Nguồn: Tác giả tự tính
Kiểm định Johansen cho thấy có tồn tại ít nhất một véctơ đồng liên kết ở cả hai mức ý nghĩa 1% và 5%, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa hạn giữa biến phụ thuộc là thâm hụt tài khoản vãng lai với các biến độc lập là thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Dựa trên ước lượng đồng liên kết trong kiểm định VECM, chúng tơi có hàm biểu diễn mối quan hệ của biến số thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỉ giá hối đoái:
CAD = 4.1464.BD + 1.933184.IR – 1.038043.LNER + 9.546370
(1.68239) (0.37027) (0.16897)
[2.46458] [5.22100] [-6.14319]
Giá trị trong ngoặc tròn là sai số chuẩn, giá trị trong ngoặc vuông là giá trị thống kê t.
Dựa trên hàm biểu diễn, ta có thể phân tích ý nghĩa hồi quy của các hệ số
Hệ số phản ánh tác động của thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai là 4.4146, nghĩa là nếu thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1% so với GDP thì thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 4.15% so với GDP nếu lãi suất và tỷ giá không thay đổi.
Hệ số phản ánh tác động của lãi suất đến thâm hụt tài khoản vãng lai là 1.933184, nghĩa là nếu lãi suất tăng (giảm) 1% thì làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 1.93% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và tỷ giá hối đối khơng đổi.
Nếu thâm hụt tài khóa và lãi suất khơng đổi, một sự thay đổi giảm (tăng) trong tỷ giá USD/VND sẽ làm thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1.04% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và lãi suất là khơng đổi.
4.3. Kiểm định nhân quả Granger
Liệu thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lại và tài khoản vãng lai tác động ngược trở lại đến thâm hụt ngân sách có tồn tại trong dài hạn hay khơng, chúng tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger trên Eviews. Ta xây dựng hai phương trình sau:
CADt = α0 + α1CADt-1 + … + αlCADt-i + β1BDt-1 + …+ βiBDt-i + €t
BDt = α0 + α1BDt-1 + … + αiBDt-i + β1CAt-1 + …+ βiCAt-i + €t
Để xem biến trễ của thâm hụt ngân sách có giải thích cho thâm hụt tài khoản vãng lai (thâm hụt ngân sách tác động nhân quả Granger lên thâm hụt tài khoản vãng lai) và
biến trễ của thâm hụt vãng lai có giải thích cho thâm hụt ngân sách (thâm hụt tài khoản vãng lai tác động nhân quả Granger lên thâm hụt ngân sách) hay không ta kiểm định giả thuyết:
H0: β1 = β2 = β3 = … = βi = 0
Nếu giá trị thống kê F tính tốn lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại. Kết quả kiểm định nhân quả Granger với