2014
3.4. Giải pháp khắc phục những hạn chế của hệ thống quản trị rủi ro hiện tại
Các giải pháp này dựa trên những vấn đề phát sinh từ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng mà tác giả luận văn đã phân tích đánh giá trong chương 2 và từ kết quả khảo sát cán bộ nhân viên PG Bank.
3.4.1. Nhận diện và kiểm sốt rủi ro tín dụng
Về chính sách tín dụng và quy định, quy trình tín dụng ngân hàng
Về quy định, quy trình tín dụng
Xây dựng quy trình định giá TSBĐ với sự tham gia của CBQLTD chi nhánh và cán bộ định giá, CBQHKH chỉ là đầu mối cung cấp hồ sơ TSBĐ. Việc tham gia định giá của cán bộ định giá trong trường hợp đối với TSBĐ là bất động sản, động sản bao gồm các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đều được lập thành văn bản và có chữ ký của hai bên, sau đó sẽ được trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt…. Đối với TSBĐ là hàng hoá, nguyên vật liệu, hàng tồn kho luân chuyển, quyền đòi nợ…thực tế tại PG Bank đang do CBQLTD định giá dựa vào hợp đồng mua bán, giá thị trường và báo cáo xuất nhập tồn của khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và minh bạch hơn trong khâu định giá đối với tài sản dễ xảy ra tình trạng hao hụt, mất mát và giá cả biến động nhanh thì sau khi Phịng Quản lý tín dụng ra kết quả định giá (lập thành văn bản) sẽ chuyển sang Phòng Định giá để cho ý kiến thẩm định độc lập, sau đó sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kết quả định giá của Phòng nào. Sau khi có phê duyệt cấp có thẩm quyền về kết quả định giá thì Phịng Quản lý tín dụng sẽ tiến hành soạn thảo các hợp đồng, văn bản liên quan đến TSBĐ.
Kế hoạch thực hiện: Phịng Chính sách và phát triển sản phẩm tín dụng, Phịng Định giá và Phịng Quản lý tín dụng ban hành quy định, quy trình định giá mới khơng có sự tham gia của CBQHKH, đồng thời đối với tài sản là bất động sản và động sản sẽ do Phòng định giá thực hiện.
Xây dựng phân luồng định giá chặt chẽ hơn hiện tại, đối với TSBĐ là bất động sản thì giá trị trên 5 tỷ đồng sẽ do Phòng Định giá trực thuộc Hội sở chịu trách nhiệm định giá, cịn dưới mức đó sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng Định giá chi nhánh. Đối với TSBĐ là động sản thì giá trị trên 1 tỷ đồng sẽ do Phòng Định giá trực thuộc Hội sở định giá. Cịn đối với TSBĐ là hàng hố, ngun vật liệu,quyền địi nợ thì trách nhiệm định giá sẽ do Phịng Định giá chi nhánh và Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh thực hiện, tuy nhiên sau đó hồ sơ về TSBĐ sẽ được gửi lên Phịng Quản lý tín dụng Hội sở để kiểm tra và theo dõi sau cho vay, vì hàng hố, ngun vật liệu, quyền đòi nợ là loại tài sản đặc thù dễ xảy ra tổn thất nếu khơng có biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ cũng như thường xuyên kiểm tra biến động giá trị trên thị trường. Do đó, sau khi cho vay thì việc kiểm tra, theo dõi tình trạng tài sản này sẽ được thực hiện song song giữa Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh và Hội sở. Cịn đối với bất động sản và động sản thì Phịng Quản lý tín dụng Hội sở chỉ kiểm sốt kết quả định giá cịn việc quản lý tài sản sau vay sẽ do chi nhánh chịu trách nhiệm.
Việc soạn thảo các hợp đồng, văn bản liên quan đến TSBĐ do Phòng Quản lý dụng chi nhánh thực hiện, mặc dù đã hạn chế được rủi ro khi khơng có sự tham gia của CBQHKH, tuy nhiên để đảm bảo chi nhánh tuân thủ theo quy định của PG Bank thì sau khi hồn thiện thủ tục nhận TSBĐ thì Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh sẽ gửi toàn bộ hồ sơ TSBĐ lên Phòng Quản lý tín dụng Hội sở hạch toán nhập TSBĐ lên hệ thống cho khách hàng để tăng tính minh bạch và chính xác cũng như hạn chế rủi ro không xử lý được tài sản của khách hàng khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Trong trường hợp Phịng Quản lý tín dụng Hội sở phát hiện sai sót trong việc nhận TSBĐ thì sẽ khơng hạch tốn và u cầu chi nhánh giải trình cũng như hồn thiện lại hồ sơ đúng theo quy định.
Kế hoạch thực hiện: Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh kết hợp Phịng Quản lý tín dụng Hội Sở kiểm tra, kiểm sốt hợp đồng thế chấp và các văn bản khác phù hợp với quy trình, quy định PG Bank.
Đối với tỷ lệ cho vay theo giá trị TSBĐ tại PG Bank tương đối an tồn so với Techcombank, tuy nhiên đối với NCB thì tỷ lệ này lại cao hơn đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và quyền đòi nợ là những tài sản dễ phát sinh rủi ro, do đó PG Bank nên thường xuyên cập nhật biến động về giá cả của các loại tài sản này cũng như thường xuyên cập nhật lại tỷ lệ cho vay khi tham khảo thêm tại các ngân hàng khác. Việc theo dõi và cập nhật biến động này có thể do Phịng Quản lý rủi ro thực hiện.
Kế hoạch thực hiện: Phòng Quản lý rủi ro định kỳ cập nhật giá cả của các mặt hàng và các tài sản đang nhận thế chấp tại PG Bank và gửi mail nội bộ cho tồn hệ thống.
Về chính sách tín dụng
Việc ban hành chính sách tín dụng từng thời kỳ do Phịng Quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên do Phịng Quản lý rủi ro khơng trực tiếp xử lý hồ sơ vay cũng như thẩm định và tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, họ chỉ ban hành dựa vào việc thu thập thông tin thị trường nhưng thực tế thực trạng cho vay tại các ngân hàng khác như thế nào cũng như tình hình khách hàng như thế nào thì chỉ có đơn vị kinh doanh mới nắm rõ, và song song với ban hành chính sách tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro phải ban hành những quy định về việc thẩm định hồ sơ như thế nào, yêu cầu hồ sơ, chứng từ như thế nào đối với từng loại sản phẩm vay cho phù hợp với thực tế và phải đảm bảo an tồn tín dụng cho PG Bank. Yêu cầu chính sách tín dụng nên có sự đóng góp ý kiến của đơn vị kinh doanh và Phịng ban hành sản phẩm tín dụng để có sự thống nhất về các tiêu chí cho vay đối với từng loại sản phẩm cũng như tiêu chí thẩm định và tìm kiếm khách hàng như thế nào là dễ dàng và đảm bảo an tồn tín dụng cho PG Bank.
Về thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 tương đối an tồn so với ngân hàng cùng quy mơ là NCB, tuy nhiên để tăng trách nhiệm đối
với các cấp phê duyệt cá nhân thì nên gắn chất lượng các khoản hồ sơ tín dụng do cá nhân đó phê duyệt với KPI định kỳ hàng tháng để xem xét trả lương cho các cấp phê duyệt cá nhân.
Kế hoạch thực hiện: Hội đồng Quản trị, Phòng Phát triển kinh doanh bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp lớn và Phòng Nhân sự dựa trên chiến lược, mục tiêu đã đề ra của PG Bank trong năm về tăng trưởng tín dụng và giảm nợ quá hạn, nợ xấu để xây dựng bộ chỉ tiêu KPI đo lường chất lượng tín dụng, từ đó quy định mức lương cụ thể khi hồn thành KPI, khơng hồn thành KPI hoặc tiền thưởng khi vượt KPI.
Về quy trình cấp tín dụng
Thẩm định và xét duyệt tín dụng
Các hồ sơ, chứng từ thu thập từ khách hàng đặc biệt là hồ sơ pháp lý như đã phân tích trên nếu khách hàng cung cấp bản photo thì yêu cầu phải sao y công chứng hoặc sao y đối chiếu bản chính của khách hàng. Đối với những hồ sơ pháp lý doanh nghiệp thì bản sao y ngồi đóng mộc treo thì cần có chữ ký, tên, chức vụ của người có thẩm quyền để tăng tính đáng tin cậy cho hồ sơ và cũng để gắn trách nhiệm của khách hàng đối với tính chân thật của các hồ sơ đã cung cấp.
Thoả thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
Việc soạn thảo các hợp đồng, văn bản liên quan đến cấp tín dụng do Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh thực hiện. Tuy nhiên, để hạn chế việc chi nhánh sai sót trong việc soạn thảo cũng như khơng tn thủ quy định, quy trình PG Bank trong việc cấp tín dụng thì Phịng Quản lý tín dụng Hội sở sẽ chịu trách nhiệm kiểm sốt hồ sơ cấp tín dụng từ xa thông qua hồ sơ bản scan của chi nhánh và các hồ sơ yêu cầu scan sẽ được Hội sở chọn ngẫu nhiên dựa vào giá trị khoản vay và loại TSBĐ. Sau khi hồn thiện hồ sơ cấp tín dụng, các hợp đồng, văn bản được khách hàng ký thì Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh scan tồn bộ hồ sơ tín dụng cho Hội sở kiểm tra. Trường hợp phát hiện sai sót, tuỳ theo tính chất sai sót ảnh hưởng nghiêm trọng hay khơng nghiêm trọng đến việc tuân thủ quy định của PG Bank mà Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh nói chung và CBQLTD, Trưởng/Phó phịng QLTD nói riêng sẽ bị đánh giá KPI về năng lực, trình độ. Trường hợp sai sót nghiêm trọng hoặc có
dấu hiệu lừa đảo có thể gây thất thốt tiền ngân hàng thì Phịng Quản lý tín dụng Hội sở sẽ làm văn bản trình cấp phê duyệt tín dụng cao nhất là HĐTD để quyết định có thu hồi nợ trước hạn hay khơng?.
Kế hoạch thực hiện: Phịng Chính sách và phát triển sản phẩm tín dụng ban hành quy định hồ sơ pháp lý chặt chẽ hơn, Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh kết hợp Phịng Quản lý tín dụng Hội Sở kiểm tra, kiểm sốt hợp đồng tín dụng và các văn bản khác phù hợp với quy trình, quy định PG Bank.
Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi vay Việc kiểm tra chứng từ giải ngân đối với mục đích bổ sung vốn lưu động cần phải quy định chặt chẽ hơn như: chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn như hợp đồng đầu vào, đầu ra phải mua bán mặt hàng thuộc ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cũng như mặt hàng đó khơng nằm trong danh sách những mặt hàng cấm của Bộ công thương. Hơn nữa đối với hợp đồng ngoại thì bắt buộc phải có chữ ký tươi và mộc dấu của bên đối tác khách hàng hoặc nếu đó là khách hàng uy tín với PG Bank là những doanh nghiệp lớn thì có thể cho giải ngân qua chứng từ bản photo, sau đó sẽ bổ sung hợp đồng có chữ ký tươi và mộc dấu trong thời gian quy định sau. Đối với các trường hợp PG Bank cho khách hàng bổ sung hố đơn sau khi giải ngân thì phải quy định thời hạn bổ sung như Techcombank và NCB và chỉ nên áp dụng với những khách hàng doanh nghiệp lớn, uy tín và quan hệ lâu năm với PG Bank.
Kế hoạch thực hiện: Phịng Chính sách và phát triển sản phẩm tín dụng ban hành quy định chứng từ giải ngân chặt chẽ hơn.
Về hệ thống thông tin, báo cáo ngân hàng
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ qua các kênh truyền thông nội bộ như email, bản tin nội bộ về các trường hợp phát sinh rủi ro tín dụng thực tế tại các ngân hàng khác và định kỳ phát hành cẩm nang rủi ro tín dụng cho các cán bộ PG Bank.
Kế hoạch thực hiện: Phòng Quản lý rủi ro định kỳ tập hợp những trường hợp thực tế phát sinh rủi ro tín dụng vào cẩm nang và gửi mail nội bộ, đồng thời tổ chức những hội thảo về rủi ro tín dụng cho cán bộ tín dụng tồn hệ thống.