Những khó khăn vướng mắc

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty sông đà (Trang 64)

II- THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG

1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà

1.2- Những khó khăn vướng mắc

Từ khi Quy chế đấu thầu được ban hành, đã tạo ra cho các cơng trình một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch, giúp cho TCT cũng như các doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế có thể tìm kiếm các cơ hội lớn cho mình. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, Quy chế đấu thầu cịn có những mặt tồn tại gây khó khăn cho hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp nói chung và TCTSĐ nói riêng.

Đứng trên phương diện TCTSĐ, có một số khó khăn do Quy chế đấu thầu tạo ra:

Trước hết, trong Quy chế đấu thầu quy định những dự án do Bộ chủ

quản làm chủ đầu tư thì các doanh nghiệp thành viên thuộc Bộ không được tham gia với tư cách Nhà thầu. Điều này đã hạn chế sự tham gia của TCTSĐ cùng các Đơn vị thành viên vào các dự án do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư, làm giảm đi khả năng lựa chọn được những Nhà thầu có năng lực thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai phải kể đến là mặc dù trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm

theo Nghị định số 66/CP ngày 12/6/2003 có quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, với Hồ sơ mời thầu và với Hồ sơ dự thầu, được ghi các điều kiện về thanh toán trong hợp đồng, làm cơ sở để thanh toán nhưng hiện tượng bỏ giá thầu thấp để trúng thầu bằng được sau đó sẽ tìm cách bổ sung chi phí hoặc rút bớt nguyên vật liệu làm giảm chất lượng cơng trình, làm cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu nghiêm túc sẽ bị loại gây ra thiệt hạn nhiều về chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực tế này xảy ra khơng chỉ với TCTSĐ mà cịn các doanh nghiệp làm ăn chân chính khác.

Thứ ba, hiện nay, theo quy định mới trong Quy chế đấu thầu, Nhà thầu

chỉ được tham gia đấu thầu, chỉ được cơng nhận là trúng thầu khi có tên trong hệ thống dữ liệu Nhà thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Điều này đã làm cho một số doanh nghiệp có đầy đủ khả năng thực hiện dự án nhưng không được tham gia đấu thầu do chưa đăng ký vào hệ thống này. TCTSĐ cũng là một trong nạn nhân của quy định này, phải chăng đây là một thủ tục hành chính mới gây khó khăn cho Nhà thầu;

Thứ tư, trong Quy chế đấu thầu hiện nay thì có nhiều chủ đầu tư khơng

phải là tổ chức có chun mơn cao trong lĩnh vực xây dựng nhưng không bắt buộc phải thuê đơn vị tư vấn tổ chức đấu thầu nên nhiều khi gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho các Nhà thầu tham gia đấu thầu, nhiều cơng trình TCT

Ví dụ khi Uỷ ban nhân dân xã là chủ đầu tư của một cơng trình thuỷ lợi thì các cán bộ của Uỷ ban nhân dân xã chưa có kinh nghiệm và nắm rõ quy định của Quy chế đấu thầu, các đặc tính kỹ thuật biện pháp thi cơng của cơng trình thủy lợi đó dẫn đến khi tổ chức đấu thầu và xét thầu thì Nhà thầu thường phải giải trình rất nhiều, các tiêu chí điều kiện nhiều khi thừa nhưng lại thiếu...

Thứ năm, Quy chế đấu thầu chưa nêu ra một chế tài chặt chẽ để buộc

các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc quyết định hình thức đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi hay chỉ định thầu. Do đó, đối với nhiều cơng trình bản thân TCT hay các doanh nghiệp trong xây dựng phải thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi.

Thứ sáu, nhiều cơng trình TCT tham gia có chất lượng thiết kế kỹ thuật

thấp dẫn đến khi triển khai thi công lại phải thay đổi nhiều dẫn đến tăng chi phí cho Nhà thầu, làm cho Nhà thầu khơng chủ động trong thi công do trong Quy chế đấu thầu không quy định về vấn đề này.

Thứ bảy, trong Quy chế đấu thầu chưa có quy định rõ ràng về việc

quyết tốn cơng trình sau khi Nhà thầu tiến hành thi cơng cơng trình dẫn đến tình trạng doanh nghiệp xây lắp ln ln trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để tham gia các dự án khác (bản thân TCT Sông Đà dù mức lợi nhuận luôn tăng cao trong các năm nhưng khoản nợ phải thu cũng chiếm một phần khơng nhỏ).

Ngồi ra về vấn đề khiếu nại tố cáo, Quy chế đấu thầu chưa có quy

định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này gây ra nhiều thắc mắc cho các doanh nghiệp.

Ví dụ khi có dự án, một TCT lớn như Tổng công ty Sông Đà lại bị chủ đầu tư đánh giá không đủ năng lực thực hiện dự án( mà theo đánh giá của TCT thì TCT có đầy đủ năng lực tham gia thi cơng cơng trình này) trong khi một doanh nghiệp địa phương( tất nhiên năng lực về kỹ thuật và tài chính thấp

hơn TCT rất nhiều) lại trúng thầu khi đó Nhà thầu như TCT khó có điều kiện để khiếu nại.

Cịn có nhiều hạn chế trong Quy chế đấu thầu ảnh hưởng rất lớn hoạt động đấu thầu ở TCT nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung. Vì vậy Nhà nước cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này để Quy chế đấu thầu mang lại tích cực theo đúng mục tiêu đã đề ra.

1.3- Những tồn tại do bản thân Tổng cơng ty Sơng Đà

Ngồi những khó khăn do Quy chế đấu thầu mang lại cho TCT thì chính bản thân cơng ty cũng cịn có nhiều thiếu sót dẫn đến hạn chế khả năng của TCT khi tham gia đấu thầu.

Đầu tiên là công tác tiếp thị đấu thầu, do chưa nắm bắt cách kịp thời kế hoạch đầu tư ở một số ngành, địa phương nên khi tham gia dự án thường chậm và bị động dẫn tới hiệu quả đấu thầu thấp. Bên cạnh đó cán bộ làm cơng tác tiếp thị chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ cụ thể được giao, theo dõi các cơng trình theo lĩnh vực cịn hời hợt, đại khái khơng chủ động tìm kiếm thơng tin. Hơn nữa TCT chưa thực sự quan tâm phát triển công tác tiếp thị đấu thầu ở khu vực phía Nam. Hầu hết các dự án thắng thầu khu vực này đếu có giá trị nhỏ. Cho tới nay TCT vẫn chưa tham gia vào được một dự án lớn nào ở các khu vực công nghiệp đang triển khai ở miền Nam.

Tiếp theo là trình độ của các cán bộ làm công tác tiếp thị đấu thầu, công tác đấu thầu còn yếu, thiếu những cán bộ giỏi cả về khả năng đấu thầu, năng lực chun mơn, trình độ ngoại ngữ. Do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên những dự án đấu thầu quốc tế thường được triển khai chậm vì phải mất thời gian dịch thuật, khơng tìm hiểu được hết những yêu cầu của Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ mời thầu của bên nước ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng Hồ sơ dự thầu dẫn tới giảm khả năng trúng thầu của TCT, đồng thời giảm cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại của bên nước ngoài. Mặt khác đối với những cán bộ trải qua hai cơ chế quản lý kinh tế thì việc thích ứng với cơ chế

năng lực thì lại cịn thiếu kinh nghiệm thực tế trong đấu thầu xây lắp nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của TCT.

Bên cạnh đó, hầu hết các Bảng giá dự thầu của TCT đều được lập dựa trên cơ sở định mức Nhà nước, chưa lập được bộ đơn giá riêng trong đó sử dụng giá trị cịn lại các thiết bị có sẵn của TCT. Chính vì vậy giá dự thầu của TCT cịn cao khơng mang tính cạnh tranh.

Chưa có kế hoạch cụ thể giá trị sản lượng cơng trình phải thắng thầu trong năm, trong q để từ đó đề ra nhiệm vụ tiếp thị và tham gia đấu thầu. Chưa có định hướng tham gia tiếp thị các dự án theo sở trường, năng lực, theo địa bàn hoạt động của đơn vị.

Về việc quyết tốn cơng trình, TCT cũng như các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường hiện nay thường chậm trễ trong khâu lập hồ sơ quyết tốn cơng trình hoặc chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong việc thanh toán vốn cho Nhà thầu làm cho các khoản phải thu cao, vốn bị chiếm dụng lớn, giảm khả năng tài chính của TCT khi tham gia các gói thầu.

Ngồi ra về phía các Đơn vị thành viên của TCT cũng còn rất nhiều điều cần thay đổi. Đầu tiên việc báo cáo kết quả và kế hoạch đấu thầu của các Đơn vị không đầy đủ, không kịp thời do đó việc kiểm tra và hỗ trợ của TCT đạt hiệu quả không cao. Giữa các Đơn vị chưa có sự kết hợp cùng nhau tham gia dự thầu để tạo điều kiện hỗ trợ nhau. Thứ hai, đối với những Hồ sơ mà Đơn vị dùng pháp nhân TCT để dự thầu, việc trình lãnh đạo TCT xem xét và phê duyệt giá dự thầu không được thực hiện một cách nghiêm túc, phần lớn các Hồ sơ này chỉ được trình lãnh đạo TCT vào trước giờ nộp Hồ sơ. Một số Đơn vị khi tham gia dự thầu các cơng trình lớn bằng pháp nhân của đơn vị mình đã khơng báo cáo TCT phê duyệt chủ trương, chỉ đến khi được giao thầu mới báo cáo TCT.

Sau năm 2002, TCT tập trung thực hiện các dự án lớn được giao, công tác đấu thầu chỉ còn ở cấp độ nhỏ lẻ và ở một vài đơn vị thành viên. Vì vậy

lực lượng cán bộ làm cơng tác này đã phân tán khơng cịn hệ thống như những năm trước.

Từ kết quả đấu thầu trong năm qua, phần trăm các dự án mà TCT trúng thầu đa số là do được Nhà nước chỉ định thầu, số dự án do TCT tham gia dự thầu rất khiêm tốn điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của TCT trên thị trường xây dựng vốn đã cạnh tranh rất gay gắt.

Trên đây là những tồn tại mà TCT cần xem xét một cách kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp tăng khả năng tham gia và trúng thầu của TCT, để đưa TCT xứng đáng với danh hiệu doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam.

2- Định hướng công tác đấu thầu của Tổng công ty trong năm2006- 2010 2006- 2010

Từ những thành tích đã đạt được trong mấy năm gần đây như đã trình bày ở phần trên, trong giai đoạn 5 năm 2006- 2010, TCT đã đề các định hướng cho việc phát triển của mình nhằm tăng cơng ăn việc làm, tăng năng lực sản xuất kinh doanh, làm giàu kinh nghiệm và hơn thế nữa còn phải tăng khả năng cạnh tranh của TCTSĐ trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước.

- Với các dự án nguồn điện: thu thập thông tin về chủ trương phát triển nguồn điện để có chương trình tiếp thị đấu thầu phù hợp.

- Tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu thi công một số dự án thuỷ điện vừa và nhỏ của các chủ đầu tư ngoài TCT.

- Tham gia hợp tác với một số đối tác nước ngồi để tham gia thi cơng một số dự án thuỷ điện trong khu vực.

- Tiếp thị và tham gia đấu thầu các gói thầu cơng trình đường dây 500 KV, 220 KV trong quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001- 2010. - Tham gia tiếp thị và đấu thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và khu

- Tham gia tiếp thị và đấu thầu dự án mở rộng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Khu lọc dầu Nghi Sơn và một số dự án công nghiệp khác.

- Tham gia đấu thầu các tuyến đường: đường Hồ Chí Minh gia đoạn 2; đường 5 kéo dài; tuyến cao tốc Nội Bài- Hạ Long; Cầu Giẽ- Ninh Bình..

- Phối hợp với các đơn vị Tư vấn của TCT tìm kiếm thêm các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn với các chủ đầu tư bên ngoài TCT để có thêm kinh nghiệm.

3- Các biện pháp nhằm hồn thiện công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà

Để có thể thực hiện được những định hướng nêu trên trong giai đoạn phát triển sắp tới của TCT cũng như đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng, TCTSĐ cần thực hiện các biện pháp thiết yếu sau:

Thứ nhất, đối với công tác tiếp thị đấu thầu, cần tổ chức lại bộ máy làm

công tác tiếp thị đấu thầu từ TCT đến các Đơn vị thành viên. Nâng cao năng lực bộ phận làm công tác tiếp thị đấu thầu để đảm bảo chất lượng Hồ sơ dự thầu của TCT và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó để có thêm nhiều thơng tin về các dự án thì trong TCT cần phải tổ chức tiếp thị, nắm được quy hoạch của Chính phủ trong các giai đoạn phát triển hạ tầng xây dựng, thu thập các thông tin về định hướng phát triển đến năm 2010 của các Bộ, ngành, địa phương( đặc biệt là ngành điện) và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng phương án đấu thầu hoặc nhận thầu từ đó mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với từng gói thầu, TCT cần thu thập các thông tin chủ yếu từ chủ đầu tư, đây là nguồn thơng tin quan trọng nhất liên quan đến gói thầu cần phân tích đầy đủ để tận dụng tối đa về các điều kiện thuận lợi khi thực hiện dự án đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu chủ đầu tư đề ra. Mặt khác cần nghiên cứu điều kiện tại địa bàn, địa phương xây dựng cơng trình, đây là cơ

sở cho việc thiết lập biện pháp tổ chức thi công, các giải pháp kỹ thuật, các phương án cung cấp vật tư nhằm xác lập giá dự thầu hợp lý.

Thứ hai, đối với TCT, cần xây dựng Quy chế quản lý cơng tác đấu thầu

nhằm quy định rõ vai trị và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban TCT và các đơn vị thành viên, phù hợp với Chương trình đổi mới doanh nghiệp của TCT( khi mà hiện nay các thành viên của TCT khơng cịn chỉ là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước mà cịn có cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngồi). Mặt khác các phịng ban tuỳ theo chức năng của mình mà phối hợp với phịng Kinh tế để thực hiện các phần việc được lãnh đạo TCT phân cơng.

Thứ ba, đối với từng cơng trình xây dựng chiến lược, kế hoạch của

TCT trong việc liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài tạo thêm sức mạnh cùng tham dự đấu thầu cơng trình hoặc góp vốn đầu tư. Quan hệ chặt chẽ với các đơn vị liên danh, liên kết để phân công đấu thầu, chia việc sau khi trúng thầu.

Thứ tư, TCT cần xem xét, lựa chọn, tham gia đấu thầu, phấn đấu trúng

thầu các dự án, cơng trình có quy mơ, sản lượng lớn phù hợp với năng lực sở trường của TCT để phát huy tính hiệu quả và tập trung chỉ đạo thi công.

Thứ năm, đối với các phịng ban của TCT thì tùy theo chức năng nhiệm

vụ phối hợp với phòng Kinh tế để thực hiện các phần việc được Lãnh đạo TCT phân cơng. Hơn nữa TCT cũng cần có chiến lược nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác đấu thầu từ cấp TCT đến các đơn vị thành viên thơng qua hình thức tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn( bằng cách mời giáo viên hoặc cử cán bộ đi học tại các trường đại học trong cả nước nhằm tăng trình độ chun mơn đặc biệt là các kiến thức về công tác đấu thầu) cho cán bộ để có khả năng tính tốn có hiệu quả nhằm đạt được chất lượng cao trong hoạt động đấu thầu.

có các loại thiết bị thi cơng với cơng nghệ phù hợp. Do đó trong thời gian tới TCT cần đầu tư hơn nữa cho kỹ thuật dâu cuyên, công nghệ tiên tiến hiện đại, mặt khác cũng cần tận dụng những thiết bị còn khả năng sử dụng nhằm tăng

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty sông đà (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)