Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam 1 (Trang 46 - 48)

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững để về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. Thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường đầu tư đã được xác định là động lực tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã được nhìn nhận là một yếu tố của sự phát triển. Tất cả các yếu tố này tác động tới việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.

Các lịch trình cam kết mà Việt Nam đang và sẽ tham gia bao gồm lịch trình thực hiện chương trình AFTA và chương trình ASEAN mở rộng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), lịch trình thực hiện APEC, lịch trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, lịch trình thực hiện cam kết trong WTO. Khi tham gia và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các lịch trình như: cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất

là vào năm 2018 trong ASEAN; chuyển đổi các sản phẩm từ danh mục này sang danh mục khác (trong ASEAN); tự do hoá thương mại trong APEC vào năm 2020; tự do hoá thương mại hàng hoá đối với Hoa Kỳ vào năm 2008 (trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ); lịch trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO.

Khi trở thành một thành viên chính thức của WTO, các vấn đề hậu WTO sẽ yêu cầu Việt Nam tiếp tục thực hiện hồn thiện chính sách thương mại quốc tế một cách nhất qn. WTO rà sốt chính sách thương mại quốc tế theo thể chế (cơ quan hoạch định và hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia), các công cụ tác động trực tiếp tới nhập khẩu và các công cụ tác động trực tiếp tới xuất khẩu. WTO cũng rà soát chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia theo ngành hàng. Mặc dù, khung phân tích chính sách thương mại quốc tế (nêu ra trong Chương 1) không thay đổi song mức độ giải quyết (cả về nội dung và cách thức) sẽ thay đổi. Việt Nam sẽ trực tiếp chịu tác động từ kết quả của vòng đàm phán Doha. Việc các nước phát triển sử dụng những biện pháp kỹ thuật và hành chính vẫn là một thực tế. Tuy nhiên, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các yêu cầu thực thi của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển về các vấn đề như nông nghiệp, dệt may, chống bán phá giá, biện pháp kiểm dịch và vệ sinh thực vật, đối xử đặc biệt với các nền kinh tế nhỏ. Bên cạnh đó, Việt Nam phải xác định hồn thiện chính sách mạnh mẽ hơn nữa bởi vì các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada và EU, đang thúc đẩy các thành viên mau chóng đạt thoả thuận về ba vấn đề Singapore về tạo thuận lợi cho thương mại (đầu tư, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ). Một số thành viên của WTO (Nhật Bản, Singapore, Thái Lan) đang sử dụng các hiệp định thương mại song phương như là biện pháp thâm nhập thị trường khi mà các thoả thuận đa phương có chiều hướng bế tắc23.

Hội nhập kinh tế quốc tế không thể tách rời việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các mục tiêu này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 là “Đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện rõ ràng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an tồn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” [8, tr.63]. Việc định hướng phát triển 19 ngành và lĩnh vực đã được nêu ra trong bản dự thảo. 24 Vấn đề thứ tự ưu tiên sẽ tiếp tục là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Hậu WTO sẽ tạo ra những thay đổi về nhận thức và chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam nhiều hơn và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)