kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Quan điểm về hồn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cần bao gồm những nội dung sau:
Một là, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế phải chủ động gắn liền với mục tiêu cơng nghiệp hố và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách thương mại quốc tế là
một bộ phận khơng thể tách rời trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là một trong 19 định hướng về phát triển các lĩnh vực, ngành tại Việt Nam. Việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế do đó phải được gắn kết chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách cơng nghiệp. Việc chủ động hồn thiện chính sách thương mại quốc tế liên quan tới các hàng loạt các vấn đề như nhận thức, trách nhiệm của các bên liên quan; và cả việc huy động và sử dụng các nguồn
lực cần thiết. Việc chủ động hồn thiện chính sách thương mại quốc tế thể hiện ở
nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch trong 48
q trình hồn thiện chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam; hồn thiện các cơng cụ thuế quan và phi thuế quan cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng hàng hoá cụ thể, và chủ động tổ chức phối hợp hồn thiện chính sách. Việc chủ động hồn thiện chính sách thương mại quốc tế cịn thể hiện ở việc chủ động đưa ra các nội dung và đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề trong các quan hệ song phương và trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhận thức của lãnh đạo và các cấp thực thi được thể hiện bằng tầm nhìn và các chương trình hành động. Các chương trình hành động về hồn thiện chính sách thương mại quốc tế cũng cần được gắn chặt chẽ với các nguồn lực về trang thiết bị, tài chính, và con người.
Hai là, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế là một trong các hoạt động góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Thơng qua việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện tăng cường gắn kết sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng xuất khẩu những mặt hàng chế biến, chế tạo và những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và việc quản lý nhập khẩu (“kiềm chế nhập siêu”) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Ba là, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng khơng bó buộc trong một lịch trình nhất định. Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như
(i) không phân biệt đối xử thông qua thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); (ii) nguyên tắc về thương mại tự do hơn (ngày càng giảm dần các biện pháp can thiệp vào thương mại); (iii) ngun tắc về tính có thể dự đoán và đảm bảo minh bạch hố q trình thiết kế và thực thi chính
sách; (iv) đảm bảo cạnh tranh cơng bằng; (v) khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế [1, tr.17-20]. Các quyền lợi về thâm nhập thị trường, tham gia đàm phán và các nghĩa vụ như mở cửa thị trường, báo cáo tình hình thực hiện cắt giảm các biện pháp can thiệp vào thương mại, đầu tư cần phải được thực hiện. Việt Nam phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với luật chơi chung trong các tổ chức đó. Việc quán triệt quan điểm này sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các tổ chức khu vực, quốc tế và chủ động tận dụng được các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đàm phán thay đổi hồn tồn lịch trình thực hiện cam kết là điều khơng nên làm và khó có thể được chấp nhận. Việt Nam cần xác định thái độ tuân thủ nhưng khơng bó buộc trong các lịch trình thực hiện bởi vì những mốc thời gian là mục tiêu chung và các quốc gia được quyền chủ động đề xuất việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các cuộc đàm phán cũng như có những linh hoạt trong một khn khổ nhất định khi thực hiện (lộ trình cho từng mặt hàng, từng lĩnh vực cụ thể).
Bốn là, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo sự tham gia của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước (hoạch định và thực thi chính
sách) mà cả các đối tượng khác như cộng đồng doanh nghiệp (các hiệp hội, các doanh nghiệp) và giới nghiên cứu. Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, và giới nghiên cứu thể hiện bằng việc chia xẻ trách
nhiệm, nguồn lực và lợi ích trong việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế. Nội dung hồn thiện chính sách thương mại quốc tế (đã được nêu ra ở trên) bao gồm hồn thiện cách tiếp cận chính sách thương mại quốc tế; hồn thiện các cơng cụ của chính sách thương mại quốc tế; tăng cường liên kết thương mại – công nghiệp và phối hợp hồn thiện chính sách thương mại quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải chia xẻ trách nhiệm và nguồn lực trong quá trình này. Việc chia xẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích cụ thể như thế nào giữa các bên cần được làm rõ trong q trình hồn thiện chính sách.
Năm là, việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo khai thác được lợi thế của nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, thành viên chính thức của APEC vào năm 1998, ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2000 và hy vọng trở thành thành viên của WTO vào năm 2006. ASEAN được thành lập vào năm 1967 và Hiệp định Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký vào tháng 1 năm 1992. APEC được thành lập vào năm 1993. WTO được thành lập vào năm 1995 nhưng tiền thân của WTO là GATT hoạt động từ năm 1947. So với các nước ở khu vực Đơng Á thì Việt Nam là nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Là nước đi sau, Việt Nam vừa bất lợi (bỏ qua những cơ hội trong quá khứ) nhưng cũng vừa có lợi (rút kinh nghiệm từ quá khứ và khai thác được các cơ hội đang tới). Để đảm bảo khai thác lợi thế của nước đi sau, các quốc gia phải có những chuẩn bị về mặt tinh thần như tự tin là khai thác tốt các lợi thế của nước đi sau, thay đổi nhận thức về cách thức hồn thiện chính sách thương mại quốc tế ở các bên liên quan đến việc hoạch định và thực hiện chính sách. Lợi thế này thể hiện ở việc đúc rút kinh nghiệm trong hồn thiện chính sách và khai thác các ưu đãi mà Việt Nam có thể được hưởng từ việc mở rộng hợp tác song phương, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế.
Việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế địi hỏi các nhà hoạch định chính sách khả năng phân tích, đánh giá các cơ hội thị trường, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Các phần tiếp theo sẽ đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên lý luận và thực trạng đã phân tích ở các phần trước. Để tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới trong việc đề xuất các giải pháp trong phần 4.3, những phân tích và biện pháp đề xuất trong Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 do Bộ Thương mại soạn thảo vào tháng 2 năm 2006 được tham khảo và đối chiếu [8]. Đề án này gồm bốn phần: Phần 1 đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001- 2005. Phần 2 đưa ra định hướng phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-201025. Phần 3 đưa ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án26. Phần 4 tập trung vào các mục tiêu và giải pháp thực hiện cho năm 2006.