Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luâ ̣t hình sự

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 128 - 130)

BÀI 6 PHÁP LUẬT HÌNH SƯ

2.1 Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luâ ̣t hình sự

2.1.1 Khái niệm Luật hình sự

Luật hình sự được xem là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất

trong lịch sử lồi người và giữ một vai trị rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Khái niệm luật hình sự xuất hiện từ thời cổ đại và có những cách hiểu

khác nhau. Trong tiếng Anh, luật hình sự được gọi là “Criminal Law”, tiếng Pháp là “Droit Criminel” và tiếng Đức là “Criminalrecht”. Từ “criminal” xuất phát từ từ “crimen”, nghĩa là tội phạmhoặc sự kết án về một tội nào đó. Như vậy, luật hình sự được hiểu là luật về tội phạm. Song song đó, người ta còn dùng các cụm từ “Penal Law” (tiếng Anh), “Droit Penal” (tiếng Pháp), hoặc “Strafrencht” (tiếng Đức) để chỉ luật hình sự. Từ “penal” xuất phát từ từ “poena”, nghĩa là hình phạt. Trong trường hợp này, luật hình sự được hiểu là luật về hình phạt. Đây là cách hiểu về luật hình sự trong tiếng Việt.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội, trật tự xã hội, Nhà nước dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục, vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Khi hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao, Nhà nước có thể chỉ sử dụng các chế tài hành chính, dân sự… Nếu hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao đối với xã hội thì Nhà nước cần áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất – chế tài hình sự, được quy định bởi luật hình sự. Thơng qua hoạt động lập pháp hình sự, nhà làm luật đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hình sự để quy định tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm đó.

Như vậy, có thể hiểu Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp

luật xác định về các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội để quy định là tội phạm

và quy định hình phạt áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại thực hiện các tội đó. Nói như vậy khơng có nghĩa là Luật hình sự chỉ quy định về tội

phạm và hình phạt. Trái lại, bên cạnh tội phạm và hình phạt, Luật hình sự cịn quy định các nội dung liên quan đến cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự cũng như các chế định pháp luật hình sự khác liên quan đến trình tự, điều kiện,

yêu cầu của quyết định hình phạt, các căn cứ và phạm vi của các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt.

2.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra- đó cũng chính là các quan hệ PLHS

Vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xố án tích. Trong cả q trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự… Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can.

Trong quan hệ pháp luật hình sự ln có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau.

1. Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải

chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của tồn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

2. Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế

mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức,

phương thức mà hệ thống các quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh nhằm vào các mục đích nhất định của ngành luật đó. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được xác định bởi tính đặc trưng của đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Mặt khác, phương pháp điều chỉnh của một ngành luật thông qua một số hình thức tác động như: trình tự xác lập các quyền và nghĩa vụ chủ thể của quan hệ pháp luật, mức độ xác định các quyền, sự lựa chọn sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, đặc điểm

quan hệ giữa các bên, phương pháp bảo đảm thực hiện các quyền của chủ thể… v.v…Do tính đặc trưng của đối tượng điều chỉnh cũng như các hình thức điều chỉnh (trình tự, mức độ xác định…) của mỗi ngành luật là khác nhau nên có nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau.

Xuất phát từ chức năng điều chỉnh và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này, luật hình sự sử dụng phương pháp quyền uy – phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự. Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội không bị cản trở hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Người phạm tội phải phục tùng những biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng với họ. Trách nhiệm của người phạm tội về tội phạm mà họ đã gây ra là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải trách nhiệm đối với người bị hại hay trách nhiệm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học mô đun pháp luật ngành nghề môn học chung trong chương trình đào tạo nghề (Trang 128 - 130)