Tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP năm 1997-2001

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 33 - 34)

Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001

Tài khoản vãng lai USD,

millions -1.664 -1.067 1.285 642 670

Tài khoản vãng

lai/GDP % -6,2 -3,9 4,5 2,1 2,1

Nguồn: IMF

Giai đoạn 2002-2007 (phục hồi)

Trong giai đoạn này, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng với quan điểm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong những năm gần đây tăng cao hơn các năm

trước đó khá nhiều vì giai đoạn năm 1991-2001, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 3,5% so với GDP. Trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách Nhà nước liên tục tăng, từ khoảng 22,7% so với GDP năm 2002 tăng lên khoảng 27% so với GDP năm 2007. Song song với việc tăng thu, chi ngân sách cũng liên tục tăng, năm 2002 chi ngân sách là 27,7% so với GDP và năm 2007 là 32,2% GDP. Bội chi gia tăng dẫn đến lượng trái phiếu phát hành để cân đối lớn. Luật Ngân sách Nhà nước và luật Ngân hàng Nhà nước không cho phép in tiền trực tiếp để tài trợ cho bội chi ngân sách, tuy nhiên với cơ chế tiền tệ hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp phát hành một lượng tiền khơng nhỏ để “tiền tệ hóa” trái phiếu Chính phủ. Sự cân đối bội chi cịn phải được viện trợ bởi một phần vốn vay nước ngồi dưới hình thức ODA. Quy mơ vốn ODA tham gia vào bù đắp bội chi chiếm 1/3 tổng số thiếu hụt, tương đương 1,5% – 1,7% so với GDP hàng năm. Lượng ngoại tệ đổ vào trong nước đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải phát hành nhiều tiền đồng hơn để nội tệ hóa vì đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ… Cộng với một vài nguyên nhân khác, kết quả cơ chế tiền tệ trên dẫn đến hậu quả, trong 3 năm từ 2005 đến 2007 lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 27%. Điều này có nghĩa rằng Nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Điều này cho thấy sách tài khóa đã gây ra lạm phát. Lạm phát tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)