Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của Khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 70)

3.3.2.1 Các tác động đến môi trường nước.

Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải (cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt).

Nước thải trong quá trình hoạt động của các nhà máy là lượng nước sau khi đã sử dụng vào các mục đích như:

• Nước dùng trong các cơng nghệ sản xuất.

• Nước dùng để rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. • Nước giải nhiệt.

• Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân.

Nước thải của các ngành công nghiệp sẽ chứa các chất kim loại nặng, các dung môi, sẽ tác động nguy hiểm đến môi trường nước của khu vực. Chúng có thể tích lũy trong tơm, cá, cua,…và gây ngộ độc cho người sử dụng, làm tê liệt thần kinh trung ương và gây quái thai ở trẻ em.

Nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, các vi trùng mang bệnh…Lượng nước thải này của tồn KCN khơng lớn, nhưng nếu khơng được xử lý hợp lý sẽ góp phần gây ơ nhiễm đáng kể cho nguồn tiếp nhận.

Nguồn nước, môi trường sống của các động thực vật thủy sinh một khi đã bị ơ nhiễm thì những điều kiện sống bình thường của chúng sẽ bị đe dọa và nguy cơ bị tiêu diệt rất dễ xảy ra. Ngăn chặn sự lây lan các chất có hại trong nguồn nước nhất là đối với nguồn di động là vô phương cứu chữa. Nước đã bị ơ nhiễm thì kéo theo nó là vùng khơng khí và kể cả những cùng đất nơi đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục được môi trường đã bị hủy hoại.

3.3.2.3 Các tác động đến mơi trường khơng khí.

Mơi trường khơng khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của các nhà máy, cơng ty.

Các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí có thể góp phần làm tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng mơi trường khơng khí của khu vực nhà máy trong KCN nói riêng và vùng lân cận tồn khu vực nói chung. Các chất khí độc hại tro bụi tùy thuộc vào thành phần tính chất và nồng độ trong mơi trường khơng khí mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là cho người công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, dân cư trong khu vực, hệ động thực vật,…

3.3.2.3 Các tác động đến môi trường đất.

Môi trường sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nếu nguồn nước bị ơ nhiễm thì vùng đất mà nơi nguồn nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Tầng đất như một lớp vật liệu lọc. Nó sẽ giữ lại hầu hết các cặn lơ lửng có trong nước thải, một phần các chất hịa tan. Do đó, nước thải càng chứa nhiều chất độc hại thì mơi trường đất càng bị ơ nhiễm nặng. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong khơng khí, hấp phụ hơi nước và trở nên nặng hơn khơng khí, rơi trở lại mặt đất, phủ trên bề mặt cây cỏ, ao hồ sơng ngịi…gây tác hại và có thể gây ra mưa acid. Một nguồn thải đáng kể có ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường đất là các chất thải rắn công nghiệp. So với nước thải và khí thải, tốc độ lan truyền tác hại đối với mơi trường chất thải rắn khơng cao bằng nhưng khó xử lý, rác thải cơng nghiệp đang là mối đe dọa cho môi trường trong đà phát triển công nghiệp hiện nay, nhất là đối với các chất thải rắn độc hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng đầu tiên là mơi trường đất và kéo theo nó là mơi trường nước và khơng khí. Quản lý hợp lý, tái sử dụng và tận dung tối đa các chất thải rắn là một trong những biện pháp hữu hiện hạn chế mức độ gây ô nhiễm của nguồn thải này.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w