Giải thích kết quả kiểm định

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 53 - 56)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (RESULTS)

4.5. Giải thích kết quả kiểm định

- Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa là biến số kinh tế có ảnh hưởng đến biến cán cân tài khoản vãng lai. Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng thâm hụt ngân sách, thông qua tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc giảm từ thuế hoặc cả hai. Chính sách tài khóa mở rộng sẽ là tăng tiêu dùng, tăng đầu tư. Điều này dẫn đến hàng hóa lưu thơng trong nước và hàng hóa nhập khẩu tăng, từ đó gây áp lực lên tài khoản vãng lai. Cũng có thể giải thích theo cách gián tiếp từ chính sách tài khóa mở rộng làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua lãi suất và lạm phát. Chính sách tài khóa mở rộng làm gia tăng lãi suất và lạm phát. Lãi suất

tăng thu hút vốn đầu tư nước ngồi, dịng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến giá đồng nội tệ tăng, điều này làm tăng nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng hóa nước ngồi và giảm nhu cầu của người nước ngồi đối với hàng hóa trong nước. Tương tự lạm phát trong nước tăng cũng làm hàng hóa trong nước cao hơn tương đối so với hàng hóa nước ngồi, điều này làm tăng thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, gây áp lực làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tương tự đối với chính sách thắt chặt tài khóa sẽ làm cải thiện cán cân vãng lai. Mơ hình kiểm định mối quan hệ của chính sách tài khóa và cán cân vãng lai của chúng tôi phù hợp với lập luận của lý thuyết, cụ thể nếu thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1% so với GDP thì thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 4.15% so với GDP nếu lãi suất và tỷ giá không thay đổi.

- Lãi suất: như đã lập luận ở trên, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Trong mơ hình kiểm định của chúng tơi, nếu lãi suất tăng (giảm) 1% thì làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 1.93% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và tỷ giá hối đối khơng đổi.

- Tỷ giá USD/VND: tỷ giá USD/VND tăng có nghĩa là đồng tiền Việt Nam mất giá hơn, hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngồi, điều này làm tăng nhu cầu của người nước ngồi đối với hàng hóa Việt Nam và giảm nhu cầu của người dân trong nước với hàng hóa nước ngồi, xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện và góp phần cải thiện các cân vãng lai. Và điều ngược lại, tỷ giá USD/VND giảm sẽ tạo áp lực tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tại Việt Nam, cán cân thương mại hàng hóa chiếm chủ yếu trong cán cân tài khoản vãng lai, nên một sự cải thiện trong cán cân thương mai hàng hóa sẽ tác động mạnh lên cán cân vãng lai. Kết quả kiểm định của chúng tôi là, nếu giảm (tăng) trong tỷ giá USD/VND sẽ làm thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1.04% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và lãi suất là không đổi.

Kết quản kiểm định tại Việt Nam phù hợp với lý thuyết của Keynes cũng như kiểm định theo mơ hình Mundell – Flaming, tức là tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách Chính phủ đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Độ trễ của sự ảnh hưởng từ ngân sách đến tài khoản vãng lai được kiểm định ở đây là hai năm. Kết quả kiểm định của tác giả Lau, Evan và các công sự (2006) nghiên cứu về thâm hụt kép thâm hụt kép ở các nước Đông và Nam Á đưa ra là tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hai trạng thái thâm hụt. Dựa trên mơ hình của tác giả này, kết quả kiểm định ở Việt Nam chỉ cho thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết quả này giống với các bài nghiên cứa của những tác giả trước đây, như Abell (1990), Zietz và Pemberto (1990), Dibooglu (1997), Vomvoukas (1997), Piersanti (2000), Akbostanci và Tunc (2001), và Leachman và Francis (2002).

Một phần của tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)