Các biện pháp quản lý và kiểm sốt nước thải, khí thải, chất thải rắn mà KCN đang áp dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 90)

UBND tỉnh Quảng ngã

4.3.1 Các biện pháp quản lý và kiểm sốt nước thải, khí thải, chất thải rắn mà KCN đang áp dụng.

đang áp dụng.

4.3.1.1 Nước thải.

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt sẽ tác động đến nguồn nước, gây ô nhiễm nguồn nước tại nguồn nước tiếp nhận môi trường xung quanh.

 Đối với nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà máy được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra sông Trà Khúc.

 Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn không thấm đất. Tại hệ thống bể này, nước thải sẽ được làm sạch nhờ hai quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước thải sau khi qua khỏi bể tự hoại sẽ được dẫn qua ống thoát nước và thốt ra ngồi sơng Trà Khúc.

 Đối với nước mưa chảy tràn: để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa nhà máy. Nước mưa sau khi qua hệ thống song chắn rác và hố ga đặt cuối tuyến cống để tách rác và giữ đất cát rồi được thải ra sông Trà Khúc.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

Hệ thống xử lý nước thải của một số nhà máy tại KCN Quảng Phú.

a. Nhà máy bia Quảng Ngãi.

Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy bia Quảng Ngãi.

Bể kỵ khí Bể bùn hoạt tính Bể lắng Bể gom Lưới tách rác Nước thải Nguồn tiếp nhận Bể tuyển nổi Ngăn khử trùng Bể điều hịa

b. Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean

Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean

Kế hoạch giám sát chất lượng nước thải tại KCN Quảng Phú:

 Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm XLNT cục bộ ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.

 Các kết quả giám sát tại trạm xử lý nước thải tại doanh nghiệp được so sánh với TCVN để đánh giá hiệu quả của các cơng trình xử lý, nếu thấy có

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương MSSV: 107108048

Nước thải vào

Bơm nước thải Bể lắng bùn Song chắn rác Song chắn rác Bể điều hòa Bể điều hòa Bể Anoxic Bể Anoxic Hố bơm Hố bơm Bể aerotank Bể aerotank Nước sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải

Nguồn loại B Bơm nước thải

Sân phơi bùn Bơm bùn

Bơm nước thải

Bãi chôn lấp

sự cố bất thường kịp thời phân tích, xác định ngun nhân và có biện pháp giải quyết.

 Thực hiện kiểm tra đột xuất về các biện pháp giải quyết nếu có trường hợp vi phạm.

 Trong trường hợp vượt quá tiêu chuẩn một lần trong công tác vận hành hệ thống xử lý cục bộ thì gởi cơng văn nhắc nhở doanh nghiệp.

 Trong trường hợp vượt quá tiêu chuẩn 3 lần trong công tác vận hành hệ thống xử lý cục bộ thì cơng văn đề nghị ban quản lý can thiệp.

 Đối với các nhà máy gây biến động môi trường nước ngầm nguyên nhân thuộc yếu tố khách quan như: thay đổi loại hình cơng nghệ sản xuất, sản phẩm hoặc các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý cục bộ mà bản thân nhà máy khơng thể giải quyết kịp thời thì nhà máy phải phối hợp cùng cơ quan chuyên môn lập phương án về kế hoạch giải quyết cụ thể.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Quảng Phú.

Dự án Hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 27/8/2009, với tổng mức đầu tư dự án cho giai đoạn I là 41.974.000.000 đồng; mục tiêu dự án là thu gom và xử lý toàn bộ nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Quảng Phú. Nước sau xử lý đạt loại B của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT).

Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Quảng Phú do công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, đang được xây dựng với công suất 6000m3/ ngày đêm và dự kiến đến tháng 6/2011, tiến hành vận hành thử và tháng 7/2011 sẽ nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng.

Hình 4.6 Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương MSSV: 107108048 DOANH NGHIỆP TRONG KCN QUẢNG PHÚ BỂ PHẢN ỨNG, TẠO BÔNG BỂ XỬ LÝ SINH HỌC NGUỒN TIẾP NHẬN MÁY LỌC RÁC TINH BỂ TÁCH DẦU HỐ THU TẬP TRUNG KCN QUẢNG PHÚ MÁY ÉP BÙN BỂ CHỨA BÙN Al2(SO4)3 VÁNG DẦU BỂ KHỬ TRÙNG MƯƠNG TRUNG BỂ LẮNG BỂ ĐIỀU HÒA NaOH hoặc H2SO4 BÙN MANG ĐI XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH THU GOM VÀ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH 79

Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú.

Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác thơ. Tại đây, rác có kích thước lớn hơn 10mm được loại bỏ, lượng rác này sẽ được cơng ty có chức năng thu gom xử lý. Cát thô lắng xuống đáy mương tiếp nhận và được thu gom xử lý định kỳ.

Nước thải sau khi đi qua song chắn rác sẽ được tập trung vào hố thu trước khi bơm qua lưới chắn rác tinh.

Lưới chắn rác tinh có nhiệm vụ giữ lại tồn bộ rác có kích thước lớn hơn hay bằng 2mm. Bên cạnh đó, thiết bị này cịn giúp làm giảm lượng chất lơ lửng có trong nước thải. Thiết bị chắn rác tinh hoạt động liên tục và rác được đưa vào thùng chứa, hàng ngày sẽ được đưa đi xử lý. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể tách dầu.

Dầu mỡ là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học. Dầu mỡ được tách dựa trên phương pháp trọng lực, dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi trên bề mặt, được gạn vào hố và chảy vào thùng thu dầu.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa về nồng độ và lưu lượng bằng máy khuấy chìm, đồng thời sẽ hạn chế q trình yếm khí. Nếu mực nước trong bể điều hòa vượt quá 5.5m, nước thải sẽ tự động tràn qua ống dẫn tới hồ chứa nước sau xử lý.

Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm qua bể phản ứng. Cánh khuấy sẽ khuấy gồm hỗn hợp sút, canxi, magie hydroxyte và bột nhẹ. Hóa chất sử dụng là HN377 có tác dụng kết tủa các kim loại nặng, nâng cao pH cho quá trình keo tụ tạo bơng diễn ra tốt hơn.

Hỗn hợp nước thải và hóa chất tiếp tục chảy sang bể tạo bơng. Tại đây hóa chất HN378 gồm một số chất trợ lằng, trợ keo như poly acryamide anion, poly alumicloride, KMnO4, NaSiF được châm vào giúp cho q trình tạo bơng và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp cho vi sinh xử lý sinh học. KMnO4 cịn có tác dụng

oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ trước khi đưa vào bể sinh học và oxy hóa khử kim loại nặng. Cánh khuấy giúp khuấy trộn nhẹ để bông không bị vỡ.

Sau đó nước thải tiếp tục chảy vào ống trung tấm của bể lắng đứng. Bể lắng đứng có nhiệm vụ lắng các bông cặn từ bể tạo bông và một phần chất lơ lửng trong nước thải.

Sau khi qua bể lắng, nước thải đã được lắng cặn chảy vào ngăn thu nước trước khi vào bể SBR là cơng trình xử lý sinh học hiếu khí, tại đây, giai đoạn quan trọng nhất xảy ra, vi sinh vật có tong bùn hoạt tính giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình lắng cũng xảy ra ngay tại bể này, giúp xử lý một phần nito, photpho, tiết kiệm diện tích, tăng cường hiệu quả lắng và khơng cần phải tuần hồn bùn.

Cuối cùng nước thải qua bể tiếp xúc khử trùng gồm 4 ngăn trước khi xả vào hồ chứa. Chất khử trùng được xử dụng là NaOCl.

Lượng bùn trong bể và bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể chứa bùn được sục khí thường xuyên để bùn được đều, không bị ngẹt bơm, lại tránh lên men kỵ khí. Bùn được bơm vào máy ép bùn băng tải.

Bùn được bơm vào ngăn hòa trộn của máy ép bùn cùng với polymer. Polymer sử dụng là poly acrylamide cation, có tác dụng kết dính bùn để thuận lợi cho q trình ép. Phần bùn khơ ép được thu gom xử lý, còn phần nước sau ép theo ống dẫn chảy về hố thu.

Ngoài ra, nếu lưu lượng bùn trong bể chứa bùn vượt mức sẽ chảy tràn qua ống dẫn, tới hố thu.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

4.3.1.2 Khí thải.

Các biện pháp giảm thiểu khí thải mà KCN Quảng Phú đang áp dụng.

 Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng khí do các phương tiện giao thơng gây ra:

Trong q trình vận chuyển ngun vật liệu khí thải do các phương tiện vận chuyển dễ khuếch tán vào mơi trường khơng khí, hiện tại tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau đây.

- Các cơng ty đã bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại tại KCN.

- Xe chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào các Nhà máy tại KCN đúng tải trọng cho phép.

- Thường xuyên phun nước tại các tuyến đường tại KCN.

- Diện tích cây xanh xung quanh KCN hiện nay chiếm 5% diện tích KCN góp phần giảm bụi và khí thải phát tán ra mơi trường xung quanh.

 Giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất.

Để hạn chế tác động của các tác nhân gây ảnh hưởng mơi trường khơng khí trong q trình hoạt động sản xuất tại KCN, Các doanh nghiệp trong KCN đang thực hiện các biện pháp sau:

- Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN.

- Các nhà máy tại KCN chọn các công nghệ tiên tiến và sử dụng chu trình khép kín, thay thế các ngun liệu, nhiên liệu có nhiều chất độc hại bằng các nguyên liệu, nhiên liệu có ít chất độc hại hơn,

- Các nhà máy nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành hệ thống thiết bị đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Các nhà máy thường xuyên tiến hành cơng việc bảo dưỡng máy móc và thiết bị.

- Các nhà máy tại KCN trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà máy.

- Các nhà máy trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân trực tiếp lao động sản xuất.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý mùi và khói bụi, trồng cây xanh với mật độ khoảng từ 8% - 10% tổng diện tích trong khn viên nhà máy; sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiều chất thải đầu ra.

 Giảm thiểu tiếng ồn:

Để giảm thiểu tiếng ồn gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến môi trường xunh quanh, hiện tại KCN đang áp dụng các biện pháp sau:

- Bố trí hợp lý các nhà máy tại KCN.

- Các nhà máy tăng cường móng và máy để giảm tiếng ồn dao động. Bố trí hợp lý các loại máy móc thiết bị có khả năng gây ồn hợp lý nhằm giảm sự cộng hưởng tiếng ồn.

- Các nhà máy thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bơi trơn động cơ…để giảm thiểu ồn do máy móc thiết bị.

SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

- Các nhà máy trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân.

- Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để giảm thiểu tiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh.

 Các biện pháp giảm thiểu tác động do rung.

Để chống rung do máy móc thiết bị gây ra, KCN đã yêu cầu các Nhà máy thực hiện các giải pháp ngay từ khâu lắp đặt thiết bị ban đầu như kỹ thuật đúc móng đặt máy, đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rảnh đổ cát khô tránh rung theo mặt nền. Ngồi ra cịn tăng cường lắp đặt đệm cao su chống rung đối với các thiết bị có cơng suất lớn.

Kế hoạch giám sát mơi trường khơng khí tại KCN Quảng Phú.

 Xác định và kiểm soát hiệu quả của việc giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí ở các nhà máy, bảo đảm chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh KCN.

 Kiểm tra thường xuyên các dây chuyền cơng nghệ, thiết bị máy móc tại các nhà máy trong KCN nhằm đảm bảo tiếng ồn, độ rung trong các khu vực sản xuất.

 Các kết quả giám sát được so sánh với TCVN để đánh giá hiệu quả của các cơng trình xử lý, nếu thấy có sự cố bất thường kịp thời phân tích, xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết.

4.3.1.3 Chất thải rắn.

Chất thải rắn công nghiệp.

Theo báo cáo của chủ đầu tư kinh hạ tầng KCN Quảng Phú thì lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong năm 2010 là khoảng 596.612,4 tấn/năm, tương đương với 1.635 tấn/ngày bao gồm: Gỗ vụn, bao bì, nhựa phế phẩm, thùng carton, bã đậu nành, mảnh chai, sắt thép phế liệu, bã malt, bã bùn,..... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

- Đối với gỗ vụn, mùn cưa được các doanh nghiệp thu gom để đốt lò hoặc bán cho các doanh nghiệp khác để làm chất đốt.

- Bã đậu nành, bã nha, đầu cá, vỏ tôm được các đơn vị bán cho các thu gom để làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

- Đối với thùng carton, sắt thép phế liệu, bao bì nilơng, nhựa phế phẩm ... được thu gom và bán cho các đơn vị để tái chế, tái sử dụng.

- Một số loại chất thải công nghiệp khác không thể tái chế, tái sử dụng được các đơn vị hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi vận chuyển và xử lý.

Chất thải rắn sinh hoạt.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại KCN Quảng Phú khoảng 59,7 tấn/năm bao gồm (Giấy vụn, bao nilông, thức ăn thừa...) lượng chất thải này được các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi thu gom, xử lý với tần suất 3 lần/tuần.

Chất thải rắn nguy hại.

Lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng khoảng 2 tấn/năm bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, mực in cơng nghiệp và mực in văn phịng thải, bóng đèn huỳnh quang, vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng thải, dầu thủy lực tổng hợp thải, dầu động cơ bôi trơn, Ăcquy hỏng... các doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý như sau:

- Các doanh nghiệp thu gom và tập kết tại vị trí nhất định trong kho, có mái che và tường bao quanh nhằm hạn chế đến mức tối đa sự phát tán ra môi trường. - Tập kết với số lượng nhất định, các đơn vị hợp đồng với đơn vị là Công ty Cổ

phần môi trường Quảng Ngãi xử lý.

- Một số doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Ban quản lý KCN thường xuyên theo dõi và đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với công ty dịch vụ môi trường, đảm bảo 80% chất thải rắn sinh hoạt tại SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

các Nhà máy, 70% chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại được quản lý thu gom và xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w