Mơ hình vũ trụ của Copernicus:

Một phần của tài liệu Thực hành quan sát thiên văn (Trang 46 - 47)

X. Quan sát thiên văn và con đường hình thành định luật vạn vật hấp

2. Mơ hình vũ trụ của Copernicus:

Nicoluas Copernicus, sinh ngày 19 tháng 2, 1473 tại thành phố Toruri (thuộc Vương quốc Ba Lan), mất ngày 24 tháng 5, 1543 tại Frombork, Phổ.

Trước Copernicus đã cĩ nhiều tài liệu và giả thuyết về thuyết Nhật tâm, chẳng hạn thuyết của Philolaus (thế kỷ 4 tr.Cn), Aristarchus (thế kỷ 3 tr.CN)… đặc biệt, tác phẩm của nhà thiên văn học Arab ở thế kỷ thứ 14 Ibn al-Shatir được cho

là cĩ ảnh hưởng lớn cho Copernicus để hình thành thuyết Nhật tâm.

Ý tưởng đến với Copernicus khơng phải là từ việc quan sát các hành tinh mà từ việc ơng đọc sách của Philolaus và Aristarchus. Ngồi ra cĩ nhiều ý kiến cho rằng khi phát triển tốn học về hệ Nhật tâm, Copernicus cịn sử dụng cả tốn học và thiên văn học truyền thống của Hồi giáo, đặc biệt là các tác phẩm của Nasir al-Din Tusi, Ibn al- Shatir.

Mặc dù đã tiến gần tới lý thuyết Nhật tâm khoảng vài thập kỷ trước, nhưng mãi đến năm cuối đời mình tức 1543, Copernicus mới cho xuất bản quyển sách “Về sự quay của thiên cầu” (De revolutionibus orbium coelestium) trong đĩ cĩ đề cập đến mơ hình vũ trụ Nhật tâm. Sự thay đổi chủ yếu trong hệ Nhật tâm Copernicus là đặt Mặt Trời ở trung tâm Vũ trụ và xem Trái Đất chỉ là một hành tinh bình thường trong Hệ Mặt Trời. Rõ ràng, mơ hình Nhật tâm đã mâu thuẫn hồn tồn với giáo lý của Nhà thờ nên nĩ đã bị chống đối và hồi nghi. Tuy nhiên, nhiều nhà thiên văn học đã chấp nhận một số khía cạnh của lý thuyết so với thuyết Địa tâm, và Galileo Galilei, đặc biệt là Johannes Kepler là những người đã chấp nhận, đấu tranh và tìm cách hồn thiện nĩ.

Một phần của tài liệu Thực hành quan sát thiên văn (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)