CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNGXUẤT KHẨU
1.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
1.2.2 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh
Thanh tốn là chuỗi mắt xích quan trọng của q trình xuất nhập khẩu. Do vậy phải đơn đốc người mua mở L/C đúng hạn và kiểm tra kỹ nội dung của L/C phải phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng. Với mỗi phương thức thanh tốn cụ thể, những cơng việc này sẽ khác nhau.
Nếu thanh toán bằng L/C, người bán cần nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng các yêu cầu sau:
1. Nhắc nhở người mua mở L/C 2.Kiểm tả kỹ nội dung của L/C
a. Kiểm tra tính chân thực của L/C
Mặc dù người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ ngân hàng mở L/C. nhưng người xuất khẩu nên nhận L/C thơng qua ngân hàng thơng báo vì ngân hàng thơng báo có thể kiểm tra tính chân thực của L/C bằng cách kiểm tra chữ ký của người phát hành L/C (nếu L/C được mở bằng thư) hoặc kiểm tra mã số (nếu L/C được mở bằng điện).
b. Các nội dung cần kiểm tra kỹ trong L/C
Khi nhận được L/C gốc do ngân hàng thông báo gửi đến, người xuất khẩu cần kiểm tra kỹ từng nội dung, từng chi tiết của L/C gốc xem có đúng như hợp đồng đã ký kết hoặc xem xét những yêu cầu ghi trong L/C có phù hợp với khả năng thực hiện của mình khơng, nếu đúng và có khả năng đáp ứng thì tiến hành các bước kế tiếp để giao hàng, ngược lại thì đề nghị người nhập khẩu phải tu chỉnh lại L/C cho đến khi nào phù hợp thì mới tiến hành giao hàng.
Mục đích yêu cầu việc kiểm tra L/C là nhằm xem xét sự phù hợp của L/C với hợp đồng, tính rõ ràng của các điều khoản trong L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu L/C khơng đáp ứng được những yêu cầu này, cần buộc người mua phải sửa đổi lại và khi nhận được được L/C sửa đổi phù hợp mới giao hàng.
Các nội dung cần phải kiểm tra trong L/C: - Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
- Tên , địa chỉ ngân hàng mở L/C
- Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền (nếu có)
- Tên ngân hàng thụ hưởng - Số tiền của L/C
- Loại L/C
- Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C - Thời hạn giao hàng
- Cách giao hàng
- Các vận chuyển (cho chuyển tải hay khơng) - Phần mơ tả hàng hóa
- Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ - Các chi tiết khác trong L/C
Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được chú ý là: nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những u cầu của L/C về cả nội dung lẫn hình thức, các chứng từ liên quan phải khớp nhau, đúng loại, đúng số bản L/C quy định. Nếu thanh toán bằng CAD, người bán cần nhắc nhở người mua mở tài khoản tín thác theo đúng yêu cầu. Khi tài khoản được mở cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra điều kiện thanh toán, cần đặc biệt chú ý: tên các chứng từ xuất trình, số bản, người cấp… Kiểm tra xong, nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng.
Nếu thanh tốn bằng TT trả trước, người bán nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúng hạn. Chờ ngân hàng báo “ CĨ ”, rồi mới tiến hành giao hàng. Cịn các phương thức thanh toán khác như: TT trả sau, Clean Collection, D/A, D/P …thì người bán phải giao hàng rồi mới thực hiện các cơng việc của khâu thanh tốn.