Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Một phần của tài liệu nâng cao hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 36)

2014

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

2.1.1 Khái quát về Ngân hàng PG Bank

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đơng chiến lược là Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PG Bank đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng TMCP đơ thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.

Về mạng lưới hoạt động, tuy không phát triển mạnh như những ngân hàng TMCP khác nhưng hệ thống, mạng lưới của PG Bank cũng đã có mặt ở một số tỉnh thành lớn trên cả nước. Tính đến cuối năm 2014, PG Bank có 1 Hội sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội, 16 Chi nhánh, 54 Phòng giao dịch và 9 quỹ tiết kiệm trên cả nước.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông thơn Đồng Tháp Mười chính thức hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP.

Tháng 7/2005: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn (SSI) tham gia góp vốn vào Ngân hàng, trở thành hai cổ đông lớn với nhiều cam kết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Ngày 12/01/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị theo quyết định số 125/QĐ-NHNN.

Ngày 08/02/2007: Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, gọi tắt là PG Bank, theo quyết định số 368/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 26/06/2007: Khai trương chi nhánh Hà Nội, chi nhánh đầu tiên trên cả nước.

Ngày 10/10/2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.

Ngày 12/12/2007: Khai trương chi nhánh Sài Gòn – Chi nhánh đầu tiên ở phía Nam.

Ngày 17/12/2007: Khai trương chi nhánh Đà Nẵng – Chi nhánh đầu tiên ở miền Trung.

Ngày 19/12/2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

Ngày 13/10/2009: Chính thức phát hành Flexicard – Thẻ đa năng kết hợp đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trước. Đây cũng là thẻ thanh toán xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam.

Ngày 25/12/2009: Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho chuyển Hội sở chính từ Đồng Tháp ra Hà Nội theo Quyết định số 3209/QĐ- NHNN.

Ngày 31/12/2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

Tháng 12/2011: Khai trương trụ sở mới tại tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn (Hà Nội).

Ngày 02/08/2012: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

Tháng 12/2013: PG Bank được gia hạn cấp phép hoạt động lên 99 năm kể từ 13/11/1993 theo quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Thành tựu

Nhận “Cờ thi đua phong trào năm 2011” do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trao tặng

Nhận bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2009, 2010 do Bộ Công thương trao tặng

27

Nhận danh vị "Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam" và "Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam" năm 2012 do Công ty Việt Nam Report xếp hạng

Nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc 2012" do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng

Sơ đồ tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức PG Bank (Nguồn: Báo cáo thường niên PG (Nguồn: Báo cáo thường niên PG Bank)

Cổ đơng chiến lược

Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là cổ đông lớn nhất của ngân hàng (chiếm 40% vốn điều lệ). Petrolimex là doanh nghiệp đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo tồn và phát triển vốn nhà nước giao đồng thời giữ vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ đắc lực cho cơng cuộc Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố đất nước. Hiện tại, tập đoàn cung cấp 50% thị phần xăng dầu nội địa, với quy mô hoạt động bao gồm 6.100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cửa hàng đại lý dưới thương hiệu Petrolimex trên toàn quốc.

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào nhiều ngành nghề khác như thiết kế, xây lắp cơ khí, bảo hiểm, ngân hàng.... và đạt được nhiều thành cơng lớn.

2.1.3 Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2014

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2010 đã đẩy nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và một loạt các định chế tài chính lớn trở nên mong manh hơn bao giờ hết trước những cú sốc tài chính và tại Việt Nam các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung sẽ bị ảnh hưởng do chênh lệch tỷ giá cũng như khả năng thanh toán của các đối tác dẫn đến khả năng hoàn trả nợ vay cho các ngân hàng gặp khó khăn. Đứng trước tình hình trên, kết quả kinh doanh của PG Bank và các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhìn chung các chỉ tiêu tài chính cơ bản của PG Bank tương đối khả quan.

ĐVT: Tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản 16.378 17.582 19.255 24.876 25.779 Vốn và các quỹ 2.172 2.591 3.171 3.210 3.339 Tổng dư nợ 10.886 12.112 13.787 13.867 14.507 Dư nợ/Tổng tài sản 65,80% 67,80% 70,00% 55,00% 56,27% Tỷ lệ nợ xấu 1,42% 2,06% 8,44% 2,98% 2,48% Tổng huy động 13.995 14.802 15.858 21.437 21.592

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của PG Bank giai đoạn 2010-2014

Tỷ đồng 30,000 25,000 Tổng tài sản 20,000 Tổng dư nợ 15,000 Tổng huy động Tổng thu nhập 10,000 5,000 0 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng thu nhập 664 1.170 1.159 708 1.580

Lợi nhuận trước thuế 293 594 319 52 168

Số lượng nhân viên 1.149 1.375 1.441 1.406 1.504

Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của PG Bank giai đoạn 2010-2014 (Nguồn: Báo cáo thường niên của PG Bank)

Hình 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của PG Bank giai đoạn 2010-2014 (Nguồn: Báo cáo thường niên PG Bank) (Nguồn: Báo cáo thường niên PG Bank)

Chúng ta có thể thấy tổng tài sản và tổng huy động của PG Bank tăng đều trong 5 năm, trong đó tăng mạnh trong giai đoạn từ 2010 đến 2013 với tốc độ tăng từ 7,35% (tương đương 1.204 tỷ đồng) trong năm 2011 đến 29,19% (tương đương 5.621 tỷ đồng) trong năm 2013, đến năm 2014 tăng nhẹ 3,63% (tương đương 903 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn huy động tăng đáng kể với 807 tỷ đồng tăng trong năm 2011 chiếm 5,77% và tăng 1.056 tỷ đồng trong năm 2012 và tiếp tục tăng mạnh trong năm, 2013 là 5.579 tỷ đồng, riêng năm 2014 tăng nhẹ là 155 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng dư nợ năm 2013 chỉ tăng 0,58% (tương đương 80 tỷ đồng) và 4,62% trong năm 2014 (tương đương 640 tỷ đồng) cho thấy PG Bank phần nào thực hiện

chính sách tăng trưởng tín dụng khá thận trọng do đó vẫn chưa sử dụng nguồn vốn huy động một cách thật sự hiệu quả. Từ đó, ta có thể thấy tổng thu nhập của PG Bank đã giảm 0,94% trong năm 2012 và lợi nhuận trước thuế giảm 46,30%, tương tự năm 2013 giảm 38,91% thu nhập và 83,70% lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, đến năm 2014, tổng thu nhập tăng mạnh 123,16% và lợi nhuận trước thuế là 223,08%, cho thấy PG Bank đã phần nào tập trung đẩy mạnh hoạt động quản lý, kiểm soát rủi ro trong tất cả các hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hoạt động tín dụng, hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng nói chung và PG Bank nói riêng. 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xăng dầu

Petrolimex (PG Bank) giai đoạn 2010-2014

2.2.1 Tình hình cho vay và dư nợ

Kinh tế thế giới năm 2010 đã cho thấy những dấu hiệu hồi phục rõ rệt từ sau khủng hoảng, trong bối cảnh đo, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng tốcnhanh với tốc độ tăng GDP đạt 6,78%. Tuy nhiên, tổng quan kinh tế Việt Nam trong môi trường kinh doanh vĩ mơ cịn nhiều bất ổn với tỷ lệ lạm phát vọt lên 11,75%, nhập siêu vẫn ở mức cao 12,4 tỷ USD, thị trường ngoại hối có những biến động mạnh và sự ảm đạm vẫn bao trùm thị trường chứng khốn trong nước. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng đã tận dụng được những cơ hội nhưng cũng gặp khơng ít thách thức từ mơi trường kinh doanh trong nước và thế giới.

Tổng kết hoạt động tín dụng tại PG Bank trong năm 2010, đã mang lại các con số tương đối khả quan như: Tính đến 31/12/2010, dư nợ toàn ngân hàng đạt 10.886 tỷ đồng, tăng trưởng 73,7% so với năm 2009.Song song với việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng, cơng tác kiểm sốt tín dụng trước, trong và sau khi giải ngân được thực hiện một triệt để và chặt chẽ, giúp PG Bank nói chung kiểm sốt tốt các khoản cho vay, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,42% tương đối thấp và an toàn.

Năm 2011 với tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao (18,13%), tăng trưởng GDP thấp (5,89%) và bên cạnh đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng gặp nhiều thử thách với tỷ lệ nợ xấu tăng cao,

thanh khoản yếu kém là những vấn đề mà cả hệ thống phải cùng nhau đối mặt và giải quyết trong thời gian dài. Với riêng PG Bank trong năm 2011 nhằm thực hiện một cách nghiêm túc chủ trương NHNN trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, PG Bank đặt ra chính sách tín dụng thận trọng, đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Tổng dư nợ cho vay cả năm 2011 chỉ tăng 11,2% so với năm 2010, đạt mức 12.112 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhưng tỷ lệ nợ xấu PG Bank lại tăng lên đến 2,06% đã đặt ra câu hỏi về cơng tác kiểm sốt, quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đã được thực hiện triệt để đến đâu và được thực hiện như thế nào?

Sang năm 2012, tình hình kinh tế vĩ mơ tiếp tục gặp nhiều khó khăn với sức mua hạn chế, tồn kho tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, làm nợ xấu tăng cao và lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Từ đó, các doanh nghiệp e dè trong việc sử dụng vốn vay mặc dù lãi suất đã giảm. Các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ của Chính phủ về cơ bản phát huy tác dụng, lạm phát giảm còn 6,81% nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03% - mức thấp nhất trong hơn 10 năm trởlại đây. Trong bối cảnh đó, PG bank tích cực triển khai các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Kết quả, tổng cho vay đối với nền kinh tế tại 31/12/2012 đạt 13.787 tỷ đồng, tăng 1.675 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 13,8% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 8,44% cho thấy PG Bank cần xem xét lại hệ thống quản trị rủi ro tín dụng để khắc phục những điểm yếu trong các khâu từ tiếp nhận đến quản lý sau vay.

Tiếp nối những khó khăn năm 2012, năm 2013 kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp vớiGDP cả nước tăng 5,42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục giảm; tổng cầu của nền kinh tế chưa cónhiều cải thiện mặc dù Chính phủ đã thực thinhiều giải pháp. Thị trường tài chính - tiền tệ năm 2013 vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng với những chính sách hợp lý của NHNN, vấn đề thanh khoản của toàn hệ thống được bảo đảm, lai suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, và đặc biệt quá trinh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang diễn ra

khá thuận lợi. Trong năm 2013 đánh dấu việc thanh lập công ty VAMC cũng đã hỗ trợ phần nào cho các ngân hàng gặp khó khăn, trong đó có PG Bank, tuy nhiên tốc độ xử lý nợ xấu tồn ngành cịn chậm cho thấy khó khăn vẫn tiếp tục hiện hữutrong những năm tới và quá trình xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian dài. Trước tình trạng trên, PG Bank chủ động thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, cấp tín dụng có chọn lọc đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát rủi ro. Đến 31/12/2013, tổng cho vay đối với nền kinh tế đạt 13.867 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 13.787 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh cịn 2,98% cho thấy cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank đã được đẩy mạnh một cách hiệu quả.

Hoạt động tín dụng PG Bank khép lại trong năm 2014 với tổng dư nợ là 14.507 tỷ đồng tăng 4,62% so với năm 2013, chất lượng tín dụng tăng với 2,48% tỷ lệ nợ xấu giảm 16,78% so với năm 2013. Đó là một tín hiệu tốt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao;sức ép nợ xấu cịn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Chính vì vậy, PG Bank tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng cường các chính sách để thúc đẩy tín dụng bán lẻ, đảm bảo hiệu quả và kiểm sốt rủi ro.

Trên đây là tổng quan tình hình cho vay tại PG Bank giai đoạn 2010-2014, nhìn chung, tổng dư nợ tăng đều qua các năm trong khi đó chất lượng tín dụng lại khơng ổn định tăng giảm qua các năm và đạt đỉnh là 8,44% trong năm 2012 tuy nhiên đến năm 2014 con số này đã giảm cịn 2,48%. Qua đó, ta thấy hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank đang tồn tại những ưu và nhược điểm cần được phát huy cũng như khắc phục để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro trong tương lai.

Phần tiếp theo sẽ trình bày phân loại chi tiết về hoạt động tín dụng theo đối tượng khách hàng, mục đích vay vốn và loại tài sản đảm bảo, đồng thời là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại PG Bank.

2.2.2 Cơ cấu cho vay

2.2.2.1 Theo đối tượng khách hàng (Phụ lục số 01-Bảng 01)

Đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó ngân hàng sẽ có những quy định khác nhau trong việc cho vay đối với từng loại khách hàng.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 tập trung chủ yếu ở loại hình cơng ty TNHH, cơng ty CP ngồi khu vực Nhà nước và cá nhân hộ kinh doanh với dư nợ có xu hướng giảm tương đối theo thời gian. Cơ cấu này tương đối hợp lý với ngân hàng có quy mơ nhỏ như PG Bank, mặc dù có vốn sở hữu Nhà nước nhưng tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu (Phụ lục số 01-Hình 2.3, 2.4)cũng tập trung ở đối tượng cá

Một phần của tài liệu nâng cao hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 36)