Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 107 - 109)

d. Giám sát môi trường đất

5.5 Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại KCN:

- Theo Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tuỳ theo quy mơ và tính chất, các dự án đầu tư vào KCN có thể được phê duyệt về mặt BVMT bởi các cơ quan thẩm quyền cấp trung ương, cấp tỉnh hay cấp huyện và Ban

Quản lý KCN (khi được uỷ quyền). Như vậy, một thực tế đang diễn ra là ngoài Ban Quản lý KCN là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại KCN còn nhiều cơ quan khác có thẩm quyền chức năng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, xử phạt trong công tác bảo SVTH: Nguyễn Trịnh Tuyết Nương

vệ môi trường tại các doanh nghiệp KCN. Chính sự chồng chéo này phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về mặt môi trường tại các KCN và gây phiền hà cho doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian đến cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cơng tác quản lý hành chính về mặt mơi trường đạt hiệu quả như mong muốn.

- Tăng cường nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan trong từ thực tế quản lý môi trường tại KCN. Biện pháp này giúp huy động tất cả các thành phần trong KCN tham gia vào việc BVMT, trong đó đặc biệt quan tâm tới lãnh đạo các doanh nghiệp trong KCN, chính họ là những người quyết định các nội dung để triển khai thực hiện công tác BVMT trong doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng dân cư xung quanh KCN (đối tượng chịu tác động trực tiếp) cũng hết sức quan trọng, do vậy cần tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ thông tin và phản biện xã hội để nâng cao nhận thức về của cộng đồng dân cư xung quanh KCN. Ban Quản lý KCN và Sở Tài nguyên môi trường cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục môi trường cho cán bộ nhân viên các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư xung quanh KCN.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các doanh nghiệp trong KCN gây ô nhiễm môi trường mà chưa có các biện pháp khắc phục cụ thể.

- Ban Quản lý KCN chỉ đạo Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Quảng Ngãi khẩn trương thực hiện và hoàn thành hệ thống xử lý nước thải KCN Quảng Phú.

Đối với chủ đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp:

- Tiếp tục và đẩy nhanh tiến độ thực những cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt.

- Khẩn trương hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Quảng Phú.

- Cử cán bộ có chun mơn phụ trách, theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác BVMT tại các doanh nghiệp, kịp thời báo cáo lãnh đạo Cơng ty và các cơ quan chức năng để có các biện pháp xử lý phù hợp.

- Khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, vốn đầu tư các dự án, các thành phần kinh tế khác, các nguồn vốn vay.

Đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp:

- Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và cam kết của doanh nghiệp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt (trong đó chú ý đến việc hồn thành các cơng trình xử lý chất thải, diện tích cây xanh và giám sát mơi trường)

- Đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại, vừa tiết kiệm nguyên, nhiên liệu vừa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Định kỳ hàng năm, lập kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường cụ thể của doanh nghiệp để có cơ sở triển khai và gửi về Ban quản lý để theo dõi, kiểm tra.

- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp về ý thức BVMT và thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ; Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho KCN quảng phú, tỉnh quảng ngãi (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w