Tăng tính thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam 1 (Trang 52 - 55)

giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

Việc tăng tính thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch về chính sách thương mại quốc tế là công việc liên quan đến sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và sự thực thi của các cơ quan liên quan, đặc biệt là các bộ ngành (trực tiếp là Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại).

Nghị quyết 07 của Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 27 tháng 1 năm 2001 đã đưa ra rất rõ ràng quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mặt lý thuyết, Việt Nam không cần thiết phải giải quyết các vấn đề liên quan đến nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bất cập thể hiện trong quá trình thực hiện là cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn chưa thống nhất. Thực tế này dẫn đến hai hiện tượng. Một là sự chần chừ trong quyết định liên quan đến cam kết của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế. Hai là đưa ra các quyết định chính sách không nhất quán (không chỉ giữa các cơ quan khác nhau mà ngay cả trong một cơ quan). Một biểu hiện khác là diễn giải khác nhau của “tranh thủ ngoại lực” và “phát huy nội lực”.

Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế lại chưa được thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại chủ động đưa ra các ngành và lộ trình hội nhập các ngành cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, Bộ Cơng nghiệp và các bộ khác mong muốn trợ giúp các doanh nghiệp mà mình quản lý theo ngành dọc, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Bộ. Điều này dẫn đến những quan điểm và nỗ lực khác nhau trong quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế rõ ràng là nhằm vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nhưng nếu khơng có sự thống nhất thì những diễn giải khác

nhau sẽ làm giảm tác động tích cực của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.

Để thực hiện tốt cơng việc này, trước hết, Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất mục tiêu và phương pháp cơng nghiệp hố và phương pháp hồn thiện chính sách thương mại quốc tế. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước cần được chủ động giải quyết, trong đó chỉ rõ mục tiêu và vị trí của chính sách thương mại quốc tế. Kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy các quốc gia này xác định rõ ràng mục tiêu và vị trí của Chính sách thương mại quốc tế. Hai nội dung này được Chính phủ đưa ra trong một văn bản định hướng chính sách. Đoạn trích dẫn sau đây về vai trị của xuất khẩu và nhập khẩu đối với nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II có thể là một ví dụ dẫn chứng cho việc xác định rõ mục tiêu và vị trí của chính sách thương mại quốc tế đối với một quốc gia:

Là một đất nước có diện tích khơng lớn ... nhân dân chúng ta khơng thể tồn tại chỉ một ngày khơng có nhập khẩu Nếu khơng dựa vào thương mại, cả sản xuất nội địa lẫn công ăn việc làm sẽ giảm sút, và các luồng chu chuyển của nền kinh tế sẽ giảm xuống ở một mức thấp, do vậy mức sống sẽ không thể được duy trì ở một mức hợp lý” [49, tr.421].

Mục tiêu phù hợp nhất của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới (và trong nước). Định hướng chính sách thương mại quốc tế

của Việt Nam cần chỉ ra những ưu tiên chính trong số nhiều ưu tiên của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Định hướng chính sách cũng cần bao gồm các vấn đề như cách thức hỗ trợ các ngành hướng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu và những cam kết đảm bảo việc duy trì ổn định các chính sách hỗ trợ. Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trên thực tế đã đạt được sự thống nhất từ các bộ, ngành (đặc biệt cho các ngành hướng vào xuất khẩu). Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các ngành hướng vào thị trường nội địa (thay thế nhập khẩu), là nội dung cần nhiều sự phối hợp giữa các bộ, ngành. Các giải pháp chủ yếu về xuất nhập khẩu hiện mới chỉ tập trung nhiều cho

xuất khẩu còn việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành thay thế nhập khẩu (thơng qua chính sách thương mại quốc tế) chưa đạt được sự thống nhất giữa các bên liên quan. Chẳng hạn, những vấn đề như cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, cách điều chỉnh biểu thuế ngành thép cần được đưa vào như những nội dung ưu tiên trong việc hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Tất cả các biện pháp này cần đặt trong một hệ thống được theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi.

Đối với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, và Bộ Tài chính, việc thống nhất về cách thức hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là công việc cần được thực hiện. Trong quá trình thực hiện công việc này, sự tham gia của các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và sự chủ trì của một cơ quan là hết sức cần thiết. Các nội dung này sẽ tiếp tục được đề cập sâu hơn ở các phần sau của chương này.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại (song phương, khu vực và đa phương) và bảo hộ có chọn lọc một số mặt hàng. Kết quả tính tốn ở Chương 2 cho thấy Việt Nam hưởng lợi từ việc mở rộng ASEAN trong lĩnh vực rau củ quả. Kết quả tính tốn cũng chỉ ra một số định hướng như sau:

- Xác định các ngành thực hiện cạnh tranh với các quốc gia ASEAN khác: Nếu xem xét một cách độc lập, khi thực hiện thương mại với thế giới, ASEAN và Việt Nam là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau ở hầu hết các

nhóm hàng dồi dào về lao động và tài nguyên thiên nhiên (Phụ lục 12, 13 và 14).

- Định hướng lựa chọn ngành để thúc đẩy đàm phán ASEAN mở rộng:

Nếu xem xét đồng thời, Việt Nam thể hiện sự vượt trội so với ASEAN trong 19

ngành mà cả ASEAN và Việt Nam đều có lợi thế với thế giới (Phụ lục 12). Khi

mở rộng ASEAN với các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam nên tính tốn RCA của Việt Nam và ASEAN với các quốc gia bạn hàng để xem xét xem ngành nào Việt Nam sẽ có lợi hơn khi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mở rộng thị

trường cho hàng hóa của ASEAN. Những ngành được lựa chọn nên là những

ngành mà Việt Nam đang thể hiện LTSSHH và KNCTHH so với ASEAN ở các thị trường tiềm năng này.

Việt Nam cần tranh thủ việc mở rộng ASEAN với các đối tác chiến lược để mở rộng xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam thể hiện LTSSHH và KNCTHH so với ASEAN khi thực hiện thương mại với thế giới nhưng lại không thể hiện khi thực hiện thương mại nội bộ vùng. Lộ trình CEPT cũng khơng q quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ở những mặt hàng này (Phụ lục 14).

- Định hướng ngành đẩy mạnh tự do hoá thương mại giữa ASEAN và thế giới: Thị trường tự do hơn sẽ giúp ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Việt Nam ở những nhóm hàng mà khi thực hiện thương mại với ASEAN, Việt Nam thể hiện LTSSHH so với thế giới (Phụ lục 15).

- Định hướng những ngành mà Việt Nam nên ký kết các hiệp định song phương với các quốc gia ngoài ASEAN: Đây là những ngành mà Việt Nam có

LTSSHH trên thế giới nhưng lại khơng thể hiện có LTSSHH so với ASEAN khi thực hiện thương mại với thế giới (Phụ lục 12 và 13). Cụ thể là 7 mã ngành sau: cây trồng và các loại cây trồng khác (6); chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây (20); quặng, xỉ và tro (26); cao su và các sản phẩm bằng cao su (40); gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ (44); lông vũ và lông tơ chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông tơ; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người (67); thiếc và các sản phẩm bằng thiếc (80). Với những ngành này, việc mở rộng ASEAN sẽ có lợi nhiều hơn cho các quốc gia ASEAN khác. Để xâm nhập thị trường thế giới ở những mặt hàng này, Việt Nam nên ký kết các hiệp định song

phương để có lợi hơn các quốc gia ASEAN khác hoặc trong trường hợp các quốc

gia ASEAN khác đã có các hiệp định song phương thì Việt Nam cũng phải ký hiệp định song phương để hàng hóa Việt Nam dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới hơn ở các ngành này.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thương mại quốc tế của việt nam 1 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)