Khung phân tích đánh giá tác động

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 56)

Khung khái niệm cho nghiên cứu này đƣợc rút ra từ khung lý thuyết sinh kế bền vững (SLF) đã đƣợc nêu ở chƣơng 2. Các hộ gia đình sử dụng năm loại tài sản sinh kế hay còn gọi là vốn sinh kế bao gồm vốn con ngƣời, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn xã hội mà họ có thể sử dụng để tham gia vào các hoạt động nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp hoặc cả hai (Scoones, 1998; Anthony Bebbington, 1999; và Ellis, 2000). Ngồi ra, nhóm biến đặc điểm khu vực chỉ các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi cũng có tác động đến động lực đa dạng hố của hộ gia đình. Tác động của các nhân tố vốn và đặc điểm khu vực đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:

(i) Trong bài nghiên cứu này, vốn con ngƣời bao gồm qui mơ hộ gia đình, giới tính

chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của hộ, tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt động phi nông nghiệp.

Theo các nghiên cứu của Reardon và cộng sự (2007); Ellis (2000); Ashley và Carney (1998); Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) cho thấy vốn con ngƣời (cả về số lƣợng và chất lƣợng) là một nhân tố quan trọng quyết định việc tạo ra thu nhập phi nông nghiệp ở hầu hết các nghiên cứu đa dạng hoá thu nhập. Số ngƣời ở độ tuổi lao động trong hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa. Hộ càng có

nhiều lao động thì khả năng tham gia các hoạt động tạo thu nhập cũng tăng lên (Ellis, 1998; Reardon, 1997). Qui mô hộ gia đình là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức độ đa dạng hố thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn (Idowu và cộng sự, 2011). Sự gia tăng trong quy mơ hộ gia đình có tác động làm tăng thu nhập từ các nguồn thu nhập khác của các hộ nông dân nông thôn, trong khi sự gia tăng số phụ thuộc trong hộ làm giảm mức độ đa dạng hoá thu nhập của hộ. Theo các nghiên cứu trƣớc, thông thƣờng các hộ gia đình nơng thơn có số lƣợng lao động nhiều hơn xu hƣớng xác suất tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn (Ellis, 1998; Reardon, 1997).

Nghiên cứu của Ahmed và Fausat (2012) ở Nigeria cho thấy độ tuổi của chủ

hộ có tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập. Chủ hộ càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm cũng nhƣ nhiều mối quan hệ nên hộ có thể tham gia nhiều hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ersado (2003), tuổi của chủ hộ lại có tác động tiêu cực, do chủ hộ càng lớn tuổi thì sự năng động càng kém nên khơng tích cực đa dạng hóa thu nhập.

Giới tính chủ hộ có tác động đến đa dạng hóa thu nhập. Trong xã hội châu

Á, phụ nữ nghèo thất học, thiếu các mối quan hệ xã hội, có thể khơng đƣợc tiếp cận cơ hội tốt hơn nam giới nhƣ học vấn với mạng lƣới xã hội mạnh mẽ trong cộng đồng (Barrett, Reardon và Webb, 2001). Vì vậy, giới tính của chủ hộ là nam sẽ tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa (Ellis, 2000; Gladwin và cộng sự, 2001; Dolan, 2002).

Trình độ học vấn là một trong những các yếu tố quyết định quan trọng nhất

của thu nhập phi nông nghiệp (Barrett, Reardon và Webb, 2001). Trình độ học vấn của hộ có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập (Ersado, 2003; Alobo Sarah, 2012; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014) đƣợc thể hiện qua bằng cấp cao nhất của những ngƣời lao động trong hộ hay tổng số năm đi học của các lao động trong hộ. Số lƣợng ngƣời có bằng cấp càng cao hay tổng số năm đi học càng cao trong hộ thì sẽ có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập. Trình độ học vấn cao giúp ngƣời lao động có nhiều kỹ năng và kiến thức để gia nhập vào thị

trƣờng lao động tốt hơn, tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động tạo thu nhập đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp nhƣ làm công ăn lƣơng phi nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm. Nhƣ vậy, các hộ gia đình nơng thơn có trình độ học vấn cao hơn, khả năng đa dạng hóa hơn theo xu hƣớng đa dạng trong nguồn thu nhập.

Tỷ lệ hoạt động nông nghiệp, tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp trong bài nghiên cứu đƣợc dùng để đo lƣờng mức độ hộ thâm nhập vào các hoạt động nơng nghiệp hay phi nơng nghiệp qua đó tác động đến việc đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn. Theo các nghiên cứu thực nghiệm từ châu Á và Mỹ La tinh thƣờng cho thấy một mối quan hệ hình chữ U giữa phần thu nhập phi nơng nghiệp và tổng thu nhập. Các hộ nghèo thƣờng dựa trên thu nhập lao động nơng nghiệp và hộ có thu nhập tƣơng đối cao có tham gia vào các hoạt động làm cơng ăn lƣơng trong khu vực chính thức và tự tạo việc làm phi nơng nghiệp (FAO, 1998; Lanjouw & Lanjouw, 2001). Nhƣ vậy, khi hộ tham gia nhiều trong hoạt động nông nghiệp sẽ làm hạn chế tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập khác nhƣ các hoạt động phi nơng nghiệp. Do đó, bài nghiên cứu sẽ sử dụng hai biến số là tỷ lệ hoạt động nông nghiệp và tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp để đo lƣờng mức độ hộ tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, tỷ lệ hoạt động phi nông nghiệp đƣợc kỳ vọng tác động tích cực đến đa dạng hố thu nhập, nếu hộ gia đình nơng thơn có tỷ lệ thành viên hay thời gian tham gia vào hoạt động phi nơng nghiệp càng cao thì hộ có mức đa dạng hố cao hơn các hộ khơng tham gia hoặc ít tham gia. Ngƣợc lại, các hộ gia đình nơng thơn có tỷ lệ hoạt động nơng nghiệp càng cao thì mức độ đa dạng hoá càng thấp.

(ii)Vốn vật chất bao gồm các loại tài sản riêng nhƣ nhà ở, xe, điện thoại. Hộ khơng có nhà ở th hoặc diện tích nhà càng nhỏ chứng tỏ điều kiện sống của hộ gặp khó khăn, nhƣ vậy hộ sẽ có động cơ đa dạng hóa thu nhập. Vì vậy, trạng thái nhà ở nhƣ số lƣợng hoặc diện tích nhà ở của hộ sẽ có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa (De Janvry, 2001; Schwarze và Zeller, 2005). Trong hộ có sở hữu các tài sản riêng nhƣ xe, điện thoại có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập. Đây là những phƣơng tiện có thể hỗ trợ cho hộ tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động

tạo thu nhập. Mặt khác, hộ sở hữu nhiều tài sản này sẽ có tâm lý chọn việc làm ổn định nên làm giảm tính đa dạng hóa thu nhập của hộ (Ersado, 2003; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014).

(iii) Vốn tài chính đƣợc đề cập chủ yếu ở cấp hộ gia đình là các khoản tiết

kiệm và khoản vay tín dụng mà hộ gia đình có tiếp cận để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (Ellis, 2000). Tín dụng và tiết kiệm có thể tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập do nguồn lực tài chính càng lớn hộ sẽ nhiều cơ hội cho việc mở rộng đầu tƣ hay đầu tƣ mới vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đặc biệt các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập; mặt khác, các khoản tiết kiệm và vay tín dụng cũng có thể tác động tiêu cực đến đa dạng hố do hộ gia đình có thể đầu tƣ vào việc chun mơn hóa nơng nghiệp hay sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích nhƣ tiêu dùng thay vì để đầu tƣ sản xuất kinh doanh mới (Reardon và cộng sự, 1998; Schwarze và Zeller, 2005; Ersado; 2003; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu sẽ sử dụng

khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình làm chỉ số đại diện để đánh giá vai trị

của vốn tài chính đến đa dạng hố thu nhập. Việc tiếp cận tín dụng có tác động hỗ trợ các hộ gia đình nơng thơn dịch chuyển vào các hoạt động tự tạo việc làm hơn là làm thay đổi đáng kể sự đóng góp vào thu nhập từ công việc làm công ăn lƣơng phi nông nghiệp (Escobal, 2001). Mặt khác, khả năng tiếp cận tín dụngcó tác động tích cực và mạnh mẽ đến đa dạng hố thu nhập, các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam sử dụng tiền vay để đầu tƣ vào các hoạt động đầu tƣ nông nghiệp nhiều hơn vào các hoạt động phi nông nghiệp.

(iv) Vốn xã hội bao gồm các chỉ tiêu quan sát là dân tộc của hộ và hộ có thành viên tham gia vào tổ chức đồn thể, chính trị xã hội.

Biến đƣợc sử dụng làm đại diện đo lƣờng vốn xã hội nhƣ là thành viên trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể và kết nối đƣợc sử dụng để xác định tác động của vốn xã hội vào sự đa dạng hóa (Reardon và cộng sự, 2007). Tham gia vào các cơ quan, tổ chức đồn thể, chính trị - xã hội ảnh hƣởng tích cực đến đa dạng hóa thu nhập (Ellis, 2000; Gladwin và cộng sự, 2001; Dolan, 2002; Schwarze và

2005; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Do việc tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội sẽ tạo đƣợc nhiều mối quan hệ giúp cho hộ có cơ hội tham gia các hoạt động tạo thu nhập.

Dân tộc của hộ có ảnh hƣởng đến đa dạng hóa thu nhập (Idowu và cộng sự,

2011; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Nhóm các dân tộc chiếm số đông ở khu vực ĐBSCL thứ nhất là dân tộc Kinh, tiếp theo là nhóm dân tộc Hoa, cịn lại là nhóm các dân tộc thiểu số, vì vậy nhóm hai dân tộc Kinh và Hoa có mối quan hệ rộng hơn so với các nhóm dân tộc khác. Do đó, hộ gia đình thuộc hai dân tộc này sẽ có chỉ số đa dạng hóa cao hơn các dân tộc khác, hay nói cách khác, dân tộc Kinh hoặc Hoa có tác động tích cực đến chỉ số đa dạng hóa thu nhập.

(v)Vốn tự nhiên với chỉ tiêu quan sát là tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh hộ sử dụng. Theo các nghiên cứu trƣớc, tổng diện tích đất SXKD của hộ có thể có tác động tích cực hay tác động tiêu cực đến đa dạng hoá thu nhập (Barrett, Reardon và Webb, 2001; Sarah, 2012). Sở hữu đất đai lớn có thể cung cấp quyền tiếp cận vào vốn và cho phép một hộ gia đình tạo ra nguồn lực để di chuyển ra khỏi nông nghiệp nhƣng đồng thời sở hữu đất đai lớn hơn cũng có thể làm cho nông nghiệp là một lựa chọn hấp dẫn hơn. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng nắm giữ đất đai lớn hơn làm tăng khả năng hộ gia đình đa dạng hố vào trong các nguồn thu nhập khác ngoài trồng trọt nhƣ chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp ở miền Bắc Mali (Abdulai và CroleRees, 2001). Ngƣợc lại, việc nắm giữ đất đai lớn hơn tại các hộ gia đình nơng thơn ở Việt Nam làm giảm sự đóng góp từ thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp (Minot và cộng sự,2006). Trong các nghiên cứu của Idowu và cộng sự (2011) và Alobo Sarah (2012) cho thấy việc nắm giữ đât đai lớn hơn ở các hộ gia đình nơng thơn có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng đa dạng thu nhập hơn, tuy nhiên các hộ gia đình đa dạng hố nhiều hơn trong khu vực nơng nghiệp hoặc cho th đất. Qua đó cho thấy, tổng diện tích đất có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc đa dạng hoá thu nhập ở các hộ gia đình nơng thơn. Hộ nắm giữ diện tích đất lớn có thể giúp dễ dàng chun mơn hóa trong một lĩnh vực hoạt động, thƣờng là phát triển nơng nghiệp. Mặt khác, nó cũng có thể giúp cho hộ có

thể kết hợp các hoạt động khác bằng việc liên kết các ngành nghề với nhau, ví dụ có thể phát triển thêm các ngành phi nông nghiệp hoặc cho thuê đất.

(vi) Nhóm nhân tố đặc điểm khu vực bao gồm các quan sát khoảng cách đến chợ, thị trấn, UBND tỉnh; nhà máy, đƣờng giao thông, trung tâm khuyến nông, nhà trẻ/ trƣờng mẫu giáo và số thảm hoạ.

Cơ sở hạ tầng, gần khu vực trung tâm, lợi thế của việc tiếp cận thị trƣờng đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng hoá thu nhập giữa các hộ gia đình (Sarah, 2012). Trong nghiên cứu của Idowu và cộng sự (2011) cho thấy

khoảng cách đến trung tâm đơ thị có ảnh hƣởng tiêu cực đến đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn, khoảng cách đến trung tâm đơ thị càng xa có khả năng cao các thành viên trong hộ gia đình nơng thơn rời bỏ việc tìm kiếm các cơng việc tạo thu nhập trong khu vực đơ thị.

Ngồi ra, khoảng cách từ nhà đến các đơn vị hành chính, trung tâm nơi tập trung đông ngƣời và nhiều hoạt động mua bán tập trung nếu khoảng cách càng xa thì cơ hội tiếp xúc giao lƣu càng ít nên hộ càng khó tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, khoảng cách từ nhà đến các trung tâm nơi tập trung đơng đúc sẽ có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập (Barrett, 2001; Sarah, 2012; Idowu và cộng sự, 2011).

Trong bài nghiên cứu, tác giả đƣa vào các biến đo lƣờng khoảng cách đến đơn vị hành chính nhƣ UBND tỉnh, chợ, thị trấn và nhân tố cơ sở hạ tầng của địa phƣơng nhƣ các biến giả đƣờng giao thông, nhà máy, trung tâm khuyến nông, nhà trẻ/ trƣờng mẫu giáo để đo lƣờng các cơ hội đa dạng hoá thu nhập. Kỳ vọng các nhân tố khoảng cách có tác động tiêu cực đến đa dạng hóa thu nhập. Và các nhân tố cơ sở hạ tầng địa phƣơng có tác động tích cực hay tiêu cực đến đa dạng hố thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó, việc tiếp cận tốt hơn với cơ sở hạ tầng nhƣ nhà máy, đƣờng giao

thơng có thể giúp giảm chi phí thu thập thơng tin, chi phí vận chuyển và giao dịch

thấp hơn, cũng nhƣ để tăng cƣờng cơ hội của hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Barrett và Reardon, 2001; Davis, 2003; Ellis, 2000; Reardon

và cộng sự, 2007). Giao thông không thuận tiện sẽ cản trở các thành viên hộ tham gia các họat động tạo thu nhập (Sarah, 2012; Schwarze and Zeller, 2005). Mặt khác, khi cộng đồng có đƣờng giao thơng xác suất của sự đa dạng hóa thu nhập giảm. Ví dụ, cải thiện đƣờng giảm chi phí giao dịch hàng hóa của địa phƣơng và hàng sản xuất tại các khu vực đô thị nhập khẩu, do đó đe dọa sự sống sót của các doanh nghiệp địa phƣơng (Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014).

Ngoài ra, các biến giả về trung tâm khuyến nông, nhà trẻ hay trƣờng mẫu giáo thuộc đặc điểm cơ sở hạ tầng tại khu vực cũng có tác động đến đa dạng hố thu nhập của hộ gia đình. Nếu trong xã có trung tâm khuyến nơng sẽ giúp hộ gia đình dễ dàng tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật, hạt giống mới và các thông tin cần thiết phục vụ cho nâng cao năng suất hay mở rộng sản xuất trong nông nghiệp (Feder và Zilberman, 1986; Kidanemariam và cộng sự, 2012). Một mặt, dịch vụ khuyến nơng có thể sẽ làm tăng năng suất lao động và trả công lao động và do đó dẫn đến gia tăng trong mức lƣơng và làm giảm cung ứng lao động cho hoạt động phi nông nghiệp tạo thu nhập, do đó làm giảm đa dạng hóa hoặc khuyến khích chun mơn hố vào nơng nghiệp. Mặt khác, mục tiêu chính của các chƣơng trình mở rộng trung tâm khuyến nơng có thể giúp đa dạng hóa các nguồn thu nhập của các hộ gia đình nhƣ cung cấp dịch vụ đa dạng cho nông dân tăng thu nhập phi nông nghiệp nhƣ buôn bán nhỏ (Chaplin và cộng sự, 2004; Kidanemariam và cộng sự, 2012).

Rủi ro thể hiện số thảm hoạ thông qua mức độ thiệt hại của các cú sốc nhƣ thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. Nói chung, hộ càng gặp nhiều rủi ro hay thảm

hoạ sẽ có động lực để đa dạng hóa nhằm chia sẻ rủi ro và đảm bảo an tồn thu nhập

Qui mơ hộ gia đình Giới tính chủ hộ

Tuổi chủ hộ

Vốn con ngƣời Trình độ học vấn của hộ

Tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt động nông nghiệp

Tỷ lệ thành viên trong hộ hoạt động phi nông nghiệp

Xe Điện thoại Vốn vật chất ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP Nhà ở Dân tộc Vốn xã hội Tham gia các tổ chức CTXH Khoảng cách đến chợ, thị trấn, UBND Tỉnh, Thành phố Nhà máy

Đặc điểm khu vực Đƣờng giao thông

Số thảm hoạ trong năm Trung tâm khuyến nông Nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo

Vốn tài chính Tín dụng

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 56)