Các tư tưởng quản lý hiện đạ

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh chương 1 2 (Trang 29 - 31)

1.7.3.1 Trường phái định lượng [8]

Xuất phát từ các giải pháp toán học và thống kê cho các vấn đề quân sự, vì nhiều tên gọi khác nhau: vận trù học, nghiên cứu tác vụ, khoa học quản lý,v.v…

Quan niệm rằng “quản lý là ra quyết định”, muốn quản lý có hiệu quả thì quyết định phải đúng. Muốn có quyết định đúng cần sử dụng các cơng cụ tốn hoc và thống kê học để tìm ra quyết định đúng.

Năm 1940 một nhóm sĩ quan hải quân Mỹ, đứng đầu là trung tá Mc.Namara đã thành lập nhóm “Whiz Kids” để áp dụng lý thuyết định lượng vào việc bố trí lực lượng hải qn Mỹ để đối phó thành cơng với hải quân Nhật tại Thái Bình Dương. Sau thế chiến thứ II, nhóm này ra nhập hãng Ford đã cải tiến quy trình làm quyết định, đã đưa Ford phát triển lên một bậc mới.

1.7.3.2 Trường phái hội nhập

1960 Perter Drucker đưa ra ý kiến phạm vi quản lý của tổ chức ra ngồi với mơi trường đặc thù và mơi trường chung. Từ phân tích sự tác động các yếu tố mơi trường

30 trong giai đoạn toàn cầu hóa, việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ gì là do thị trường quyết định, vì vậy, quản lý là sự chủ động sáng tạo, bám chắc vào khoa học và thị trường.

1.7.3.3 Trường phái hệ thống

Do L.P.Bertalafly, nhà sinh vật học người Áo đề xuất từ những năm 1940, đến những năm 1960 - 1970 được áp dụng phổ biến trong quản lý. Thuyết này cho rằng: hệ thống là tập hợp các phần tử, các bộ phận có mối liên hệ qua lại bên trong tạo nên tính chất ưu việt hơn hẳn các phần tử riêng lẻ. Một hệ thống bao giờ cũng nằm trong một môi trường nhất định với các yếu tố cấu thành cơ bản: đầu vào, quá trình hoạt động và đầu ra. Trên thực tế mọi hệ thống đều là hệ mở với những mức độ khác nhau. Mọi hệ thống đều có cơ chế phản hồi thơng tin để điều chỉnh khi cần thiết.

1.7.3.4 Trường phái ngẫu nhiên

Theo lý luận này, cách thức để đạt được các mục tiêu của một tổ chức có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, trong từng mơi trường khác nhau các phương pháp và kỹ thuật lãnh đạo, quản lý khác nhau, khơng thể có lý thuyết chung áp dụng trong mọi điều kiện, hồn cảnh, bởi vì mỗi vấn đề nó là riêng biệt, độc đáo.

Phương pháp tình huống ngẫu nhiên chủ trương cho rằng quản lý hữu hiệu là căn cứ vào các tình huống cụ thể để vận dụng kết hợp những lý thuyết đã có từ trước là lý thuyết cổ điển, lý thuyết hành vi, lý thuyết hệ thống và định lượng. Fiedler là đại biểu cho lý thuyết này cho rằng, phải kết hợp giữa lý thuyết với sự vận dụng trong thực tiễn, cụ thể.

Lý thuyết ngẫu nhiên được xây dựng trên luận đề "Nếu có X thì tất có Y, nhưng phụ thuộc vào điều kiện Z". Như vậy điều kiện Z là những biến số ngẫu nhiên. Các biến số này là: môi trường bên ngồi, cơng nghệ, các cá nhân phụ thuộc vào loại vấn đề quản lý đang được xem xét.

1.7.3.5 Lý thuyết Z

Được một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản là William Ouchi xây dựng trên cơ sở áp dụng cách quản lý Nhật Bản trong các doanh nghiệp Mỹ. Lý thuyết ra đời 1978, chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức. Lý luận Z với tên đầy đủ là: "Lý luận Z – Các xí nghiệp Mỹ làm thế nào để đối phó với sự thách thức của Nhật Bản" có các đặc điểm sau: công việc dài hạn, quyết định thuận hợp, trách nhiệm cá

31 nhân, xét khen thưởng chậm, kiểm sốt kín đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên,...

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh chương 1 2 (Trang 29 - 31)