CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp. Có 150 bảng câu hỏi được gửi đi ngẫu nhiên trên địa bàn Thành phố Tây Ninh, có 119 bảng câu hỏi dùng để phân tích số liệu (tỷ lệ 79,33%). Đối tượng thực hiện bảng câu hỏi là người dân trong hộ gia đình với các cá nhân có trình độ học vấn đã tốt nghiệp THPT trên địa bàn Thành phố Tây Ninh. Bảng câu hỏi được phát đi trong tháng 12 năm 2014. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và stata 12.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN HỌC NGHỀ
4.1 Tình hình học nghề ở Việt Nam và Tỉnh Tây ninh
Theo “Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội” của Bộ LĐTBXH. Trong năm 2014, “Giải quyết việc làm khoảng 1,6 triệu lao động, đạt 100% kế hoạch, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: Tạo việc làm trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106 ngàn người, đạt 120,68% kế hoạch, bằng 119,1% so với thực hiện năm 2013, lần đầu tiên số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài đạt trên 100 ngàn, góp phần quan trọng đạt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động.” Ở các tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm tạo được nhiều việc làm cho người lao động (Bảng 1.1). Một số tỉnh miền núi tình hình giải quyết việc làm của địa phương vượt kế hoạch như: Tuyên Quang (119%), Hà Giang (106%), Quảng Bình (104,1%), Ninh Thuận (106%), Lai Châu (102%)…
Bảng 4.1.1 Tình hình tạo việc làm cho người lao động ở các tỉnh, thành thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm
Tỉnh, Thành Số lượng người lao động được tạo việc làm
Thành phố Hồ Chí Minh 282 ngàn người
Hà Nội trên 138 ngàn người
Đồng Nai trên 91 ngàn người
Bình Dương trên 46 ngàn người Hải Phịng trên 51 ngàn người
Cần Thơ gần 51 ngàn người
Hải Dương gần 31 ngàn người
Đà Nẵng gần 31 ngàn người
(Nguồn: Báo cáo của Bộ LĐTBXH, 2015)
Thị trường lao động trong nước cũng như thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển, được Chính phủ và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện. Ký kết, thỏa thuận hợp tác lao động với các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Angola, Đảo Síp, Lào, Liên Bang Nga... Một số nơi có tỷ lệ xuất khẩu lao động cao (Bảng 1.2) Bảng 4.1.2 Tình hình xuất khẩu lao động ở một số địa phương
Tỉnh ,Thành Số lượng xuất khẩu lao động
Nghệ An trên 13 ngàn người
Thanh Hóa trên 9 ngàn người
Hải Dương trên 6,5 ngàn người
Hà Tĩnh trên 5,5 ngàn người
Bắc Giang 3,8 ngàn người
Phú Thọ trên 2,7 ngàn người
Trong năm 2014, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh được 2.023.000 người, có 1.518.000 người tốt nghiệp, trong đó có 79% học viên có việc làm5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49%6. Mục tiêu năm 2015 ngành dạy nghề dự kiến sẽ tuyển sinh 2.321.000 học viên.
Bảng 4.1.3 Tình hình tuyển sinh trong dạy nghề
Năm 2014
Tổng cộng 2,023 triệu người
Cao đẳng, trung cấp nghề 220.593 người Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 1,802 triệu người Dạy nghề lao động nông thôn 534.807 người
( Nguồn : Bộ LĐTBXH (2015), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội)
Theo báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 của Bộ LĐTBXH, các cơ sở dạy nghề được chú trọng đầu tư, được phát triển theo hướng xã hội hóa. Có sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh về nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ cấu ngành được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, doanh nghiệp và từng bước hội nhập quốc tế.
5 N.Huỳnh(2014),”79% học viên học nghề có việc làm”, truy cập ngày 28/3/2015 tại địa chỉ http://nld.com.vn/cong-doan/79-hoc-vien-hoc-nghe-co-viec-lam-20141230214009234.htm
6 Bộ LĐTBXH(2015), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Bảng 4.1.4 Mạng lưới các cơ sở dạy nghề
Cơ sở dạy nghề Số lượng Số trường ngồi cơng lập
Cả nước 1.465
Trường CĐ Nghề 173 45
(1 trường có vốn đầu tư nước ngồi)
Trường trung cấp nghề 301 106
Trung tâm dạy nghề 991 349
( Nguồn : Bộ LĐTBXH (2015), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động,người có cơng và xã hội)
Dạy nghề cho lao động nơng thơn theo chính sách của Đề án 19567 được khẳng định, năm 2014 đã đào tạo dạy nghề cho 534.807 lao động nông thơn; có trên 30% người lao động sau học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác sau học nghề.
Theo đánh giá trong báo cáo8 cho rằng “Tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề không đạt kế hoạch. Chất lượng, hiệu quả dạy nghề ở một số địa phương, cơ sở dạy nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ của thị trường lao động và sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật, cơng nghệ trong sản xuất. Dạy nghề cho lao động nông thôn chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và tổ chức thực hiện của toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp cho người lao động vùng nông thôn. Chất lượng giáo viên dạy nghề
7 Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
8 Bộ LĐTBXH(2015), Báo cáo tình hình thực hiện năm 2014 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
của nhiều cơ sở dạy nghề còn hạn chế nhất là về kỹ năng nghề; thiết bị dạy nghề lạc hậu không theo kịp với sự thay đổi của sản xuất.”
Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 20209, đã đề ra mục tiêu “Đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”. Trong đó đã xác định 3 giải pháp trọng tâm (1) “Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề”; (2) “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” và (3) “Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia” .
Theo đó, luật Giáo dục nghề nghiệp gồm 8 chương, 79 điều sẽ được triển khai thực hiện thay cho luật dạy nghề10 trước đó. Luật giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội thơng qua có những đổi mới đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chính sách đối với người học được đổi mới để thực hiện phân luồng, thu hút, tạo sự hấp dẫn đối với người tham gia học nghề.
4.1.1Những điểm đổi mới của Luật giáo dục nghề nghiệp
PGS. TS. Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho rằng Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ trong đó có một số điểm mới quan trọng11, nhận định này đươc đăng trên trang web của Tổng cục dạy nghề, cụ thể: “
9 Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020.
10 Luật Dạy nghề (2006), đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.
11 Dương Đức Lân (2015),”Luật giáo dục nghề nghiệp - Những đổi mới căn bản,toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập”, truy cập ngày 28/3/2015 tại địa chỉ
a. Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, giáo dục nghề nghiệp chỉ bao gồm: Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong dạy nghề lại có các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Như vậy, vơ hình trung hệ thống giáo dục Việt Nam có 2 trình độ trung cấp, 2 trình độ cao đẳng và do 2 cơ quan quản lý khác nhau. Theo đó, để khắc phục bất cập nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm: Trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
Hình 4.1.1.1 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục 2005 12
(Nguồn: Tin đưa trên trang web của Tổng cục dạy nghề tcdn.gov.vn)
http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5943/seo/Luat-giao-duc-nghe-nghiep--Nhung-doi-moi- can- ban-toan-dien-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap/Default.aspx
12 Vũ Xuân Hùng (2015), “Luật giáo dục nghề nghiệp – Những đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam”, truy cập ngày 28/3/2015 tại địa chỉ
http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5932/seo/Luat-giao-duc-nghe- nghiep--Nhung-doi-moi-can-ban-toan-dien-he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-o-Viet- Nam/Default.aspx
Hình 4.1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp
(Nguồn : tin đưa trên trang web của Tổng cục dạy nghề tcdn.gov.vn) b. Đổi mới tên gọi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Với việc cấu trúc lại hệ thống trình độ đào tạo, nên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề) và trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề). Thực chất là đưa trường cao đẳng chuyên nghiệp tách khỏi giáo dục đại học. Giáo dục đại học chỉ còn trường đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
c. Đổi mới tổ chức quản lý, đào tạo
Nếu trước đây, tổ chức đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chỉ có phương thức đào tạo theo niên chế thì bây giờ Luật quy định rõ trong tổ chức quản lý đào tạo có thêm 2 phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mơ đun và đào tạo theo tích
lũy tín chỉ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở.
Theo phương thức đào tạo này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thơng lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hồn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được cơng nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học.
d. Đổi mới tuyển sinh
Theo quy định hiện hành, cơ sở dạy nghề chỉ được tuyển sinh theo quy mô của từng nghề đào tạo ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp), không được tuyển vượt. Thậm chí nếu tuyển vượt 1 chỉ tiêu trình độ cao đẳng nghề thì bị xử lý vi phạm hành chính. Khắc phục bất cập đó, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển.
e. Đổi mới thời gian đào tạo trung cấp đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ còn từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo khi học theo niên chế (theo quy định hiện hành là từ 3 - 4 năm do phải học thêm văn hóa trung học phổ thơng). Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao hơn thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổ thơng. Đây là nội dung mang tính tự chọn. Như vậy, nội dung văn hóa trung học phổ thơng không trở
thành nội dung bắt buộc đối với người học như quy định của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục. Đối với thời gian học theo tích lũy mơ-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mơ-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo, khơng phụ thuộc vào số năm học.
f. Đổi mới chương trình đào tạo
Trước đây theo quy định của Luật Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình khung đối với từng nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở dạy nghề ban hành chương trình dạy nghề chi tiết. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước không ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay, theo Dự thảo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam, Khung trình độ gồm 8 bậc: Bậc 1, 2 tương đương ở mức đào tạo dưới 3 tháng (ngắn hạn); Bậc 3 trình độ sơ cấp; Bậc 4 trình độ trung cấp; Bậc 5 trình độ cao đẳng; Bậc 6 đại học, Bậc 7 cao học, Bậc 8 Tiến sĩ. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào chuẩn kỹ năng của từng bậc trong khung trình độ quốc gia để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp.
g. Đổi mới kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
Theo quy định hiện hành, người học sau quá trình học tập phải thi tốt nghiệp, nếu đạt mới được xem xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.
Với phương thức đào tạo mới, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định đối với chương trình đào tạo theo tích lũy mơ-đun, tín chỉ nếu người học tích lũy đủ mơn-đun, tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo thì được xét cơng nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp cuối khóa. Đối với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng được cấp bằng cao đẳng và cơng nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành tùy vào ngành nghề đào tạo.
h. Đổi mới chính sách với người học
Chính sách đối với người học được thể hiện mạnh mẽ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đây được coi là một trong những giải pháp thực hiện phân luồng, thu hút người học, tạo sự hấp dẫn đối với người học tham gia giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như:
+ Người học được miễn học phí đối với các đối tượng chính sách xã hội; đối với người học tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) khi học trung cấp; đối với những nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu và những ngành nghề đặc thù.
+ Người học được hưởng chính sách nội trú đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi học trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
+ Người học sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; được hưởng tiền lương theo thỏa thuận