DATA)
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sự xuất hiện của hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở nhiều nước đã thu hút được sự chú ý ngày càng tăng về vấn đề thâm hụt kép. Theo Abell năm 1990, Ibrahim và Kumah năm (1996), lãi suất và tỷ giá cũng đóng vai trị quan trọng trong kênh mà thơng qua đó thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo đánh giá của Lau, Evan và các công sự (2006) từ các nghiên cứu về thâm hụt kép trong hai thập kỷ qua, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến số tài chính như lãi suất và tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, và hầu hết các nghiên cứu trước đó đã bỏ qua vai trị của hai biến tài chính này trong việc làm cầu nối liên kết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Lau và Evan đã tiến hành kiểm định giả thuyết thâm hụt kép bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các nước thuộc khu vực Đông và Nam Á: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Mianma, Philipin, Nepal, Sri Lanka. Tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thơng qua ba bước: kiểm định tính dừng, kiểm định tính đồng liên kết và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger, với các biến được đưa vào mơ hình là thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái danh nghĩa so với USD và lãi suất trong ngắn hạn, được thống kê theo quý. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Đầu tiên, tác giả thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai có mối quan hệ trực tiếp với nhau, và gián tiếp thông qua lãi suất và tỷ giá hối đoái, thứ hai, tác giả cho thấy rằng những biến kinh tế này tồn tại mối quan hệ như một vòng luẩn quẩn. Với các nước thuộc khu vực Đơng và Nam Á có nền kinh tế mở, theo chúng tơi thì có thể áp dụng mơ hình kiểm định này ở Việt Nam.
Dựa trên phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu của tác giả Lau, Evan và các cộng sự (2006) như đã đề cập ở trên, chúng tôi tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai gồm: thâm hụt ngân sách (BD), lãi suất (IR) và tỷ giá hối đối (ER), trong đó chúng tơi có hiệu chỉnh biến tỷ giá hối đoái thành logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá để chuỗi dữ liệu ổn định hơn.
CAD = β1 + β2BDt + β3IRt + β4LNERt + Ut
Trong đó:
- Biến thâm hụt tài khoản vãng lai CAD – biến phụ thuộc, được đo lường bằng tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP, giá trị dương thể hiện thâm hụt tài khoản vãng lai, giá trị âm thể hiện thặng dư trong tài khoản vãng lai. - Biến thâm hụt ngân sách BD – biến độc lập, được đo lường bằng tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP, giá trị âm thể hiện thặng dư trong ngân sách, giá trị dương thể hiện thâm hụt ngân sách.
- Biến lãi suất ngắn hạn IR – biến độc lập.
- Biến tỷ giá hối đoái ER – biến độc lập, vì đồng USD chiếm phần lớn trong các giao dịch quốc tế của Việt Nam nên chúng tôi chọn tỷ giá USD/VND làm tỷ giá đại diện cho biến ER. Và để biến ER là ổn định hơn, chúng tôi đo lường biến ER bằng cách tính Logarit cơ số tự nhiên của ER hay là biến LNER.
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng:
Dựa trên phương pháp ước lượng của Lau, Evan và các cộng sự (2006), chúng tơi tiến hành kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thêm vào kiểm định VECM để kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn của các biến.
Bước 1: Vì CAD, BD, IR, LNER là các chuỗi thời gian, chuỗi số lấy theo thờ i gian của
những đại lượng kinh tế còn nhiều biến động nên thường có nghiệm đơn vị (tức ch̃i khơng dừ ng), do đó chúng tơi tiến hành kiểm định tính dừng của các biến (Unit Root
Test) bằng kiểm định ADF (Augmented Dickey – Fuller), nếu các biến là không dừng, tiếp tục lấy sai phân cho đến khi chuỗi dừng trước khi đưa vào mơ hình thực nghiệm.
Bước 2: Giữa các chuỗi khơng dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết, chúng tôi
tiến hành kiểm định đồng liên kết giữa các biến, sử dụng kiểm định Engle – Granger và kiểm định Johansen. Nếu kết quả kiểm định là tồn tại đồng liên kết giữa các biến, nghĩa là có mối quan hệ trong dài hạn giữa biến phụ thuộc là thâm hụt tài khoản vãng lai và biến độc lập là thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối đối. Sau đó, chúng tơi tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa các biến để xem xét tồn tại hay không sự tác động qua lại giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Bước 3: Nếu các chuỗi là khơng dừng và có tính đồng liên kết, chúng tơi tiếp tục kiểm
định mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến, sử dụng mơ hình VECM. Sau khi đã ước lượng mơ hình thì ta tiếp tục kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng cách kiểm định phần dư.
3.2. Dữ liệu:
Chúng tôi sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian được thu thập theo quý, từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011. Cụ thể:
- Số liệu về thâm hụt ngân sách được thu thập từ báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính Việt Nam, thể hiện bằng đồng VND.
- Số liệu về thâm hụt tài khoản vãng lai, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tổng sản phẩm quốc nội GDP được lấy từ nguồn IMF, trong đó GDP được tính theo VND, thâm hụt tài khoản vãng lai được tính bằng USD.
Để thống nhất trong việc tính tốn, tất cả dữ liệu được đưa vào bài nghiên cứu của chúng tơi được tính bằng VND, số liệu về thâm hụt ngân sách được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá USD/VND tương ứng.