Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lạ

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 28 - 29)

I. SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁ C LÊNIN

b. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lạ

đổi về chất và ngược lại

- Vị trí quy luật

Quy luật này có vị trí vạch ra cách thức của sự phát triển của sự vật, hiện tượng; tức là quá trình phát triển từ lượng đến chất và sự tác động từ chất đến lượng, tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực.

- Khái niệm chất, lượng

+ Khái niệm “chất”

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện tượng trong đó phân biệt sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng khác.

Chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại nhiều chất khác nhau, gắn với sự tồn tại tương đối của nó.

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng về quy mơ, trình độ phát triển, biểu thị bằng con số các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó.

Sự phân biệt giữa chất và lượng có tính tương đối. - Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

+ Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

Trong điều kiện bình thường, sự vật, hiện tượng thống nhất ở một độ nhất định. Độ là mối liên hệ biện chứng, là tính quy định lẫn nhau giữa chất và lượng, trong mối liên hệ đó, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.

Lượng và chất tạo thành mâu thuẫn biện chứng trong mỗi sự vật, hiện tượng. Khi lượng phát triển đến giới hạn điểm nút, thì sự vật, hiện tượng thực hiện bước nhảy để chuyển hóa về chất. Bước nhảy được thực hiện với quy mô và nhịp độ khác nhau.

+ Sự tác động của chất đối với lượng

Khi chất mới ra đời, chất mới tác động đến lượng mới, làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi về kết cấu, tích chất, quy mơ, tốc độ, trình độ của sự quá trình vận động, phát triển.

- Ý nghĩa phương pháp luận

+ Trong nhận thức và thực tiễn, cần coi trọng cả hai mặt chất và lượng của sự vật, hiện tượng.

+ Cần khắc phục khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh trong mọi hoạt động của con người, vì quy luật của sự vận động và phát triển thể hiện tính biến chứng của mối quan hệ giữa chất và lượng.

+ Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người trong nhận thức và vận dụng quy luật vào hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)