KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Mơ tả q trình định giá khơng hợp lý đã diễn ra Với thời kỳ hiệu ứng đám đông dương
Với thời kỳ hiệu ứng đám đơng dương
Khi có hiệu ứng đám đơng dương theo mơ hình của Hwang và Salmon (2004) những tài sản năng động với hệ số Beta lớn hơn 1 sẽ có xu hướng nhỏ hơn hệ số Beta cân bằng của nó. Tài sản thụ động có hệ số Beta nhỏ hơn 1 sẽ có xu hướng lớn hơn hệ số Beta cân bằng. Có thể hình dung như sau: Với các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1 nếu nó đang tăng giá thì mức tăng giá chậm lại hội tụ về mức cân bằng rồi có thể sụt giảm khi hiệu ứng đám đơng âm xuất hiện vào thời kỳ thị trường sụt giảm, nếu nó đang giảm giá thì mức giảm giá cũng chậm lại chờ đến khi đảo chiều hiệu ứng đám đơng nó sẽ tăng vượt qua mức cân bằng và đi lên vào thời kỳ thị trường tăng trưởng; Với các cổ
phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 nếu đang tăng giá thì mức độ tăng cịn mạnh hơn tiếp tục trong một thời gian, nếu giá đang giảm thì mức độ giảm sẽ mạnh hơn tiếp tục trong một thời gian. Các cổ phiếu có hệ số Beta bằng 1 sẽ có xu hướng ổn định xung quanh giá hợp lý.
Khi thị trường tăng lên, các nhà đầu tư sẽ thường cố gắng mua những tài sản có tỷ lệ tăng giá trị ít hơn tỷ lệ tăng giá trị kỳ vọng trong q khứ . Đó chính là các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1. Và sẽ bán những tài sản có tỷ lệ tăng giá trị nhiều hơn tỷ lệ tăng giá kỳ vọng trong q khứ. Đó chính là các cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1.
Khi thị trường đi xuống người ta sẽ chủ yếu giao dịch các cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 đang giảm giá từ trước đó và ít giao dịch các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1.
Quan sát giá các mã cổ phiếu trên TTCK Việt Nam và so sánh với bảng hệ số Beta ước lượng ta nhận thấy vào thời kỳ có hiệu ứng đám đơng dương các tài sản thụ động được giao dịch nhiều hơn. Nhưng tại các thời kỳ này hiệu ứng đám đông lại nhỏ nên mức độ biến động giá không nhiều. Đây là thời kỳ êm ả của thị trường như đã phân tích ở trên.
Với thời kỳ hiệu ứng đám đơng âm
Khi có hiệu ứng đám đông âm theo mơ hình của Hwang và Salmon (2004) những tài sản năng động với hệ số Beta lớn hơn 1 sẽ có xu hướng lớn hơn hệ số Beta cân bằng của nó. Tài sản thụ động có hệ số Beta nhỏ hơn 1 sẽ có xu hướng nhỏ hơn hệ số Beta cân bằng.
Với các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1 nếu đang tăng giá thì mức độ tăng cịn mạnh hơn tiếp tục trong một thời gian, nếu giá đang giảm thì mức độ giảm sẽ mạnh hơn tiếp tục trong một thời gian. Với các cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 nếu nó đang tăng giá thì mức tăng giá chậm lại hội tụ về mức cân bằng rồi có thể sụt giảm khi hiệu ứng đám đông dương xuất hiện vào thời kỳ thị trường sụt giảm, nếu nó đang giảm giá thì mức giảm giá cũng chậm lại chờ đến khi đảo chiều hiệu ứng đám đơng nó sẽ tăng
vượt qua mức cân bằng và đi lên vào thời kỳ thị trường tăng trưởng. Các hành vi mua bán diễn ra trong thời kỳ hiệu ứng đám đông âm sẽ ngược lại với thời kỳ hiệu ứng đám đông dương ở trên. Người ta sẽ bán ra những cổ phiếu mà thời kỳ trước đã mua vào.
Tương tự phân tích trên chúng ta cũng quan sát được vào thời kỳ thị trường nóng lên giai đoạn 2007- đầu 2008 các cổ phiếu chủ động có Beta lớn hơn 1 được giao dịch nhiều và được đánh giá cao hơn mức giá hợp lý. Trong các thời kỳ hiệu ứng đám đông mang dấu âm mức độ hiệu ứng bầy đàn mạnh vì khoảng thời gian để đảo chiều hiệu ứng đám đơng là dài (xem đồ thị h4). Đây chính là những thời kỳ phát triển nóng hoặc sụt giảm nghiêm trọng của thị trường.