Những điểm đổi mới của Luật giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến lựa chọn học nghề trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 32)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình học nghề ở Việt Nam và t ỉnh Tây ninh

4.1.1 Những điểm đổi mới của Luật giáo dục nghề nghiệp

PGS. TS. Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho rằng Luật có nhiều điểm mới, tiến bộ trong đó có một số điểm mới quan trọng11, nhận định này đươc đăng trên trang web của Tổng cục dạy nghề, cụ thể: “

9 Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020.

10 Luật Dạy nghề (2006), đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.

11 Dương Đức Lân (2015),”Luật giáo dục nghề nghiệp - Những đổi mới căn bản,toàn diện đáp ứng yêu cầu hội nhập”, truy cập ngày 28/3/2015 tại địa chỉ

a. Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, giáo dục nghề nghiệp chỉ bao gồm: Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong dạy nghề lại có các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Như vậy, vơ hình trung hệ thống giáo dục Việt Nam có 2 trình độ trung cấp, 2 trình độ cao đẳng và do 2 cơ quan quản lý khác nhau. Theo đó, để khắc phục bất cập nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm: Trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.

Hình 4.1.1.1 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục 2005 12

(Nguồn: Tin đưa trên trang web của Tổng cục dạy nghề tcdn.gov.vn)

http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5943/seo/Luat-giao-duc-nghe-nghiep--Nhung-doi-moi- can- ban-toan-dien-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap/Default.aspx

12 Vũ Xuân Hùng (2015), “Luật giáo dục nghề nghiệp – Những đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam”, truy cập ngày 28/3/2015 tại địa chỉ

http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5932/seo/Luat-giao-duc-nghe- nghiep--Nhung-doi-moi-can-ban-toan-dien-he-thong-giao-duc-nghe-nghiep-o-Viet- Nam/Default.aspx

Hình 4.1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục nghề nghiệp

(Nguồn : tin đưa trên trang web của Tổng cục dạy nghề tcdn.gov.vn) b. Đổi mới tên gọi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Với việc cấu trúc lại hệ thống trình độ đào tạo, nên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề) và trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề). Thực chất là đưa trường cao đẳng chuyên nghiệp tách khỏi giáo dục đại học. Giáo dục đại học chỉ còn trường đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

c. Đổi mới tổ chức quản lý, đào tạo

Nếu trước đây, tổ chức đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chỉ có phương thức đào tạo theo niên chế thì bây giờ Luật quy định rõ trong tổ chức quản lý đào tạo có thêm 2 phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mơ đun và đào tạo theo tích

lũy tín chỉ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở.

Theo phương thức đào tạo này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ là hệ thống mở, linh hoạt, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng nghề hoặc với các nghề khác hoặc liên thơng lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; người học được coi là trung tâm của quá trình đào tạo, được học theo năng lực, điều kiện, hồn cảnh của cá nhân, có thể học nhiều nội dung trong cùng thời gian và được cơng nhận theo hình thức tích lũy các năng lực; người học có thể học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học.

d. Đổi mới tuyển sinh

Theo quy định hiện hành, cơ sở dạy nghề chỉ được tuyển sinh theo quy mô của từng nghề đào tạo ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp), không được tuyển vượt. Thậm chí nếu tuyển vượt 1 chỉ tiêu trình độ cao đẳng nghề thì bị xử lý vi phạm hành chính. Khắc phục bất cập đó, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển.

e. Đổi mới thời gian đào tạo trung cấp đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở

Thời gian đào tạo trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ còn từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo khi học theo niên chế (theo quy định hiện hành là từ 3 - 4 năm do phải học thêm văn hóa trung học phổ thơng). Đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao hơn thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổ thơng. Đây là nội dung mang tính tự chọn. Như vậy, nội dung văn hóa trung học phổ thơng không trở

thành nội dung bắt buộc đối với người học như quy định của Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục. Đối với thời gian học theo tích lũy mơ-đun, tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mơ-đun, tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo, khơng phụ thuộc vào số năm học.

f. Đổi mới chương trình đào tạo

Trước đây theo quy định của Luật Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình khung đối với từng nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở dạy nghề ban hành chương trình dạy nghề chi tiết. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước không ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo. Hiện nay, theo Dự thảo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam, Khung trình độ gồm 8 bậc: Bậc 1, 2 tương đương ở mức đào tạo dưới 3 tháng (ngắn hạn); Bậc 3 trình độ sơ cấp; Bậc 4 trình độ trung cấp; Bậc 5 trình độ cao đẳng; Bậc 6 đại học, Bậc 7 cao học, Bậc 8 Tiến sĩ. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào chuẩn kỹ năng của từng bậc trong khung trình độ quốc gia để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp.

g. Đổi mới kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp

Theo quy định hiện hành, người học sau quá trình học tập phải thi tốt nghiệp, nếu đạt mới được xem xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.

Với phương thức đào tạo mới, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định đối với chương trình đào tạo theo tích lũy mơ-đun, tín chỉ nếu người học tích lũy đủ mơn-đun, tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo thì được xét cơng nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp cuối khóa. Đối với người tốt nghiệp trình độ cao đẳng được cấp bằng cao đẳng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành tùy vào ngành nghề đào tạo.

h. Đổi mới chính sách với người học

Chính sách đối với người học được thể hiện mạnh mẽ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đây được coi là một trong những giải pháp thực hiện phân luồng, thu hút người học, tạo sự hấp dẫn đối với người học tham gia giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như:

+ Người học được miễn học phí đối với các đối tượng chính sách xã hội; đối với người học tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) khi học trung cấp; đối với những nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu và những ngành nghề đặc thù.

+ Người học được hưởng chính sách nội trú đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi học trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

+ Người học sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực làm việc nhưng khơng được thấp hơn mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở hoặc khởi điểm.

l. Đổi mới chính sách với nhà giáo

Theo quy định hiện hành, nhà giáo dạy nghề khơng có chức danh, khơng có thang bảng lương riêng; chính sách tơn vinh, đãi ngộ thiệt thịi.v.v... Khắc phục các bất cập đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về các chức danh đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy định thang bảng lương gắn với chức danh; quy định rõ chính sách tơn vinh (nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú), kéo dài thời gian làm việc với những nhà giáo có trình độ, học hàm học vị, có tay nghề cao. Nhà giáo dạy thực hành, vừa dạy lý thuyết thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

m. Đổi mới chính sách gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với vai trị là chủ thể có quyền và trách nhiệm như nhau trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tồn bộ chi phí cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế. Nội dung này không chỉ quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp mà còn được cụ thể hơn trong Luật Sửa đổi13, bổ sung một số điều của các luật thuế cũng được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua.

n. Đổi mới, nâng cao tính tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơng lập tự bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tồn diện theo quy định của Chính phủ.

o. Đổi mới về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Xác định hội nhập là xu thế tất yếu, Luật Giáo dục nghề nghiệp có một mục riêng quy định về hợp tác quốc tế, như: Quy định các hình thức hợp tác quốc tế; liên kết đào tạo với nước ngồi; thành lập văn phịng đại diện của cơ sở nước ngồi tại Việt Nam và văn phịng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tại nước ngồi; quy định việc cơng nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngồi; quy định trình tự, thủ tục cơng nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.v.v...

13 Luật 71/2014/QH13, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế” , đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thong qua Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2014

Ngoài những nội dung nêu trên, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định về nhiều nội dung quan trọng khác như đổi mới mục tiêu; đổi mới kiểm định chất lượng đào tạo nghề nghiệp; về chính sách xã hội hóa.v.v…”

Tình hình về đào tạo nghề trong nước về chỉ tiêu tuyển sinh chưa được khả quan nhưng đã được nhà nước chú trọng, đầu tư thơng qua những chiến lược phát triển và chính sách đổi mới trong tương lai gắn với nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế. 4.1.2Tình hình học nghề trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh

Đối với đào tạo nghề, tỉnh Tây Ninh thực hiện theo chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015, trong đó có dự án đổi mới và phát triển dạy nghề; Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020; cũng như những đề án hỗ trợ của Thủ tướng Chính Phủ.

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhìn chung số lượng khơng nhiều. Tồn tỉnh chỉ có 2 cơ sở dạy nghề dài hạn (trình độ CĐ nghề và trung cấp nghề). Các cơ sở cịn lại chỉ đào tạo ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề 3 tháng); trong đó chỉ có 3 cơ sở ngồi công lập với qui mô đào tạo chưa cao.

Bảng 4.1.2.1 Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Cơ sở dạy nghề Cơng

lập

Ngồi

cơng lập Trình độ đào tạo

CĐ Nghề 1 CĐ nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Dạy nghề dưới 03 tháng Trung cấp nghề 1 Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Dạy nghề dưới 03 tháng

Trung tâm dạy nghề 2 Sơ cấp nghề

Dạy nghề dưới 03 tháng Trung tâm giáo dục thường

xuyên các huyện, thị xã 9

Sơ cấp nghề

Dạy nghề dưới 03 tháng Trung cấp chuyên nghiệp 1 1 Dạy nghề dưới 03 tháng Doanh nghiệp có tham gia

dạy nghề 2 Dạy nghề dưới 03 tháng

Cơ sở khác có tham gia dạy

nghề 4

Sơ cấp nghề

Dạy nghề dưới 03 tháng

Bảng 4.1.2.2 Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề

Cơ sở dạy nghề Quy mô đào tạo

Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh 1.500-1.600 học sinh Trường trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh 700-800 học sinh Trung tâm dạy nghề lái xe Thành Đạt khoảng 1.200 học viên Trung tâm dạy nghề lái xe Trúc Diệp khoảng 1.200 học viên 09 trung tâm giáo dục thường xuyên các

huyện, thị xã khoảng 200 học viên/trung tâm.

02 trường trung cấp chuyên nghiệp khoảng 200 học viên/trường Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Tây Ninh khoảng 700-800 học viên Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ khoảng 200 học viên.

Trung tâm khuyến nông khoảng 200 học viên.

Trung tâm học tập sinh hoạt thanh thiếu nhi

tỉnh Tây Ninh khoảng 200 học viên

Công ty cổ phần doanh nhân Tây Ninh khoảng 200 học viên Cơng ty TNHH Thao Hịa Phú khoảng 200 học viên

Theo báo cáo sơ kết 4 năm (2011 – 2014)14. Tổng số lao động nông thơn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là: 6.172 người.

Năm 2010, tỉnh Tây Ninh tổ chức điều tra, khảo sát tại 223.645 hộ gia đình với 844.507 nhân khẩu, kết quả cho thấy số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động có nhu cầu học nghề chiếm tỷ lệ thấp. Trong khảo sát số Lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp cao hơn nghề nông nghiệp. Theo đánh giá tỷ lệ có nhu cầu học nghề thấp là do một số ít lao động nơng thơn bằng lịng với cơng việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên khơng có nhu cầu học nghề, chính sách hỗ trợ dạy nghề của nhà nước ở một vài địa phương người lao động nông thơn chưa được tìm hiểu sâu. Bảng 4.1.2.3 Kết quả khảo sát dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2010

Số lượng Tỷ lệ

Tổng 844.507 nhân khẩu

Trong độ tuổi lao động 590.544 người 100% Trong độ tuổi lao động có

nhu cầu học nghề

27.318 lao động 4,63%

(Nguồn : Báo cáo của UBND Tỉnh Tây Ninh)

14 Quyết định số 1956/QĐ-TTg tỉnh Tây Ninh, Báo cáo sơ kết 04 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dự kiến Kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020.

Bảng 4.1.2.4 Kết quả khảo sát dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nơng thơn phân theo nhóm nghề

Tỷ lệ

Nơng nghiệp 46,98%

Phi nông nghiệp 53,02%

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến lựa chọn học nghề trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w