Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 33 - 110)

BÀI 5 PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

2.1 Khái niê ̣m, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

2.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

- Phương pháp quy định. - Phương pháp bắt buộc. - Phương pháp quyền uy.

2.1.4. Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

- Hiến pháp là luật cơ bản, quan trọng nhất, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

- Hiến pháp đóng vai trị là cơ sở, chỉ đạo cho các ngành luật khác hình thành và phát triển.

- Hiến pháp thể chế hóa đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp là biểu hiện tập trung nhất, ý chí của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động Việt Nam.

2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 2013

2.2.1. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong một quốc gia mà trung tâm là NN. Chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hiểu rõ nét nhất trong mơ hình tổ chức NN; trong hiến pháp của mỗi NN quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bố và tổ chức các cơ quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của NN với cơng dân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới.

Chế độ chính trị là một bộ phận của chế độ xã hội, là một trong những yếu tố cấu thành của chế độ xã hội và chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lực NN.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc cho rằng chế độ chính trị là hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực NN, và theo ơng, có hai loại chế độ chính trị là dân chủ và phản dân chủ với những cấp độ khác nhau.

Thực chất, đi tìm hiểu chế độ chính trị là tìm hiểu nó dưới tư cách một chế định trong ngành luật hiến pháp. Chế độ chính trị là một bộ phận quan trọng, nền tảng của chế độ xã hội và chi phối các vấn đề khác trong xã hội. Trong chế định chế độ chính trị thường quy định các vấn đề sau: quyền dân tộc cơ bản; bản chất giai cấp của NN; các nguyên tắc tổ chức bộ máy NN; chế độ bầu cử; vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị; chính sách đối ngoại...2

*Theo Hiến pháp 2013 qui định chủ quyền, bản chất của NN Việt Nam như sau:

Chủ quyền3: “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền,

thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Bản chất4 “là NN pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì

Nhân dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực NN thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt

2 Theo Bách khoa tồn thư, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB

%99_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B

3 Điều 1 Hiến pháp 2013. 4 Điều 2 Hiến pháp 2013.

giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Mục tiêu5 của NN “bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;

công nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vê ̣ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước

CHXHCN Việt Nam đó là “Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)- Đội tiên

phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo NN và xã hội; ĐCSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”6.

Khẳng định sự đoàn kết của các dân tộc7 “Nước CHXHCNVN là quốc

gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”;

Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; NN thực hiện chính sách phát triển tồn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Tại Điều 6, 7, 8 Hiến pháp 2013 qui định việc thực hiện quyền lực của nhân dân, về bầu cử, nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, nguyên tắc tập trung dân chủ.

Các cơ quan NN, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các

5 Điều 3 Hiến pháp 2013. 6 Điều 4 Hiến pháp 2013. 7 Điều 5 Hiến pháp 2013.

cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tơn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, NN, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơng đồn Việt Nam, Hội nơng dân Việt Nam, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mă ̣t trâ ̣n Tổ quốc Viê ̣t Nam, các tổ chức thành viên của Mă ̣t trâ ̣n và các tổ chức xã hội khác hoạt đô ̣ng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luâ ̣t. NN tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động8.

2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là

những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình9.

Các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn

hóa, xã hội tại Việt Nam được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng10.

8 Điều 9 Hiến pháp 2013. 9 Bách khoa toàn thư 10 Điều 14 Hiến pháp 2013.

Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.; Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác.; Cơng dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với NN và xã hội; Việc thực hiện quyền con người, quyền cơng dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác11.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.; Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội12.

Cơng dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.; Cơng dân Việt Nam khơng thể bị trục xuất, giao nộp cho NN khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được NN CHXHCNVN bảo hộ13.

Mọi người tại việt Nam đều có quyền sống. Tính mạng con người được

pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”14.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.; Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định; Mọi người có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm15.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thơng tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp l ̣t bảo đảm an tồn.; Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác. Khơng ai được bóc mở, kiểm sốt, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác và Cơng dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu khơng được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định 16.

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tôn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. NN tơn trọng và bảo hộ

11 Điều 15 Hiến pháp 2013. 12 Điều 16 Hiến pháp 2013. 13 Điều 17 Hiến pháp 2013. 14 Điều 19 Hiến pháp 2013. 15 Điều 20 Hiến pháp 2013. 16 Điều 21, 22 Hiến pháp 2013.

quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật17.

Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình, bình đẳng về mọi mặt. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Cơng dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định18.

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác19.

Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai, NN trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường20.

Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an tồn; được hưởng lương, chế đơ ̣ nghỉ ngơi; Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Nam, Nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau 21.

Bên cạnh các quyền, Hiến pháp 2013 cũng qui định các nghĩa vụ như: nghĩa vụ học tập (Điều 39), nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44), Bảo vệ Tổ quốc (Điều 45), nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân, nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

17 Điều 24 Hiến pháp 2013. 18 Điều 25, 26, 27 Hiến pháp 2013. 19 Điều 30 Hiến Pháp 2013. 20 Điều 32, 33 Hiến Pháp 2013. 21 Điều 35, 36 Hiến Pháp 2013.

2.2.3. Chế độ Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ và môi trường

Về kinh tế : Hiến pháp 2013 khẳng định “Nền kinh tế Việt Nam là

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế NN giữ vai trị chủ đạo22.

Về xã hội: NN khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo

việc làm cho người lao động. NN bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định23.

NN, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. NN, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; NN, xã hội tơn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với nước. NN tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hồn cảnh khó khăn khác. NN có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở24.

Về văn hóa : NN, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 33 - 110)