Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 96)

Đa dạng hố thu nhập đã phát huy vai trị của mình trong việc quản lý rủi ro và đảm bảo đời sống cho các hộ gia đình. Trong nghiên cứu này đã tìm thấy đƣợc

một số nhân tố quan trọng tác động đến việc đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình ĐBSCL cũng nhƣ một số các yếu tố bị hạn chế phát triển tại khu vực này để giúp các hộ gia đình đa dạng hố sinh kế tốt hơn. Thơng qua nghiên cứu này, dựa trên quan điểm khách quan và hiểu biết cá nhân, tác giả thực hiện một số đề xuất nhằm có thể giúp cải thiện khả năng đa dạng hoá thu nhập đảm bảo đời sống ổn định của hộ gia đình ở nơng thơn ĐBSCL nhƣ sau:

Thứ nhất, chính sách nâng cao trình độ giáo dục và phát triển các loại hình đào tạo nghề tại địa phƣơng. Hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây đều cho rằng trình độ giáo dục có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quyết dịnh đa dạng hoá thu nhập cũng nhƣ mức sống của một hộ gia đình, tuy trong nghiên cứu này chƣa thấy đƣợc tác động tích cực đó do trình độ các hộ gia đình nơng thơn ĐBSCL rất thấp tƣơng đồng nhau dƣới THCS có thể cho thấy nhân tố trình độ học vấn ở vùng ĐBSCL không đƣợc chú trọng phát triển, hoặc chính sách giáo dục nghề nghiệp tại vùng cịn hạn chế nên khơng tác động đến chỉ số đa dạng hoá thu nhập của hộ. Trình độ giáo dục cao khơng chỉ giúp hộ có khả năng ứng dụng kiến thức vào trong q trình hoạt động sản xuất nơng nghiệp hay các quyết định sinh kế của hộ mà còn giúp tăng thu nhập từ các hoạt động phi nơng nghiệp. Vì thế, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, mở rộng đào tạo nghề cũng nhƣ các hoạt động khuyến nông tại địa phƣơng để ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận và tiếp thu kiến thức nhằm nâng cao trình độ và nhận thức của các hộ gia đình nơng thơn trong việc áp dụng các phƣơng thức sản xuất mới trong nơng nghiệp và có nhiều cơ hội để tham gia vào một số hoạt động mới tạo thu nhập cao và ổn định nhƣ các hoạt động phi nơng nghiệp địi hỏi lao động có tay nghề, trình độ và kỹ năng. Để tạo điều kiện cho ngƣời lao động nông thôn tham gia học nghề, nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ học phí, cấp học bổng cho ngƣời học, ƣu tiên giới thiệu việc làm, hay hỗ trợ vốn cho ngƣời lao động sản xuất kinh doanh ngay sau khi học xong.

Thứ hai, tạo điều kiện cho thị trƣờng lao động ở nơng thơn phát triển.

Ngồi thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, những hộ gia đình nơng thơn có thể đa dạng hố các hoạt động tạo thu nhập bằng cách tham gia vào các hoạt động phi

nông nghiệp để nâng cao hay cải thiện nguồn thu nhập hiện tại. Do đó, cần có các chính sách thiết thực nhằm phát triển thị trƣờng lao động thuộc khu vực nông thơn nhƣ thu hút, khuyến khích và dành nhiều ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc thực hiện xây dựng và phát triển các nhà máy, xí nghiệp tại địa phƣơng. Qua đó, có thể tạo ra nhiều việc làm hơn và ngƣời lao động ở nông thôn dễ dàng tiếp cận việc làm. Từ đó có thể cải thiện và nâng cao thu nhập của hộ gia đình.

Thứ ba, chính sách mở rộng các cơ sở và chƣơng trình tín dụng và đơn giản hố các thủ tục hành chính để các hộ gia đình nơng thơn dễ tiếp cận. Tiếp

cận tín dụng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động đa dạng hố thu nhập của hộ, thơng qua nguồn vốn vay từ các chƣơng trình tín dụng giúp hộ có thể bổ sung nguồn vốn mở rộng đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại hay sang các lĩnh vực mới.Qua kết quả thống kê năm 2010 và 2012 cho thấy, có rất ít hộ gia đình nơng thơn vùng ĐBSCL có tiếp cận tín dụng (khoảng 10%), ám chỉ việc phát triển tín dụng của vùng cịn rất hạn chế. Do đó, cần có một cơ chế tín dụng phù hợp cho các hộ gia đình nơng thơn. Trong thực tế, các khoản vay ở khu vực nông thôn chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình nghèo vay thơng qua chƣơng trình của NHCSXH, và các khoản vay này có giá trị thƣờng nhỏ chƣa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tƣ phát triển trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Với hầu hết các nông hộ ở nơng thơn cịn lại họ phải cần có tài sản thế chấp mới có thể tiếp cận với vốn vay ngân hàng, điều này đồng nghĩa với những hộ gia đình khơng có đất hoặc sử dụng đất khơng nguồn gốc khơng thể tiếp cận nguồn vốn này vì vậy cần tháo dỡ những hạn chế về tài sản đảm bảo giúp các hộ có nhiều khả năng tiếp cận chƣơng trình tín dụng nơng thơn chính thức hơn. Bên cạnh đó, chính phủ cần tiếp tục mở rộng mạng lƣới các chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng về các vùng sâu, vùng xa và phổ biến thông tin một cách rộng rãi hơn nữa để các hộ gia đình nơng thơn tiềm năng có thể hiểu đƣợc quy trình và yêu cầu vay vốn, đồng thời tiết giảm các giấy tờ và đơn giản hóa thủ tục.

Thứ tƣ, chính quyền địa phƣơng thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút các hộ gia đình tham gia vào các hiệp hội, đồn thể, cơ quan, tổ chức

chính trị - xã hội trên địa bàn. Nhƣ kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình

có thành viên là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đồn thể, cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội có thể có nhiều mối quan hệ và thơng tin cần thiết hỗ trợ các hộ có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập giúp họ đa dạng hoá tốt hơn so với các hộ cịn lại. Do đó, chính quyền địa phƣơng cần có các chƣơng trình khuyến khích, thu hút các hộ gia đình nơng thơn tham gia vào các cơ quan, đồn thể nhƣ Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hay tổ chức Đảng nhƣ việc triển khai xây dựng và phát triển Đoàn viên hay Đảng viên trong các hộ gia đình nơng thơn, các hộ có ít vốn, điều kiện sống thấp để các thành viên này có cơ hội tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 96)