan điểm của SeABank là sẽ không thực hiện thanh toán khoản bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp Vina Megastar cho VVF với lý do chứng thư bảo lãnh là trái pháp luật. Cụ thể, SeABank cho biết chứng thư BLTT phát hành ngày 24/10/2011 do bà Nguyễn Thị Hương Giang, nguyên Phó Tổng Giám Đốc SeABank ký là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và
quy định của SeABank. SeABank cho biết, ngày 24/10/2011, bà Lê Thu Thủy, quyền Tổng giám đốc SeABank ký giấy ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó tổng giám đốc được ký chứng thư bảo lãnh đối với đợt phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar cho Vinaconex - Viettel. Theo quy định của SeABank, Tổng giám đốc được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng. Như vậy, bà Nguyễn Thị Hương Giang, với cương vị là Phó tổng giám đốc, được ký chứng thư bảo lãnh không quá 30 tỷ đồng. Đối với các khoản vay, bảo lãnh, mở L/C có hạn mức tín dụng từ trên 30 tỷ đồng sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng và trên 70 tỷ đồng sẽ phải được sự phê duyệt của Hội đồng quản trị. Trong khi đó, bà Giang ký chứng thư bảo lãnh nêu trên với số tiền bảo lãnh 150 tỷ đồng mà chưa có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị ngân hàng.
Rủi ro do vận hành hệ thống hoạt động trong ngân hàng
Một số các ngân hàng đã chun mơn hóa các bộ phận bao gồm bộ phận bán hàng, bộ phận vận hành, bộ phận thẩm định hồ sơ… tuy nhiên mức độ phụ thuộc giữa các bộ phận còn cao, dẫn đến nhiều trường hợp bảo lãnh khơng được kiểm sốt chặt chẽ.
Cũng trong trường hợp Bảo lãnh thanh toán phát sinh giữa VVF-SeABank và Vina Megastar nêu trên, theo Quyết định số 503/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của Hội đồng quản trị SeABank ban hành Quy chế bảo lãnh của SeABank và Quyết định 3505/2011/QĐ-TGĐ ngày 18/8/2011 của Tổng giám đốc SeABank, thì việc phát hành chứng thư bảo lãnh phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ gồm: hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, hợp đồng cấp bảo lãnh và qua các cấp phê duyệt của người có thẩm quyền. Tuy nhiên theo SeABank cho biết, bà Nguyễn Thị Hương Giang ký bảo lãnh khơng có hồ sơ lưu tại chi nhánh, khơng có tờ trình thẩm định, khơng có phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khơng hạch tốn trong hệ thống kế tốn của SeABank, khơng phát sinh thu phí bảo lãnh, khơng có tài sản bảo đảm.
Có thể thấy, rủi ro do ký vượt thẩm quyền và rủi ro do vận hành hệ thống trong trường hợp trên đã gây ra những tổn thất cho ngân hàng và cho bên thụ hưởng, cụ thể SeABank do không kiểm sốt kỹ q trình thực hiện bảo lãnh đã khiến việc BLTT trên xảy ra tranh chấp gây ảnh hưởng đến uy tín của SeABank trên thị trường tài chính, mặt khác VVF là người thụ hưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến dịng tiền hoạt động kinh doanh của mình do trong thời gian ngắn chưa thể thu hồi lại khoản tiền đã cho Vina Megastar vay, thậm chí có khả năng khơng thể thu hồi do SeABank phủ nhận nghĩa vụ bảo lãnh với lý do BLTT bị làm giả liên quan đến trách nhiệm cá nhân bà Hương Giang, không liên quan đến ngân hàng. .
Rủi ro về đạo đức của nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng là nhân tố quyết định đến hoạt động và tồn tại của mỗi ngân hàng, do đó vấn đề về đạo đức của nhân viên ngân hàng là vấn đề quen thuộc từ trước đến nay. Với xã hội ngày phát triển, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, tổ chức kinh tế khiến cho thu nhập của người dân ngày càng bị ảnh hưởng, do đó đã tác động đến nhiều cá nhân, gây ra tình trạng tha hóa về đạo đức và gây ra nhiều tác động xấu cho các tổ chức, đặc biệt là trong hệ thống các ngân hàng. Gần đây đã có một số trường hợp, vì tư lợi cá nhân, các nhân viên ngân hàng đã không ngại câu kết với các cá nhân khác bên ngoài làm giả chứng từ, hợp đồng mua bán, bảo lãnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Điển hình như tại NHTMCP Gia Định – Chi nhánh Bạch Đằng (nay là ngân hàng Bản Việt – Vietcapital bank). Năm 2010 - 2011, Lê Thanh Phong, là Trưởng phịng Giao dịch Tân Bình, thuộc NHTMCP Gia Định chi nhánh Bạch Đằng, lợi dụng thẩm quyền được cấp quyết định với một số khách hàng, đối tượng này đã tự soạn thảo nội dung và trực tiếp ký tên, đóng dấu vào "Thư BLTT thực hiện hợp đồng" trị giá 18 tỷ đồng để nhận "tiền công" 300 triệu đồng...
Ở đây, rủi ro về mặt đạo đức của nhân viên cũng gây ra những tổn thất cho ngân hàng, người thụ hưởng hoặc thậm chí cho cả người được bảo lãnh. Cụ thể, đối với ngân hàng sẽ bị tổn thất về mặt uy tín đối với khách hàng, người thụ hưởng bảo lãnh đối mặt với nguy cơ không thu được tiền vì chứng thư BLTT là giả, người
được bảo lãnh thì vừa lo mất phí bảo hiểm, vừa lo mất uy tín với bạn hàng, hơn thế nữa khi các bên không thể tự giải quyết mà cần đến sự can thiệp của pháp luật thì các bên sẽ phải chịu rất nhiều tốn kém về thời gian và chi phí.
2.2.1.2Thực trạng rủi ro tín dụng
Đây là rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động BLTT nói riêng và trong các hoạt động tín dụng nói chung. Hiện nay, năng lực các nhân viên ngân hàng còn khá hạn chế trong công tác thẩm định hồ sơ phương án phát hành bảo lãnh, dẫn đến việc ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro sau:
+ Thanh toán cho người thụ hưởng khi doanh nghiệp được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
+ Không thu hồi được nợ từ khách hàng và phải phát mại tài sản.
+ Tranh chấp pháp lý căn cứ trên nội dung của BLTT giữa ngân hàng và các bên liên quan dẫn đến khơng bồi hồn bảo lãnh.
Giai đoạn từ 2010 đến 2014 đã xảy ra các trường hợp BLTT phát sinh nghĩa vụ do liên quan đến rủi ro tín dụng, sau đây là một số trường hợp mà bản thân tác giả đã tổng hợp được:
Cty CP Trường Phú – MB Hoàn Ki m - Cty CP tập ồn Cơng nghiệp Thiên Phú
Ngày 05/06/2011, Cty Trường Phú ký hợp đồng mua bán dây đồng với Cty Thiên Phú. Trong quá trình thực hiện, hai bên ký thêm nhiều phụ lục hợp đồng. Ngày 09/04/2012, MB Hoàn Kiếm đã phát hành BLTT đối với hợp đồng và các phụ lục của hợp đồng giữa hai cơng ty. Sau khi hồn tất việc giao hàng theo hợp đồng, Cty Trường Phú yêu cầu Cty Thiên Phú thanh toán tiền tuy nhiên bên mua nhiều lần xác nhận nợ nhưng khơng thực hiện thanh tốn. Do đó, Cty Trường Phú đã gửi văn bản yêu cầu MB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vào ngày 25/07/2012 và ngày 27/08/2012, trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. Song MB nhiều lần tìm cách trì hỗn và khơng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Vì vậy, Cty Trường Phú khởi kiện yêu cầu Tịa án buộc MB thanh tốn khoản tiền 24,4 tỷ đồng tiền gốc, 4,8 tỷ đồng tiền lãi phát sinh và 4,6 tỷ đồng bồi thường thiệt hại.
Phía MB Hồn Kiếm cho biết, MB đã khơng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là vì việc thanh tốn phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. MB nhiều lần làm văn bản yêu cầu Trường Phú cung cấp bổ sung các chứng từ tại biên bản giao hàng để MB xem xét thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng Trường Phú chưa cung cấp được tài liệu theo yêu cầu. Mặt khác, biên bản giao nhận hàng hóa và biên bản đối chiếu công nợ, không được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc là người được ủy quyền hợp lệ của Cty Thiên Phú. Như vậy là khơng đáp ứng được u cầu của pháp luật.
Về phía Cty Thiên Phú là bên có quyền lợi và nghĩa vụ, dù Tòa án nhiều lần mời đến, đã được tống đạt các giấy triệu tập nhưng khơng đều khơng đến tịa. Do đó, căn cứ vào các quy định về bảo lãnh của Bộ luật Dân sự và quy chế bảo lãnh ngân hàng, tại bản án Sơ thẩm ngày 25/03/2014 TAND quận Đống Đa, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cty Trường Phú, buộc MB phải trả nợ số tiền gốc 24,4 tỷ đồng, lãi 4,8 tỷ đồng, bồi thường thiệt hại là 4,6 tỷ đồng. Tổng số tiền là 33,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, MB đã kháng cáo toàn bộ quyết định trên của tòa cấp sơ thẩm. Ngày 19/08/2014, tại buổi tuyên án, toà phúc thẩm sửa một phần bản án sơ thẩm, chấp nhận việc Cty Trường Phú đồng ý rút lại khoản bồi thường thiệt hại hơn 4 tỷ đồng, cịn lại MB phải có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng này hơn 28 tỷ đồng.
Cty TNHH Cao Trường Sơn – Agribank Hồng Hà – Cty CP Thi t B Công Nghiệp và Xây Dựng:
Tháng 06/2011, Cty CP Thiết Bị Công nghiệp và Xây Dựng đã ký 2 hợp đồng mua thép xây dựng với Cty TNHH Cao Trường Sơn. Theo đó, Cty Cao Trường Sơn bán cho CTCP Thiết bị công nghiệp và xây dựng 1.700 tấn thép trị giá 30,1 tỷ đồng. Để đảm bảo cho việc thanh tốn đúng hạn hợp đồng này, phía CTCP Thiết bị cơng nghiệp và xây dựng đã được Agribank Chi nhánh Hồng Hà phát hành BLTT trị giá 30,1 tỷ đồng. Theo đó, Agribank Chi nhánh Hồng Hà cam kết khơng hủy ngang BLTT này và sẽ thanh tốn một lần cho Cty Cao Trường Sơn số tiền nói trên trong trường hợp người mua hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng
đã ký kết. Tương tự như vậy, Cty Cao Trường Sơn và CTCP Thiết bị công nghiệp và xây dựng ký tiếp Hợp đồng 2306/CTS ngày 23/6/2011 mua bán 1.130 tấn thép xây dựng trị giá 20 tỷ đồng và cũng được Agribank Chi nhánh Hồng Hà BLTT với điều khoản tương tự.
Sau đó, Cty Cao Trường Sơn đã giao đủ số lượng 2.830 tấn thép theo 2 hợp đồng nói trên cho CTCP Thiết bị Cơng Nghiệp Và Xây Dựng và có biên bản giao nhận hàng hóa đầy đủ. Tuy nhiên, đến thời hạn thanh toán cuối cùng là ngày 23/9/2011, Cty Cao Trường Sơn vẫn không nhận được số tiền hơn 50 tỷ đồng. Do phía CTCP Thiết Bị Cơng Nghiệp Và Xây Dựng khơng chịu trả tiền mua hàng, Cty Cao Trường Sơn đã có văn bản yêu cầu Agribank thực hiện đúng cam kết trong thư bảo lãnh và trả tiền cho công ty này.
Do công ty TNHH Cao Trường Sơn hiện đang có dư nợ tại một chi nhánh khác của Agribank, và không thu được tiền bán hàng từ hợp đồng này nên chưa có tiền để thanh tốn nợ đến hạn, do đó chi nhánh này liên tục địi nợ, cơng ty phải chịu phạt lãi q hạn. Khơng có tiền trả nợ và duy trì hoạt động, tháng 11/2011, Cty Cao Trường Sơn đã khởi kiện Agribank ra TAND TP. Hà Nội để đòi lại hơn 50 tỷ đồng. Tuy nhiên Agribank Hồng Hà vẫn không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và trả lời rằng do phía CTCP Thiết Bị Cơng Nghiệp Và Xây Dựng khơng có văn bản nhận nợ nên khơng thể thực hiện việc thanh toán.
Cuối tháng 02/2012, CTCP Thiết Bị Công Nghiệp Và Xây Dựng đã thanh tốn cho cơng ty Cao Trường Sơn 11,6 tỷ đồng. Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của công ty Cao Trường Sơn, buộc Agribank Hồng Hà phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và trả cho công ty Cao Trường Sơn số tiền 38,5 tỷ đồng cịn lại và thanh tốn án phí 170 triệu đồng.
Ở đây, rủi ro xảy ra do CTCP Thiết bị Công Nghiệp Và Xây Dựng có uy tín kinh doanh khơng tốt, số tiền thu được sau khi bán hết lô hàng mua từ Cty Cao Trường Sơn khơng thanh tốn cho đối tác mà sử dụng để trả nợ cho Agribank CN Hồng Hà và chi dùng các cơng việc khác của cơng ty.
Nhìn chung hai trường hợp trên có thể thấy rủi ro tín dụng xảy ra đã gây thiệt hại cho ngân hàng và bên thụ hưởng, ngân hàng bị mất uy tín trên thị trường tài chính đồng thời phải chịu trách nhiệm thanh tốn và bồi hồn thiệt hại cho bên thụ hưởng, mặt khác bên thụ hưởng cũng phải chịu thiệt hại về mặt thời gian, chi phí