Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty sông đà (Trang 73 - 88)

II- THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG

4- Kiến nghị đối với các cấp, ngành

4.1- Kiến nghị đối với Nhà nước

Cơ chế chính sách Nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính sách của Chính phủ có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho mỗi doanh nghiệp, sự ổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm phát triển khả năng cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp nói riêng. Một trong những biện pháp của yếu tố chính sách ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống pháp luật. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của luật pháp, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, cơng tác ban hành văn bản pháp luật có rất nhiều tiến bộ, các văn bản được ban hành với tốc độ chưa từng thấy, song hệ thống văn bản pháp lý của nước ta trong đó có văn bản pháp luật của ngành xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thực trạng hiện nay cho thấy hệ thống pháp luật của nước ta không ổn định, liên tục thay đổi, văn bản quy phạm pháp luật này chưa thực sự đến với các cấp các ngành, với doanh nghiệp, với người dân thì đã được sửa đổi. Vậy để tạo ra một môi trường pháp lý thuận tiện cho sự phát triển kinh tế, những cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng pháp luật nên xuất phát từ thực tiễn khách quan, có cách nhìn nhận tổng qt với tầm nhìn xa để có thể xây dựng hệ thống pháp luật hồn thiện, ổn định mang tính khả thi cao tránh sự chồng chéo, sự ban hành các văn bản một cách tràn lan.

Bên cạnh đó, chính những cơ quan này cũng chưa thật chú trọng tới sự tham gia của các chuyên gia am hiểu lĩnh vực, của các bộ, ngành, đơn vị liên quan đặc biệt là của các doanh nghiệp trong lĩnh vực và của nhân dân vào quá trình soạn thảo và thẩm định văn bản. Trình độ năng lực của chuyên viên được giao nhiệm vụ soạn thảo còn nhiều hạn chế, lại chịu nhiều sức ép về tiến độ, thời gian. Do đó, khi xây dựng văn bản pháp lý cần cho phép mọi người dân đặc biệt là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn bản pháp luật ban hành được biết, được phát biểu ý kiến và ở chừng mực nhất định có thể được tham gia đóng góp cho dự thảo văn bản.

Cần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Một vấn đề được điều chỉnh bởi một Luật, một Pháp lệnh, một Nghị định và các thông tư hướng dẫn, khơng nên để tình trạng một vấn đề nhưng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Hiện nay, nước ta đang đứng trước nhu cầu hội nhập quốc tế, nhưng để có thể hội nhập thì buộc hệ thống pháp luật nước ta phải từng bước được xây dựng phù hợp với thơng lệ quốc tế, tránh tình trạng pháp luật của nước ta khác biệt quá nhiều so với pháp luật thế giới. Mặt khác, việc xây dựng pháp

luật vẫn phải căn cứ vào các điều kiện như trình độ dân chúng, mức độ phát triển kinh tế của nước ta, tránh tình trạng xa rời thực tế, gây khó khăn cho việc áp dụng luật.

4.1.2- Kiến nghị đối với pháp luật về đấu thầu

Ở nước ta, hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng nói chung và pháp luật về đấu thầu nói riêng cịn q nhiều điều chưa thể hoà nhập với thị trường và chưa thống nhất đồng bộ với hệ thống luật trong nước cũng như trên thế giới. Sau đây là một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng trên.

Trước hết là việc quản lý Nhà nước về đấu thầu cần thống nhất do một

cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm, bao gồm từ khâu soạn thảo để Chính phủ ban hành( hoặc được Chính phủ uỷ quyền ban hành) các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Xây dựng cần được giao việc soạn thảo và quản lý không chỉ Quy chế đầu tư và xây dựng như hiện nay mà cả Quy chế đấu thầu và thống nhất quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước. Việc chia cắt công tác quản lý đầu tư xây dựng ở Bộ Xây dựng và Quy chế đấu thầu ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư như hiện nay đã phần nào giảm hiệu lực quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Trên thực tế hiện nay, khơng có Bộ nào quản lý cơng tác đấu thầu xây dựng, những vi phạm vướng mắc, khiếu nại trong đấu thầu không cơ quan nào được giao thống nhất xử lý trừ khi các vi phạm đó do báo chí phản ánh dưới dạng có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng mới được Bộ Công an điều tra làm rõ.

Thứ hai, phân tầng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động

đấu thầu ở nước ta hiện nay như sau: - Luật Xây dựng

- Nghị định( với ba Nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999, Nghị định số 14/CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 66/CP ngày 12/6/2003)

- Các thông tư hướng dẫn.

về lựa chọn Nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng) nhưng xét về hoạt động đấu thầu chỉ có duy nhất một chương với nội dung sơ sài, không đầy đủ, chủ yếu vẫn chịu sự điều chỉnh của ba Nghị định trên. Mặc dù pháp lệnh đấu thầu đang được xây dựng nhưng nên bổ sung thêm các quy định, điều luật cụ thể về đấu thầu trong Luật Xây dựng và bỏ qua bước Pháp lệnh đấu thầu. Như vậy sẽ tránh tình trạng Luật phủ Pháp lệnh, vừa tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, tạo tính ổn định cho hệ thống luật lại nâng việc quản lý hoạt động đấu thầu bằng việc ban hành Luật.

Mặt khác, hiện nay có ba Nghị định cùng điều chỉnh hoạt động đấu thầu đó là Nghị định 88/CP, Nghị định 14/CP và Nghị định 66/CP mà cốt lõi vẫn là Nghị định số 88/CP. Như vậy nếu muốn xem xét các quy định pháp luật về đấu thầu thì phải so cả ba Nghị định. Vậy các cơ quan xây dựng luật ngoài Nghị định mới ban hành nên soạn thảo một văn bản thống nhất cả ba Nghị định trên.

Mặc dù đã được sửa đổi bổ sung đến Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 66/CP là lần thứ ba nhưng Quy chế còn rất nhiều bất cập cần sửa đổi.

Thứ nhất, là việc Quy chế đấu thầu bắt buộc các Nhà thầu cung cấp dữ

liệu thơng tin của mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời phải có tên trong hệ thống dữ liệu về Nhà thầu của Bộ mới được tham gia đấu thầu tại Việt Nam. Điều này nhằm quản lý Nhà thầu được chặt chẽ nhưng phải chăng đây là thêm một đầu mối đăng ký kinh doanh mới về quản lý, một thủ tục hành chính cho các Nhà thầu. Mặt khác, Tờ thông tin đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận cũng chỉ là một tờ thông tin chuyên ngành hạn hẹp nhưng lại thâu tóm thơng tin liên quan đến đấu thầu mang tính độc quyền, trong đó khi các phương tiện thơng tin đại chúng khác có số lượng phát hành lớn hơn phạm vi rộng hơn lại chỉ được giới hạn thơng báo đấu thầu các dự án nhóm C. Điều này làm mất đi tính khách quan của Quy chế đấu thầu, coi nhẹ tính tham gia giám sát của cộng đồng. Nên chăng các cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền cần sửa đổi thêm như đăng tồn bộ thông tin của Tờ thông tin Nhà thầu một cách công khai lên mạng Internet.

Thứ hai, trong các văn bản luật, cần có các quy định cũng như động

viên sự tham gia quản lý về điều kiện và năng lực của các tổ chức tham gia đấu thầu của Hội và Hiệp hội nghề nghiệp( như Hội khoa học kinh tế xây dựng, Hội cầu đường, Hiệp hội tư vấn xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng…) đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, của các Bộ chuyên ngành.

Chẳng hạn để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, tránh tình trạng Nhà thầu khai báo năng lực thiếu trung thực, tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu các hạng mục quá khả năng để rồi nếu thắng thầu sẽ nhượng bán hoặc thuê mướn thì có thể giao cho Hiệp hội Nhà thầu xây dựng quản lý phân cấp bậc các Nhà thầu. Để công khai hoá các dự án sẽ gọi thầu, Hiệp hội có thể nhận đăng ký để được cơng bố cơng khai thường xuyên các dự án gọi thầu, tránh tình trạng săn lùng, mua bán thông tin đấu thầu. Những việc này cần được quản lý nhưng không nhất thiết phải chất tải cho các cơ quan quản lý Nhà nước, vừa tránh để các Bộ, sở bị lôi kéo vào những công việc sự vụ, vừa phát huy được sự tham gia rộng rãi dân chủ của các Hiệp hội nghề nghiệp.

Thứ ba, trong Quy chế đấu thầu có quy định giá ký hợp đồng phải phù

hợp với giá trúng thầu, Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ mời thầu, phải ghi điều khoản cụ thể về thanh toán trong hợp đồng và làm cơ sở cho sự thanh tốn, nhưng trong Quy chế chưa có quy định giá ký hợp đồng phải phù hợp như thế nào, phù hợp bao nhiêu %( nếu như Nhà thầu đưa ra giá dự thầu thực sự tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, hiệu quả của dự án thì liệu Nhà thầu có được trúng thầu khơng) đây là điều cần được sửa đổi ngay.

Thứ tư, nên sửa lại quy định về tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của các

Nhà thầu. Đối với đấu thầu xây lắp, theo quy định hiện nay, về mặt kỹ thuật chỉ quy định đánh giá đạt hay không đạt( từ 70% điểm trở lên là đạt). Quy định này là thấp, cần nâng mức chuẩn này lên cao hơn( 80- 85%) để nâng cao

thầu yếu kém về kỹ thuật và năng lực thi cơng, do đó khắc phục một phần các tiêu cực trong đấu thầu.

Thứ năm, để có thể khắc phục tình trạng bỏ giá thầu thấp hiện nay, cần

quy định cụ thể cách tính giá gói thầu, bỏ các quy định mang tính chất chung chung để chủ đầu tư khơng vận dụng sai ngun tắc. Ngồi ra có thể xác định giá xét thầu theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: lấy trung bình giá dự thầu của tất cả các Nhà thầu, sau đó chọn Nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất với mức giá trung bình đó sau khi đã loại giá thầu thấp nhất và cao nhất trong số các Hồ sơ dự thầu.

Đây chỉ là một số kiến nghị nhằm tăng tính khả thi của pháp luật về đấu thầu ở nước ta. Mong rằng trong tương lai không xa nước ta sẽ có một Quy chế đấu thầu hồn thiện.

4.1.3. Kiến nghị đối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng vốn là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Trong đấu thầu, vốn cũng là một nhân tố mà chủ đầu tư xem xét cho Nhà thầu trúng thầu hay khơng, do đó đứng trên phương diện Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, đơn giản thủ tục vay vốn nhất là thủ tục thế chấp bảo lãnh.

Các doanh nghiệp xây dựng thường cùng một lúc tham gia nhiều dự án nhưng khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp đều có hạn khơng thể có đầy đủ vốn thực hiện các dự án khác nhau, nếu để đảm bảo thời gian cũng như yêu cầu chất lượng của chủ đầu tư, bắt buộc các doanh nghiệp phải vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Vì vậy, cần thiết Nhà nước có các chính sách linh hoạt trong q trình thực hiện bảo lãnh vốn và cho vay vốn.

Thứ hai, tăng quy mơ tài chính, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư các dự án cho

trong thời gian dài, sử dụng các trang thiết bị đắt tiền hơn nữa công nghệ áp dụng cho từng cơng trình khơng phải lúc nào cũng giống nhau, nhưng cơng tác thu hồi vốn lại rất chậm, các doanh nghiệp xây dựng phải huy đông từ nhiều nguốn vốn khác nhau.

Do đó, cần có chính sách về vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm tăng năng lực tài chính.

Thứ ba, Nhà nước nên đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận

lợi để các doanh nghiệp xây dựng nhất là về lĩnh vực xây lắp tham gia nhiều hơn vào các cuộc đấu thầu quốc tế (tất nhiên các doanh nghiệp này phải đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong thi cơng xây lắp những cơng trình lớn kể cả những dự án do Nhà nước đầu tư). Đây còn là biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam tăng cường lực lượng để phát triển khả năng của mình.

4.1.4- Thực hiện dần việc xố bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với các Tổng công ty

Đây là vấn đề đã bị phê phán, đã được đưa ra thảo luận nghiên cứu rất nhiều nhưng dường như chưa có sự thay đổi gì về căn bản( Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 vẫn quy định một số TCT đặt dưới sự quản lý của Bộ, ngành). Trong thời gian tới Nhà nước cần xem xét để đưa ra các quy định nhằm thực hiện việc xoá bỏ chế độ Bộ, ngành chủ quản như hiện nay. Vấn đề này không chỉ là địi hỏi của cơng cuộc đổi mới do Đảng Nhà nước đề ra mà còn là đòi hỏi của nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt là trong giai đoạn này khi nước ta đang đàm phán gia nhập WTO.

4.2- Kiến nghị đối với Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và Nhà tư vấn của đấu thầu xây lắp

những tiêu cực khơng nên có trong q trình đấu thầu. Sau đây là một số kiến nghị đối với chủ thể của đấu thầu

Kiến nghị đối với chủ đầu tư

Đối với chủ đầu tư là chính quyền địa phương, khi tổ chức đấu thầu nên tránh hiện tượng can thiệp có tính chất hành chính, áp đặt, khơng cơng tâm hoặc thiếu tính chun nghiệp vào q trình xét thầu khơng cá biệt, làm biến dạng kết quả đấu thầu( hiện tượng chính quyền địa phương nhân nhượng cho các doanh nghiệp xây dựng địa phương trúng thầu).

Để đảm bảo mục tiêu lựa chọn Nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm với giá dự thầu hợp lý, đạt được lợi ích tồn diện của chủ đầu tư mang tính xã hội cao thì chủ đầu tư cần có đội ngũ cán bộ am hiểu luật đầu tư xây dựng trong nước, các quy định về đấu thầu trong nước cũng như quốc tế, có trình độ hiểu biết về đặc tính của dự án hoặc phải có đội ngũ tư vấn có năng lực chun mơn để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho việc lập Hồ sơ mời thầu.

Các chủ đầu tư nên tăng trình độ hiểu biết về đặc tính của dự án hoặc phải có đội ngũ tư vấn có năng lực chun mơn để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho việc lập Hồ sơ mời thầu.

Mặt khác chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình của Quy chế đấu thầu, khơng nên lợi dụng không bị thanh tra về việc đấu thầu mà phớt lờ Quy chế khi tiến hành lựa chọn Nhà thầu.

Thứ nữa, vai trò của chủ đầu tư đối với việc đảm bảo chất lượng cơng trình được thể hiện thơng qua trình độ chun mơn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn được đội ngũ tư vấn giám sát lành nghề; tuyển chọn được Nhà thầu xây dựng thực sự có năng lực, đồng thời phải chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của Nhà thầu và tư vấn trong suốt quá trình thi

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty sông đà (Trang 73 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)