KẾT LUẬN VÀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Thạc sỹ nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán việt nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng (Trang 62 - 66)

Hành vi bầy đàn là một nhân tố quan trọng tác động lên các hành vi trên thị trường tài chính đặc biệt vào những thời kỳ thị trường căng thẳng (quá nóng hoặc sụt giảm suy thoái). Trong đề tài này, tác giả áp dụng một phương pháp của Hwang và Salmon để đo lường và kiểm chứng hiệu ứng đám đông. Phương pháp đo lường này cũng chứa đựng các nhân tố dao động bấp bênh của chuỗi thời gian. Kết hợp với các phân tích định tính tác giả đã cho thấy cần thực hiện chính sách bỏ biên độ sau đó áp dụng việc giao dịch bán khống với sự chuẩn bị các điều kiện minh bạch thông tin từ môi trường vĩ mô là điều tiên quyết.

Từ các mơ hình đã ước lượng ở trên chúng ta thấy các nhân tố vĩ mô trong ngắn hạn không quyết định tâm lý đám đông trên TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện ở chỗ hệ số các biến lợi suất chỉ số thị trường và lợi suất tín phiếu 3 tháng của Chính phủ khơng có ý nghĩa trong mơ hình và dường như tâm lý đám đơng hình thành trên thị trường với các tiền đề, định kiến đã có sẵn. Khơng loại trừ nguyên nhân nền kinh tế đã tiềm ẩn một cơ cấu đầu tư sai lệch từ trước khi TTCK ra đời.

Tác giả cũng đã đạt được một kết quả phân tích khá thú vị về hành vi của thị trường trên ba nhóm cổ phiếu khác nhau.

Kết quả trên nhóm 1 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 sẽ có xu

hướng được định giá cao hơn mức hợp lý trong thời kỳ thị trường đi lên và bị định giá thấp hơn mức hợp lý trong thời kỳ thị trường sụt giảm.

Kết quả trên nhóm 2 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta bằng có xu hướng

Kết quả trên nhóm 3 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1 khi thị trường đi xuống thì nhà đầu tư thận trọng trong việc đặt giá xung quanh mức giá hợp lý và ít biến động giá. Khi thị trường đang đi lên thì giá cổ phiếu có xu hướng được định giá cao hơn so với mức hợp lý. Nhưng tốc độ phát triển của bong bóng giá chậm hơn so với nhóm cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 trong thời kỳ thị trường nóng lên.

Hệ số của biến BIENDO chỉ có ý nghĩa thống kê và âm trong mơ hình của nhóm 1 và khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình đối với nhóm 2 và nhóm 3. Điều đó có nghĩa là chính sách biên độ khơng tác động đến hành vi định giá của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn hoặc bằng 1. Và một chính sách thắt chặt biên độ sẽ dẫn đến gia tăng hành vi định giá sai lệch theo hướng bầy đàn đối với nhóm cổ phiếu có Beta nhỏ hơn 1 là nhóm gồm 95/213 cổ phiếu trên thị trường. Đây là một kết quả phù hợp với kết quả đánh giá về chính sách biên độ rút ra từ mơ hình kiểm chứng về tâm lý đám đơng trên các nhóm.

Các kết quả trên cũng đạt được một mức độ tin cậy cao. Tuy nhiên việc có q ít cổ phiếu được giao dịch trong giai đoạn trước cũng là một nguyên nhân có thể gây lên các khuyết tật của mơ hình.

Khi hiệu ứng đám đông mạnh và kéo dài giá cả tài sản tài chính, các dự án trong các ngành cũng sẽ bị định giá sai lệch. Từ sai lệch này sẽ dẫn đến sai lệch cơ cấu đầu tư chung của nền kinh tế do nhận thức sai lầm mức độ rủi ro của đầu tư. Hệ quả cuối cùng chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả đầu tư và nền kinh tế khơng thể có sự tăng trưởng vượt bậc với nhiều nỗ lực bỏ ra trên các mặt như: đầu tư phát triển công nghệ, tăng chất lượng vốn con người… Tác giả đã đưa ra các chính sách hướng tới phát triển thị trường chứng khốn hiệu quả thị có một cơ chế tự giám sát và ở trạng thái ổn định; sự cạnh tranh sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát, tự cân bằng để khơng có lợi nhuận thặng dư cao. Với thị trường này hệ số Beta của các cổ phiếu sẽ ở mức cân bằng động. Và lợi

suất yêu cầu dùng để định giá tài sản tài chính được tính dựa vào hệ số Beta ước lượng trên thị trường theo mơ hình CAPM và mơ hình APT sẽ cho mức giá tương đối hợp lý.

Các chính sách được đưa ra ln có mặt trái của nó. Chính sách u cầu bộc lộ thơng tin minh bạch đối với các cơng ty cổ phần hóa cũng sẽ có thể làm tiến trình cổ phần hóa chậm đi. Điều này sẽ gây áp lực đối với việc cải thiện nền kinh tế bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để mang lại luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp này cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận vốn tư nhân để làm ăn hiệu quả hơn. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý cổ phần hóa cũng là một cơ hội để điều chỉnh cơ cấu đầu tư của nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tức là được mang ra định giá dưới con mắt thị trường. Nếu thơng tin về doanh nghiệp minh bạch thì kết quả định giá cũng sẽ là câu trả lời xem doanh nghiệp đó có vai trị như thế nào trong ngành và ngành của doanh nghiệp đó có vai trị như thế nào trong nền kinh tế. Đó là một thơng tin mà Chính phủ rất cần khi xem xét lại cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong quá khứ.

Chính sách phát triển thị trường tài chính phái sinh chắc chắn sẽ gặp nhiều phản đối vì bài học của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 cũng do ngun nhân thị trường tài chính phái sinh đã phát triển tạo ra những giao dịch ảo dẫn đến đổ vỡ thị trường và phình đại tín dụng bất động sản. Nhưng sau những bài học đó thiết nghĩ quốc gia nào cũng sẽ tìm ra một con đường phát triển an tồn hơn cho mình.

Chính sách cho giao dịch bán khống cũng là một chính sách cần cân nhắc mặt trái của nó. Tác giả suy nghĩ về việc cho giao dịch bán khống theo một tỷ lệ nào đó trên tổng giá trị lưu ký của nhà đầu tư.

Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên tác giả chưa làm được việc phân loại các cổ phiếu có Beta nhỏ hơn 1 theo ngành nghề, tính chất cơng ty, cũng như báo cáo tài chính. Nếu nghiên cứu tiếp tục theo hướng này hẳn sẽ thu được các kết quả không kém phần quan trọng liên quan đến cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế cùng các hành vi quản trị tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra các kiến nghị

sâu sắc hơn đối với doanh nghiệp để họ có những phản ứng thích hợp hiệu quả trước thị trường.

Tác giả mong muốn trong thời gian tới sẽ tiến hành nghiên cứu ước lượng phần bù rủi ro cân bằng của thị trường và của các ngành theo phương pháp khai thác thông tin sai lệch đã được thực hiện trong nghiên cứu này. Nếu kết quả có thể thuyết phục thì đó cũng là một thơng tin cung cấp cho thị trường về phần bù rủi ro hợp lý để hỗ trợ đi đến việc định giá hợp lý cùng với các chính sách đã đề xuất.

Một hướng nghiên cứu tiếp theo được đề nghị đó là phát triển mơ hình đo lường hiệu ứng đám đơng trong đó có biến SMB, HML là hai nhân tố của Fama đề cập trong mơ hình APT. Một nhân tố khác là tỉ lệ vốn Nhà nước trên tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp là một nhân tố đặc trưng của thị trường Việt Nam cũng cần xem xét.

Cuối cùng tác giả nghĩ là khi bài viết này được cơng bố thì hành vi thị trường có thể đã đi theo một xu hướng khác. Nhưng dù sao cũng thấy tâm huyết với việc xử lý một khối lượng thông tin lớn để cung cấp cho thị trường một hình ảnh của mình trong thời gian qua. Khi đã hiểu được mình người ta cũng có thể làm khác đi. Chính vì vậy mà mảnh đất nghiên cứu kinh tế học hành vi, tài chính hành vi trên thị trường Việt Nam còn hứa hẹn nhiều điều thú vị, hữu ích cho sự phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu về kinh tế học hành vi đòi hỏi việc khảo sát khoa học, quy mơ và kinh phí để khảo sát trên thị trường thực tế. Vì lẽ đó mà việc tạo thành một cộng đồng hợp tác, chia sẻ giữa nhiều nhà nghiên cứu cũng như tìm các nguồn lực tài trợ để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Thạc sỹ nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán việt nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)