Chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 34 - 36)

2 .Nội dung

BÀI 2 : HIẾN PHÁP

2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013

2.2.1. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong một quốc gia mà trung tâm là NN. Chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hiểu rõ nét nhất trong mơ hình tổ chức NN; trong hiến pháp của mỗi NN quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bố và tổ chức các cơ quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của NN với cơng dân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới.

Chế độ chính trị là một bộ phận của chế độ xã hội, là một trong những yếu tố cấu thành của chế độ xã hội và chế độ chính trị thực chất là chế độ thực hiện quyền lực NN.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc cho rằng chế độ chính trị là hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực NN, và theo ơng, có hai loại chế độ chính trị là dân chủ và phản dân chủ với những cấp độ khác nhau.

Thực chất, đi tìm hiểu chế độ chính trị là tìm hiểu nó dưới tư cách một chế định trong ngành luật hiến pháp. Chế độ chính trị là một bộ phận quan trọng, nền tảng của chế độ xã hội và chi phối các vấn đề khác trong xã hội. Trong chế định chế độ chính trị thường quy định các vấn đề sau: quyền dân tộc cơ bản; bản chất giai cấp của NN; các nguyên tắc tổ chức bộ máy NN; chế độ bầu cử; vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị; chính sách đối ngoại...2

*Theo Hiến pháp 2013 qui định chủ quyền, bản chất của NN Việt Nam như sau:

Chủ quyền3: “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền,

thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

Bản chất4 “là NN pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì

Nhân dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực NN thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức; Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt

2 Theo Bách khoa tồn thư, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB

%99_ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B

3 Điều 1 Hiến pháp 2013. 4 Điều 2 Hiến pháp 2013.

giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Mục tiêu5 của NN “bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;

công nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vê ̣ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện”.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước

CHXHCN Việt Nam đó là “Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)- Đội tiên

phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo NN và xã hội; ĐCSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”6.

Khẳng định sự đoàn kết của các dân tộc7 “Nước CHXHCNVN là quốc

gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; Các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”;

Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; NN thực hiện chính sách phát triển tồn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Tại Điều 6, 7, 8 Hiến pháp 2013 qui định việc thực hiện quyền lực của nhân dân, về bầu cử, nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, nguyên tắc tập trung dân chủ.

Các cơ quan NN, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các

5 Điều 3 Hiến pháp 2013. 6 Điều 4 Hiến pháp 2013. 7 Điều 5 Hiến pháp 2013.

cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, NN, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơng đồn Việt Nam, Hội nơng dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mă ̣t trâ ̣n Tổ quốc Viê ̣t Nam, các tổ chức thành viên của Mă ̣t trâ ̣n và các tổ chức xã hội khác hoạt đô ̣ng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luâ ̣t. NN tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động8.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 34 - 36)